Hệ thống giao dịchHỖ TRỢ KHÁNG CỰ

Hướng dẫn cách xác định vùng Kháng cự Hỗ trợ chính xác

Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường

Công cụ hỗ trợ xác định Vùng Kháng cự Hỗ trợ

Trong phân tích kĩ thuật có rất nhiều công cụ và kỹ thuật phân tích khác nhau. Tuy nhiên, vùng hỗ trợ và kháng cự luôn là kiến thức cơ bản tuyệt đối không thể thiếu được trong giao dịch. Đây là hai khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong giao dịch. Mỗi người lại có những ý tưởng riêng khi nói về việc tìm chúng như thế nào?

Có rất nhiều trường phái, công cụ, chỉ báo để xác định vùng hỗ trợ, vùng kháng cự khác nhau. Mỗi người đặt niềm tin vào mỗi cái khác nhau, người thì sử dụng theo cách cổ điển, đường xu hướng Trendline, kênh giá, người thì dùng Đám mây Kumo của Ichimoku, người thì dùng vùng giá EMA 20, 50, Fibonacci… Mỗi công cụ đều có cái hay riêng của nó. Vì vậy nên tìm hiểu thật kỹ từng công cụ để áp dụng vào giao dịch cho hiệu quả hơn. Dưới đây mình chủ yếu đề cập đến vùng hỗ trợ, kháng cự cơ bản, ai cũng cần phải biết.

1. Vùng Kháng cự Hỗ trợ là gì?

Trong phân tích kĩ thuật các đường nối những đỉnh và đáy giá quan trọng gọi là đường hỗ trợ và kháng cự. Trader sử dụng những đường này để xác định điểm vào thị trường.

Vùng hỗ trợ – vùng mà áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán. Vùng này có thể coi là phù hợp để mở vị trí mua. Phần lớn các Trader ưa thích vai trò là người mua, khi giá tiệm cận vùng hỗ trợ.

Vùng kháng cự – vùng mà áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua. Các Trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận vùng kháng cự.

2. Cách xác định vùng Kháng cự Hỗ trợ?

Các vùng hỗ trợ và vùng kháng cự là một phần không thể thiếu của phân tích kĩ thuật, được dùng để xác định xu hướng và ra các quyết định giao dịch. Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá. Mỗi Trader sử dụng phân tích kĩ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự là gìmức này.

Vùng hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường Trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mà vùng hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng Trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Với xu hướng giám ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.

Vùng kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào xu hướng Trend chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng Trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.

Khi xác định xu hướng tăng của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm trên mức trước. Điều này cũng tương tự đối với các mức kháng cự. Trong trường hợp ngược lại, ví dụ, khi mức hỗ trợ rơi xuống đáy giá trước, điều này cho thấy hoặc xu hướng tăng kết thúc, hoặc trend giá chuyển sang biến động ngang.

Tương ứng, để xác định xu hướng giá xuống, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo phải nằm dưới mức trước đó. Khi mức hỗ trợ được nâng cao hơn mức trước đó, chúng ta có thể dự đoán khả năng thay đổi trend hiện tại.

Khi trend tăng giá chuyển thành trend giảm giá, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Ngược lại, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự khi trend giảm chuyển thành trend tăng giá.

Giao dịch theo vùng Kháng cự Hỗ trợ đơn giản

Vùng kháng cự – hỗ trợ là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất mà mọi Trader đều cần nắm nếu muốn giao dịch hiệu quả. Khi Trader sử dụng các mô hình giá hay những chỉ báo kỹ thuật họ đều phải kết hợp với kháng cự – hỗ trợ để tăng mức độ chính xác. Video bên dưới mình giới thiệu cho bạn thêm một công cụ vẽ để xác định vùng hỗ trợ kháng cự tương đối là có ích cho những bạn mới tham gia vào thị trường.

Khi mới đến với kháng cự – hỗ trợ đa phần các Trader đều cảm thấy rất đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần nối các mức đỉnh/đáy lại với nhau và chờ đợi giá phản ứng lại với những vùng giá mới kẻ. Tuy nhiên, khi bước vào giao dịch thực tế thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các mức giá mà bạn vẽ ra liên tục bị phá vỡ. Thị trường chạy và gần như bỏ qua những đường giá của bạn. Sau đó, bạn quay sang đổ lỗi cho công cụ này.

Vấn đề không phải giá không phản ứng với kháng cự – hỗ trợ mà là bạn đã vẽ không đúng. Giống với bao loại công cụ phân tích kỹ thuật khác, bạn cần phải luyện tập thật nhiều. Quá khứ thì luôn đúng và tương lai mới là vấn đề mà chúng ta đang đối mặt.

Kinh nghiệm giao dịch Tài chính

Thị trường tài chính tìm ẩn nhiều rủi ro với những bạn chưa có kiến thức. Trước khi bước vào tham gia thị trường bạn cần trau dồi cho mình một lượng kiến thức đủ lớn. Điều này giúp bạn hạn chế được những rủi ro và thua lỗ không đáng có.
Bạn cần tìm cho mình một người định hướng, dẫn dắt bạn, hỗ trợ bạn, giúp bạn hiểu rõ được bản chất của thị trường.

Nếu bạn mới tham gia vào thị trường, hãy tham khảo các bài viết dưới đây để có cái nhìn rõ nét hơn và tích lũy được một vốn kiến thức cơ bản về lĩnh vực đầu tư.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo chuỗi video Học đầu tư tài chính từ A đến Z của Trader Nguyễn Hữu Đức.

Nếu bạn có nhu cầu hỗ trợ Mở tài khoản giao dịch, Tư vấn đầu tư, Học hỏi nâng cao kiến thức bạn có thể liên hệ Tôi. Chúc bạn thành công!

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

5/5 - (1 bình chọn)
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay