Hướng dẫn sử dụng TradingView mới nhất
Nền tảng trực tuyến và mạng xã hội TradingView trong giao dich Forex, Chứng khoán, Bitcoin rất phổ biến hiện nay
Hướng dẫn sử dụng TradingView mới nhất
Tiếp bài trước Hướng dẫn mở tài khoản TradingView mới nhất. Bài này chúng ta đi tìm hiểu cách sử dụng nền tảng giao dịch TradingView một cách chi tiết. Mời các bạn đón xem bên dưới.
Bố cục biểu đồ TradingView có thể chia thành 4 phần chính:
Chú ý: Phần hình trên có đánh số thứ tự các Mục từ 1 đến 10. Phần hướng dẫn chi tiết bên dưới mọi người hãy theo dõi.
1. Thanh công cụ phía trên
Mục 1: Hiển thị tên mã chứng khoán, hợp đồng tương lai, ngoại hối, hơp đồng chênh lệch, tiền điện tử. Người dùng chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm thì sẽ tìm được sản phẩm giao dịch.
Mục 2: Các khung thời gian biến động giá và chỉ số của các sản phẩm trong khoảng thời gian nhất định.
Mục 3: Công cụ có sức mạnh lớn trong biểu đồ là các biểu đồ về nến như: Nến Nhật, nến Heiken Ashi, nến Hollow, hình thang…..mọi người có thể tìm hiểu sâu hơn về nến ở các bài viết.
Mục 4: Cho phép người dùng so sánh sự tương quan giữa các chỉ số đã có sẵn hoặc thêm mã mới để so sánh các mã với nhau.
Mục 5: Chứa các công cụ và chỉ báo (đường trung bình, đám mây Ichimoku, chỉ số kênh hàng hóa…) hỗ trợ người dùng dễ dàng đưa ra các dự đoán về thị trường trong tương lai.
Mục 6: Báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, dòng tiền (nhà giao dịch chứng khoán nên chú ý tới phần này).
Mục 7: Lưu các chỉ báo, tùy theo chiến lược mà các nhà giao dich chọn cho mình mẫu chỉ báo phù hợp và nhớ lưu lại các mẫu chỉ báo đã chọn để còn được sử dụng cho lần kế tiếp.
Mục 8: Cảnh báo giúp cho người bận rộn, hay quên có thể nhận được thông báo về sự thay đổi giá cả thông qua tin nhắn, email, hiển thị popup, …
Vi dụ: Người dùng muốn mua giá cổ phiếu VCB ở mức giá 60000đ/cổ phiếu thì khi đường giá chạm mức 60000đ thì sẽ có thông báo gửi tới người dùng (email chẳng hạn) lúc đó nhà đầu tư sẽ quyết định xem có nên tham gia thị trường vào thời điểm này hay không.
Mục 9: Để có nhìn toàn cảnh về thị trường nhà đầu tư cẩn sử dụng kết hợp nhiều công cụ và chỉ báo, tuy nhiên khi tắt hệ thống thì công cụ chỉ báo không còn nữa. Vì thế để lần kế tiếp sử dụng chúng ta chỉ cần lưu tổ hợp công cụ và chỉ báo ở mục 9.
Mục 10: Cài đặt màu sắc và giao diện để phù hợp với từng cá nhân.
2. Phần biểu đồ chính
Được xem lá phổi của một cơ thể sống, phần biểu đồ thể hiện sinh đông, chi tiết nhất về những biến động giá cả trong môt khoảng thời gian.
Ví dụ: Hệ thống cài đặt sử dụng chỉ báo là 2 đường trung bình MA20, MA50. Để sự dụng các chỉ báo này người dùng chỉ cần nhấn vào biểu tượng cài đặt để chỉnh màu sắc cho các đường EMA, chỉnh chiều dài cho 20 hoặc 50 mỗi phần, … Các chỉ báo và công cụ khác người dùng cũng tiến hành tương tự.
3. Thanh công cụ bên trái
Chủ yếu là các đường xu hướng để ngươi dùng vẽ xu hướng, mức hỗ trợ, kháng cự, công cụ để vẽ, ghi văn bản, các mô hình giá.
