Hệ thống giao dịchBài viết mớiFOREXKIẾN THỨCKIẾN THỨC INDICATOR

Hướng dẫn sử dụng Bollinger Bands hiệu quả

Chỉ báo Bollinger Bands được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật

Nếu đã là Trader chuyên giao dịch theo phân tích kỹ thuật, thì chắc chắn ai cũng sẽ biết một thuật ngữ của một chỉ báo vô cùng quen thuộc, đó là Bollinger Band. Vậy công cụ chỉ báo Bollinger Bands là gì? Thành phần và hoạt động của nó như thế nào? Cách sử dụng nó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nha!

1. Chỉ báo Bollinger Bands là gì?

Chỉ báo Bollinger Bands được sử dụng rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật. Đặc biệt là trong thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán. Chỉ báo này được phát triển bởi nhà đầu tư có tên là John Bollinger vào năm 1983.

Sau đó, nó được các Trader sử dụng phổ biến đến mức Bollinger trở nên rất nổi tiếng. Đến năm 2001, ông đã chính thức đăng ký thương hiệu cho chỉ báo của mình là Bollinger Bands.

Chỉ báo Bollinger Bands gồm 3 thành phần chính:

  • Đường giữa: chính là đường trung bình động MA, thường lấy theo giá đóng cửa của 20 giai đoạn gần nhất.
  • Dải trên: được lấy từ đường trung bình động cộng với 2 lần độ lệch chuẩn.
  • Dải dưới: được lấy từ đường trung bình động trừ đi 2 lần độ lệch chuẩn.
Chỉ báo Baollinger Baands
Chỉ báo Baollinger Baands

Thông thường, các Trader thường xuyên sử dụng công cụ này như phương pháp để ra quyết định giao dịch, kiểm soát các hệ thống giao dịch tự động, hoặc như là một thành phần của phân tích kỹ thuật.

»Hướng dẫn sử dụng chỉ báo RSI hiệu quả

Bên cạnh đó, chỉ báo Bollinger Bands thể hiện những thay đổi hiện tại với những biến động theo thị trường, dự đoán xu hướng, dự đoán về khả năng tiếp tục hay dừng lại xu hướng, hay các giai đoạn sideways (đi ngang), hoặc bắt đầu cho giai đoạn tích lũy, … nào đó của thị trường.

2. Cách cài đặt chỉ báo Bollinger Bands

Chỉ báo Bollinger Bands là một trong những chỉ báo vô cùng phổ biến được tích hợp hầu như trên tất cả các nền tảng phân tích kỹ thuật. Sau đây Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách cài đặt trên 2 nền tảng phổ biến là trên MT4 và Tradingview.

Cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên phần mềm MT4

Chúng ta cũng thực hiện tương tự như cách cài đặt các chỉ báo khác, chúng ta vào mục Navigator → Indicaotrs → Trend → Bollinger Bands. Sau khi chọn giao diện mở ra như hình chúng ta thấy bên dưới.

Cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên phần mềm MT4
Cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên phần mềm MT4

Hoặc bằng cách khác, bạn có thể chọn Tab Insert → Indicators →Trend → Bollinger Bands để lấy chỉ báo này thiết lập trên biểu đồ.

Cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên Tradingview

Việc thiết lập chỉ báo Bollinger Bands cũng khá đơn giản. Bạn nhấp vào Tab Các chỉ báo → Gõ vào ô tìm kiếm từ “Boillinger Bands” hoặc “BB” → Chọn Dải băng Bollinger như hình bên dưới.

Cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên Tradingview
Cài đặt chỉ báo Bollinger Bands trên Tradingview

Chỉ báo Bollinger Bands sẽ hiển thị trực tiếp với biểu đồ giá. Nó không giống như một số chỉ báo khác như: RSI, MACD, MFI, … sẽ hiển thị ở ô cửa sổ bên dưới. Tùy theo thẩm mỹ và kinh nghiệm giao dịch của mỗi người mà chúng ta có cách thiết lập màu sắc cũng như chỉ số đầu vào cho chỉ báo khác nhau.

3. Cách sử dụng chỉ báo Bollinger Bands đơn giản

Có rất nhiều nhà giao dịch đã sử dụng chỉ báo Bollinger Bands nhưng không phải ai cũng thành công. Trong bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về Bollinger Bands cũng như biết các giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands sao cho hiệu quả?

Có 3 trường hợp chính để sử dụng chỉ báo Bollinger Bands, đây chính là những dấu hiệu để chúng ta có thể tham gia thị trường. Vì vậy bạn nên nghiên cứu kĩ càng từng trường hợp để hiểu rõ hơn.

Trường hợp 1: Thị trường đang trong xu hướng tăng hoặc giảm

Biểu đồ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng tăng (USDJPY, D1)
Biểu đồ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng tăng (USDJPY, D1)

Chẳng hạn như trường hợp xu hướng tăng ở trên. Thường giá sẽ không vượt qua đường trung bình ở giữa. Như vậy, cứ khi nào giá hồi phục và chạm đường trung bình thì là cơ hội để đặt lệnh MUA lên như đánh dấu bằng hình mũi tên trong hình minh họa.

Biểu đồ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng giảm (USDJPY, D1)
Biểu đồ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng giảm (USDJPY, D1)

Sau đó, bạn có thể đóng một phần lệnh hoặc toàn bộ lệnh (tùy theo chiến lược của bạn) để thu lời khi giá chạm band trên. Ngược lại, trường hợp giá đang trong xu hướng giảm thì bạn biết cần phải làm thế nào rồi đấy.

Trường hợp 2: Giá đang trong giai đoạn không có xu hướng rõ ràng

Với biên độ 2 lần độ lệch chuẩn, theo lý thuyết xác suất thống kê thì 90% là giá sẽ không vượt ra ngoài biên độ đó. Do vậy cứ khi nào giá tăng chạm vào dải trên thì đặt lệnh bán. Khi nó xuống chạm đến đường trung bình thì bạn có thể đóng lệnh thu lời.

Biểu đồ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng không rõ ràng (USDJPY, D1)
Biểu đồ giao dịch với chỉ báo Bollinger Bands khi xu hướng không rõ ràng (USDJPY, D1)

Ngược lại, cứ khi nào giá xuống giảm đến dải dưới thì có thể đặt lệnh mua. Khi nó phục hồi chạm đường trung bình thì đóng lệnh để thu lời.

Trường hợp 3: Dải Bollinger Bands bị thắt chặt (thu hẹp) lại

Sự thu hẹp là hiện tượng xảy ra khi 2 dải trên và dưới của Bollinger Band chuyển động lại gần nhau và dần tiến sát đến dải giữa, thể hiện rằng giá đang trong giai đoạn tích lũy, biến động thấp.

Đây là thời điểm mà giá đang có sự tích lũy để bùng nổ theo một hướng nào đó. Cho thấy giá chuẩn bị có những biến động mạnh và nhanh trong tương lai. Trong trường hợp này thì bạn cần phải tham khảo thêm các chỉ số và dấu hiệu khác để xác định hướng đi của giá sắp tới và có chiến lược giao dịch và cài đặt stop loss hợp lý.

Phương pháp sử dụng thắt nút cổ chai của Bollinger Bands được ứng dụng khá phổ biến. Rất nhiều nhà giao dịch chuyên nghiệp đã sử dụng rất thành công. Vì nó áp dụng rất đơn giản, xác suất thành công lại cao.

4. Kết luận về chỉ báo Bollinger Bands

Để ứng dụng tốt Bollinger Bands, bạn cần nắm vững các nguyên tắc trên. Bên cạnh đó, bạn cũng không quên xem các tin tức của lịch kinh tế xem có những sự kiện biến động mạnh trong thời gian ngắn hay không?

Bollinger bands giúp các Trader xác định được rằng liệu tài sản có được định giá hợp lý hay không? Giá cả trên thị trường là ổn định hay thay đổi theo các mức độ khác nhau? Liệu giá của tài sản có quá cao, hay đây có phải là một cái giá có thể mang lại lợi nhuận cho họ trong tương lai. 

Cũng giống như các chỉ báo khác, dải Bollinger không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Bên cạnh những thông tin Bollinger Band cung cấp, bạn nên sử dụng cùng với các công cụ phân tích khác để gia tăng độ chính xác cũng như xác định rõ hơn xu hướng thị trường, giảm thiểu rủi ro.

»Các chỉ báo quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.

Dải Bollinger dựa trên đường trung bình động đơn giản, sử dụng các điểm dữ liệu trong quá khứ. Do đó, đây là một chỉ báo có dộ trễ, các dải sẽ luôn thay đổi với các động thái giá, và không dự báo chúng. Điều này có nghĩa là các nhà giao dịch có thể không nhận được tín hiệu giao dịch cho đến khi chuyển động giá đang diễn ra.


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay