Cách phân tích thị trường tài chính
Bạn hãy chọn cho mình cách phân tích nào là phù hợp nhất và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho mình.
Có 3 trường phái cơ bản để phân tích thị trường:
- Phân tích kỹ thuật (Technical)
- Phân tích cơ bản (Fundamental)
- Phân tích cảm tính (Sentiment)
Luôn luôn có những tranh luận về việc loại phân tích nào quan trọng hơn, nhưng sự thật là chúng ta cần phải nằm được cả 3 loại này.
Các phần bài học tiếp theo sẽ đi sâu vào từng cách phân tích thị trường và nguyên nhân vì sao cần phối hợp cả 3 cách phân tích này lại với nhau.
1. Phân tích kỹ thuật
Là việc người giao dịch học về những biến động của giá. Nguyên lý của học thuyết này là việc người ta có thể nhìn vào những biến động giá trong quá khứ để xác định tình hình hiện tại và những biến động có thể xảy ra.
Về mặt lý thuyết, lý do để sử dụng phân tích kỹ thuật trong giao dịch là việc tất cả những thông tin về thị trường trong thời điểm hiện tại đều được phản ánh vào giá. Nếu giá đã phản ánh tất cả những thông tin bên ngoài thì những hành động của giá là cái duy nhất chúng ta cần để giao dịch.
Bạn đã từng nghe câu nói nổi tiếng này chưa “Lịch sử thường sẽ lặp lại”.
Đó chính là điều phản ánh phân tích kỹ thuật là gì. Ví dụ nếu giá thường được hỗ trợ hoặc bị kháng cự ở một vùng nào đó trong quá khứ thì những người giao dịch sẽ để ý đến nhừng điểm đó và thường đặt những lệnh giao dịch dựa theo những mức giá lịch sử này.
Phân tích kỹ thuật thường tìm kiếm những mô hình đã được thể hiện trong quá khứ với suy nghĩ rằng những mô hình này sẽ phản ứng 1 cách tương tự trong hiện tại như nó đã từng làm.
Trong thuật ngữ giao dịch, khi một ai đó nói về phân tích kỹ thuật, điều đầu tiên chúng ta nên nghĩ đến là biểu đồ. Phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ vì nó là cách dễ dàng nhất để xem được dữ liệu giá.
Bạn có thể nhìn vào dữ liệu giá quá khứ để xác định xu hướng và các mô hình, qua đó có thể tìm những cơ hội để giao dịch. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của các chỉ báo kỹ thuật – indicator – việc giao dịch có thể hiệu quả hơn.
Cần lưu ý rằng phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng 1 biểu đồ nhưng mỗi người lại nhận định theo 1 kiểu riêng không giống nhau, dựa trên quan điểm cá nhân.
Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ những khái niệm trong phân tích kỹ thuật, từ đó bạn sẽ không bỡ ngỡ khi nghe về Fibonacci, Bollinger Bands hay Pivot Points mà bạn sẽ được học sau này.
2. Phân tích cơ bản
Là cách giao dịch dựa vào việc phân tích nền kinh tế, xã hội và chính trị nhằm nhận biết những tác động đến cung cầu của loại tiền tệ, hàng hóa nào đó. Nghĩ đến thì có vẻ phức tạp nhưng thực chất chỉ là việc xác định cung và cầu mà thôi.
Sử dụng cung và cầu như một chỉ báo về hướng đi của giá là việc cơ bản. Cái khó ở đây là việc phân tích các nguyên nhân tác động đến cung và cầu. Có nghĩa là bạn phải lưu tâm đến nhiều nguyên nhân khác nhau để xác định xem nền kinh tế sẽ tăng trưởng hay thụt lùi. Bạn cần phải hiểu nguyên nhân và cách thức một sự kiện nào đó, ví dụ như việc tăng tỷ lệ thất nghiệp, sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, từ đó xác định tác động của nó lên cung cầu đồng tiền quốc gia này.
Lý thuyết của phân tích cơ bản là nếu viễn cảnh kinh tế hiện tại và tương lai của một quốc gia là tốt, đồng tiền của quốc gia này sẽ tăng điểm. Tình hình càng tốt thì lại càng có nhiều công ty và nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào quốc gia đó, dẫn đến nhu cầu về đồng tiền của quốc gia đó sẽ tăng lên vì nhà đầu tư cần mua hoặc đầu tư vào quốc gia đó bằng đồng tiền bản địa.
