Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi chính xác
Có thể áp dụng Vùng hỗ trợ - Vùng kháng cự cho biểu đồ nến Heiken Ashi (HA) không?

Chắc nhiều bạn đang tò mò là vẽ Hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ nến Heiken Ashi có giống với trên biểu đồ nến Nhật thường không? Bài học này sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc đó.
» Bài 10: Mô hình giá Heiken Ashi
Đồng thời Tôi cũng hướng dẫn bạn làm sao để xác định chính xác một vùng Hỗ trợ kháng cự? Mời bạn đón xem tiếp phần bên dưới!
1. Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi là gì?
Là những vùng mà giá có khả năng sẽ dừng lại hoặc đảo chiều khi chạm vào. Kháng cự hỗ trợ là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Trong phân tích kỹ thuật chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ vùng kháng cự – vùng hỗ trợ nó chính xác hơn.
Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trờ lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm là vùng kháng cự (Resistance).
- Khi thị trường tăng trở lại điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành vùng hỗ trợ (Support).
- Khi thị trường biến động thì các vùng hỗ trợ, kháng cự này tiếp tục được tạo ra.
- Vùng hỗ trợ cũ sẽ thành vùng kháng cự mới, và ngược lại vùng kháng cự cũ cũng có thể trở thành vùng hỗ trợ mới.

2. Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi
Vùng hỗ trợ và kháng cự trong thực tế có rất nhiều dạng, ở đây chúng ta xem xét các trường hợp phổ biến sau:
- Xu hướng tăng (uptrend): Thì vùng giá gần đường xu hướng (trendline) tăng là vùng hỗ trợ.
- Xu hướng giảm (downtrend): Thì vùng giá gần đường xu hướng giảm giảm là vùng kháng cự.
- Kênh xu hướng: Trong một kênh xu hướng sẽ tạo ra các vùng kháng cự và vùng hỗ trợ.
Ngoài ra, có rất nhiều công cụ chỉ báo khác cũng hỗ trợ thêm trong việc phân tích kỹ thuật tìm ra các vùng hỗ trợ và vùng khác cự như:
- Đám mây Kumo trong Ichimoku.
- Các đường trung bình SMA và EMA.
- Các mức Fibonaci.
Vậy có thể áp dụng Vùng hỗ trợ kháng cự cho biểu đồ nến Heiken Ashi (HA) không?

Hoàn toàn có thể. Tương tự với biểu đồ nến Nhật cổ điển, việc xác định hỗ trợ kháng cự là cả vùng giá, chứ không phải là một điểm, nên trên biểu đồ nến Heken Ashi chúng ta cũng áp dụng tương tự như vậy.
Vì trong biểu đồ nến Heiken Ashi các điểm cao nhất và thấp nhất cũng là những điểm cực trị và cực tiểu, nó cũng trùng lặp với các điểm cao nhất và điểm thấp nhất ở biểu đồ nến Nhật thông thường. Mà việc xác định vũng hỗ trợ và vùng kháng cự trên cơ bản là dựa vào những mức cực đại và cực tiểu đó. Vì vậy nó không có gì khác nhau.
Bạn cũng cần chủ ý rằng, có rấ nhiều công cụ khác cũng được dùng để làm Hỗ trợ kháng cự như:
- Đường xu hưỡng Trendline.
- Mây Kumo của Ichimoku.
- Đường trung bình động MA.
- Các mức Fibonacci.
Và còn rất nhiều công cụ khác nữa, trên biểu đồ nến Heiken cũng áp dụng tương tự như nến Nhật thông thường.
» Kiến thức Hỗ trợ Kháng cự toàn tập
Để hiểu rõ hơn bạn có thể xem toàn bộ kiến thức Hỗ trợ kháng cự đã được tội chia sẽ trong phần kiến thức.
Trong bài này chúng ta đã đi tìm hiểu về cách vẽ vùng Hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ nến Heiken Ashi rồi. Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Cách xác định xu hướng trên biểu đồ Heiken Ashi sẽ như thế nào?
Việc xác định được xu hướng thị trường và đi theo nó là rất quan trong với tất cả Trader trên thị trường.
» Bài 12: Cách xác định xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi?
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.