4. Thanh công cụ bên phải
Chứa danh sách theo dõi của các cặp tiền tệ, chứng khoán mà người dùng quan tâm và phần kết nối xã hội với các Trader khác. Để thêm mã chứng khoán hoặc tỉ giá ngoai tệ người dùng chỉ cẩn điền tên vào danh sách theo dõi.
Chú ý: Quan sát hình bên trên các mục được đánh số từ 1 đến 12. Theo dõi phần bên dưới hướng dẫn chi tiết các mục này.
Mục 1: Cảnh báo, trong một thị trường đầy biến động thì việc gửi cảnh báo tới nhà giao dịch khi điều kiện bất lợi là điều cần thiết. Còn việc gửi cảnh báo và cài đặt cảnh báo đã được trình bày ở trên.
Mục 2: Cửa số dữ liệu cung cấp dữ liệu giá mở cửa, đóng cửa, đỉnh, đáy và mức phần trăm biến động của sản phẩm giao dich mà nhà đầu tư đang theo dõi.
Mục 3: Danh sách nóng là top 10 mã cổ phiếu mà TradingView thống kê theo khối lượng tăng giá, phần trăm tăng giảm của các mã chứng khoán sàn giao dich các quốc gia khác nhau.
Mục 4: Thông tin kinh tế các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Mục 5: Ý tưởng cá nhân là nơi chứa đựng những ý tưởng mà bạn đang theo dõi hoặc những của cá nhân bạn về chứng khoán, tiền điện tử….mà bạn quan tâm.
Mục 6 và 7: Trò chuyện, như đã đề cập ở phần đầu tiên, TradingView là nền tảng xã hội giành cho các Trader. Đó cũng là nơi mà mọi người cùng chia sẽ những mối quan tâm về thị trường tài chính. Mọi người có thể chia sẽ ý tưởng của bản thân một cách công khai hoặc trò chuyện riêng với tác giả các viết.
Mục 8: Dòng ý tưởng, dựa trên những thuật toán thông minh, TradingView có thể gợi ý cho người dùng những ý tưởng, hoặc tác giả có liên quan đến mục tiêu tìm kiếm của bản thân.
Mục 9: Thông báo, tương tự như Facebook hay các mạng xã hội khác, khi bài viết của bản thân được bình luận, thích thì sẽ có một thông báo gửi tới tài khoản cá nhân trên TradingView.
Mục 10: Thanh đặt lênh, kết nối tài khoản của bạn với sàn giao dich. Bạn có thể đặt lệnh mua bán với tài khoản demo trên thanh đặt lệnh.
Mục 11: DOM (Depth of Market), là cửa sổ hiển thị các lênh mua hoặc bán của sản phẩm tài chính mà bạn quan tâm với mức giá khác nhau. DOM thể hiện tính thanh khoản của thị trường. Từ vị trí giá hiện tại đi xuống Buy limit, Sell stop, vị trí giá hiện tại đi lên Buy stop và Sell limit.
Trên đây là những hướng dẫn rất chi tiết về cách sử dụng nền tảng giao dịch TradingView đang phổ biến hiện nay. Còn một số các chức năng nữa bạn có thể tìm hiểu thêm. Rất mong những chia sẽ này sẽ giúp bạn phần nào trong việc sử dụng TradingView dễ dàng hơn.
Hãy đăng ký và theo dõi mạng xã hội bên dưới để nhận được những chia sẻ mới nhất
Cảnh báo: Có khoảng 95% người tham gia giao dịch thua lỗ vì không có kiến thức và không phù hợp. Giao dịch sử dụng đòn bẩy có thể dẫn đến mất số hết số Vốn của bạn.
- Không phù hợp với những ai muốn làm giàu nhanh.
- Không dành cho những ai đang thất nghiệp muốn kiếm tiền để sinh sống hàng ngày.
- Không dành cho người có thu nhập thấp, nợ nần hoặc không chi trả nổi những chi phi lặt vặt trong cuộc sống.
Trước khi tham gia thị trường tài chính bạn cần tìm hiểu kỹ về bản chất của thị trường. Rất nhiều nhà giao dịch (trader) vì không có kiến thức về thị trường dẫn đến thua lỗ mất mát hoặc lừa đảo không đáng có.
Danh sách các sàn giao dịch uy tín nhất hiện nay