Phương pháp Cung Cầu (Supply Demand) kết hợp Price Action
Giao dịch Cung Cầu (Supply Demand) kết hợp PA sẽ mang đến cơ hội giao dịch tiềm năng
Bài trước chúng ta cũng đã tìm hiểu về cách đánh giá một vùng Cung Cầu rồi. Dựa vào đó chúng ta biết được cách mà một vùng Cung Cầu đang hoạt động như thế nào. Tiếp theo Tôi sẽ hướng dẫn các bạn áp dụng những mô hình nến Price Action để giao dịch tại vùng Cung cầu hiệu quả!
» Bài 4: Cách đánh giá vùng Cung Cầu (Supply Demand) hiệu quả?
Phương pháp giao dịch Cung Cầu kết hợp Price Action với các loại nến phổ biến và cho độ tin cậy cao, thường sẽ sử dụng một số Mô hình nến quan trọng sau:
- Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle)
- Nến Bao trùm tăng (Bullish Engulfing)
- Nến Pin Bar đuôi dài
- Mô hình Inside Bar và Fakey
Các thiết lập hành động giá (Price Action) này nếu xuất hiện ở vùng Cung Cầu sau khi thị trường quay trở lại vùng giá này sẽ cho các giao dịch tiềm năng với độ rủi ro thấp và phần lợi nhuận mang lại cao.
1. Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle) và Nến bao trùm tăng (Bullish Engulfing) xuất hiện tại vùng Cung Cầu (Supply Demand)
Do tính chất của Nến nhấn chìm giảm và Nến bao trùm tăng khá tương đồng và ngược nhau nên Tôi sẽ xếp chúng chung vô phần này. Đầu tiên thiết lập hành động giá (Price Action) mạnh mà bạn có thể sử dụng kết hợp với vùng Cung (Supply Zone) là mẫu hình Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle).
1.1. Mẫu hình nến nhấn chìm giảm tại vùng Cung (Supply Zone)
Mẫu hình Nến nhấn chìm giảm (Engulfing Candle) khi được tìm thấy trong vùng Cung Cầu cho chúng ta thấy rằng các nhà giao dịch ngân hàng quan tâm đến việc làm cho thị trường di chuyển ra khỏi khu vực đó, Nến nhấn chìm (Engulfing Candle) chính là kết quả của các ngân hàng tham gia vào thị trường với lực mạnh.
Biểu đồ 1: Vùng Cung (vùng Supply) được nhìn thấy trên biểu đồ XAUUSD khung thời gian ngày (D1) với một cây nến nhấn chìm giảm xuất hiện.
Để giao dịch theo phương pháp này trước tiên bạn phải định vị trí vùng Cung trên biểu đồ, sau đó khi thấy xuất hiện nến nhấn chìm giảm xuất hiện ở vùng Cung này chúng ta thực hiện lệnh Bán với điểm dừng lỗ ở phía trên đuôi của nến nhấn chìm giảm.
Biểu đồ 2: Cũng tương tự như trên là một vùng Cung (vùng Supply) khác được hình thành trên biểu đồ GBPUSD khung thời gian (D1) và có nến nhấn chìm giảm.
Đây là tín hiệu để tham gia giao dịch. Khi nhìn thấy tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh Bán sử dụng lệnh thị trường để đặt lệnh trực tiếp và có thể đặt dừng lỗ trên đỉnh cao nhất trước đó, tỉ lệ chốt lời R:R=1:1 hoặc 1:2.
1.2. Mẫu hình nến bao trùm tăng tại vùng Cầu (Demand Zone)
Biểu đồ 3: Nến bao trùm tăng hình thành ở vùng Cầu (vùng Demand) trên khung thời gian (D1) trên biểu đồ BTCUSDT.
Biểu đồ trên với khung thời gian (D1) bạn có thể thấy một Nến bao trùm tăng (Bullish Engulfing) xuất hiện ngay sau khi giá vào vùng Cầu (vùng Demand), đây là tín hiệu để tham gia giao dịch. Khi nhìn thấy tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh Mua và sử dụng lệnh thị trường để đặt lệnh trực tiếp.
Biểu đồ 4: Nến bao trùm tăng mạnh hình thành ở vùng Cầu (vùng Demand) trên khung thời gian (D1) trên biểu đồ AUDCAD.
Tương tự như ví dụ trên đây là tín hiệu để tham gia giao dịch mạnh. Khi nhìn thấy tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh Mua sử dụng lệnh thị trường để đặt lệnh trực tiếp và có thể đặt dừng lỗ dưới giá thấp nhất, tỉ lệ chốt lời R:R=1:1 hoặc 1:2.
2. Nến Pin Bar đuôi dài xuất hiện tại vùng Cung Cầu (Supply Demand)
Tín hiệu hành động giá (Price Action) khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm kiếm cơ hội giao dịch tại vùng cung cầu là Nến Pin Bar đuôi dài.
Pin Bar cho thấy một sự từ chối của thị trường để vượt qua vùng Cung hoặc Cầu. Mặc dù mức độ tin cậy của Pin Bar không cao như Nến nhần chìm giảm hay Nến bao trùm tăng khi được tìm thấy tại các vùng giá Cung Cầu, nhưng nó vẫn là tín hiệu đáng để giao dịch và còn tốt hơn so với việc đặt lệnh chờ tại vùng giá này mà không có cơ sở đáng tin cậy nào.
Biểu đồ 1: Biểu đồ EURUSD trên khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cầu (Demand Zone) và có nến Pin Bar xuất hiện sau đó.
Vùng Cầu (Vùng Demand) bạn đang muốn đặt một giao dịch, điều đầu tiên bạn cần làm là đánh dấu vùng giá này trên biểu đồ và chờ đợi thị trường quay trở lại vùng giá này, đồng thời xuất hiện một tín hiệu nến Pin Bar đuôi dài tại đây. Chúng ta thực hiện lệnh Mua với điểm dừng lỗ ở phía dưới đuôi của nến Pin Bar này.
Biểu đồ 2: Biểu đồ NZDUSD khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cung (Vùng Supply).
Bạn sẽ nhận thấy một nến Pin bar hình thành trên khung thời gian ngày (D1) và bạn cũng có thể thiết lập giao dịch trực tiếp từ khung thời gian này. Chúng ta thực hiện lệnh Bán với điểm dừng lỗ ở phía trên đuôi của nến Pin Bar này và điểm chốt lời theo tỉ lệ R:R=1:2 hoặc 1:3
Một số ý kiến ở những trường hợp khác cho rằng mức dừng lỗ nên đặt ở ngoài rìa vùng Cung. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Ý tưởng giao dịch của bạn dựa trên việc thị trường sẽ di chuyển thấp hơn sau khi nến Pin Bar xuất hiện.
Nếu thị trường tăng cao hơn và vượt qua đuôi nến, điều đó có nghĩa là tín hiệu này không chính xác và bạn nên chờ đợi tín hiệu khác hình thành, không có điểm dừng lỗ nào ở rìa vùng Cung nếu chúng ta đã sai khi nến Pin bar bị phá vỡ. Điều đó chỉ khiến bạn mất nhiều tiền hơn mức cần thiết.
3. Nến Fakey xuất hiện tại vùng Cung Cầu (Supply Demand)
Tiếp theo tín hiệu hành động giá (Price Action) khác mà bạn có thể sử dụng khi tìm kiếm cơ hội giao dịch tại vùng Cung Cầu (Supply Demand) là nến Fakey. Nếu một mô hình hành động giá hình thành tại một vùng Cung Cầu quan trọng và sau đó giá phá vỡ khỏi mô hình và quay đầu khỏi mức giá đó thì ta có tín hiệu phá vỡ quay đầu (break out-reversal play).
Biểu đồ 1: Biểu đồ USDCHF trên khung thời gian ngày (D1) cho thấy một vùng Cầu (Demand Zone) và có mô hình nến Fakey xuất hiện tại đó.
Ở biểu đồ trên, một sự kết hợp giữa Pin bar và Inside bar tạo thành mô hình nến Fakey hình thành tại vùng Cầu quan trọng. Dựa trên tín hiệu này chúng ta sẽ đặt một lệnh Mua với điểm dừng lỗ ở điểm thấp nhất và chốt lời tùy theo tỉ lệ R:R mong muốn.
Biểu đồ 2: Tiêp theo là một ví dụ khác về nến Fakey hình thành ở vùng Cung (Supply Zone) trên biểu XAUUSD.
Tương tự như ví dụ trên đây là tín hiệu để tham gia giao dịch. Khi nhìn thấy tín hiệu này, bạn nên đặt lệnh Bán sử dụng lệnh thị trường để đặt lệnh trực tiếp và có thể đặt dừng lỗ dưới giá thấp nhất, tỉ lệ chốt lời R:R=1:1 hoặc 1:2.
- » Bài 6: Chiến lược giao dịch Cung Cầu (Supply Demand) kết hợp Price Action
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.
Khi xác đunhj nến nhấn chìm hay bao trùm thì không tính râu nến phải không bạn?