Nhìn chung, phân tích cơ bản được tóm gọn bởi ví dụ sau:
Đồng USD đang mạnh lên bởi vì nước Mỹ đang tăng trưởng tốt, và vì vậy, việc tăng lãi suất để kiểm soát tăng trưởng và chống lạm phát là điều cần thiết. Việc tăng lãi suất này sẽ khiến những tài sản định giá bằng đồng USD có sức hấp dẫn hơn do lãi suất cao. Để có thể mua những tài sản này, nhà đầu tư cần mua đồng USD trước và hành động này làm đồng USD tăng điểm.
Tóm lại, phân tích cơ bản là cách phân tích một đồng tiền hoặc hàng hóa thông qua sự mạnh hơn hoặc yếu đi của nền kinh tế quốc gia.
3. Phân tích cảm tính thị trường
Mỗi người giao dịch trên thị trường này đều có những suy nghĩ và quan điểm riêng, điều này khiến thị trường Forex trở nên phức tạp và chắc chắn 1 điều, thị trường sẽ không đi theo kiểu mà chúng ta mong muốn. Nhiều khi quan điểm của chúng ta là USD có thể tăng, nhưng những người khác lại cho là giảm và đặt lệnh ngược lại chúng ta thì chúng ta cũng không làm được gì.
Là người giao dịch, bạn cần lưu tâm đến tất cả mọi thứ. Tùy thuộc vào bạn trong việc đo lường xem thị trường cảm nhận như thế nào và liệu đây là hướng tăng hay hướng giảm. Việc nắm bắt được cảm tính thị trường – market sentiment – sẽ giúp bạn giao dịch thành công hơn. Bạn cũng có thể bỏ qua yếu tố này nhưng chú ý rằng, đó có thể là sai lầm của bạn.
Tôi sẽ đề cập đến cách thức đo lường cảm tính thị trường trong bài sau của Lớp học.
4. Vậy cách phân tích thị trường nào tốt nhất?
Đây thực sự là một vấn đề không thể trả lời được vì đơn giản, các cách phân tích khác nhau chính là các cách nhìn thị trường từ những góc khác nhau mà thôi. Mỗi loại phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt mà chúng ta không thể so sánh hơn thua một cách rõ ràng được. Đơn giản, bạn hãy chọn cho mình cách phân tích nào là phù hợp nhất và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho mình.
Để tóm gọn lại, chúng ta cần ghi nhớ như sau:
- Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là việc nghiên cứu biến động của giá trên biểu đồ.
- Phân tích cơ bản (fundamental analysis) là việc phân tích tình hình kinh tế hiện tại.
- Phân tích cảm tính thị trường (market sentiment analysis) là xem xét xem liệu thị trường đang có khả năng tăng hay giảm dựa trên viễn cảnh hiện tại và tương lai do phân tích cơ bản đem lại.
Phân tích cơ bản tạo ra cảm tính thị trường, trong khi phân tích kỹ thuật giúp định hình cái cảm tính đó thông qua biểu đồ và đưa ra khuôn khổ cho việc giao dịch.
Ba loại phân tích này kết hợp với nhau để giúp bạn có một ý tưởng giao dịch tốt. Bạn cần kết nối tất cả những biến động giá trong quá khứ và thông tin kinh tế hiện tại và dùng kỹ năng phân tích để kiếm chứng và tìm cơ hội.
Hãy tưởng tượng về 1 cái ghế 3 chân để thấy sự quan trọng của cả 3 loại phân tích. Nếu bạn bỏ 1 chân ra, chiếc ghế sẽ trở nên lung lay. Để trở thành một chuyên gia thực sự trong thị trường Forex, bạn cần phải biết cách sử dụng cả 3 chân ghế này hiệu quả.
Bạn không tin? Hãy xem một ví dụ về việc chỉ chú ý đến 1 khía cạnh phân tích sẽ gây ra thảm họa.
Vd: Giả sử là bạn đang nhìn vào biểu đồ và thấy một cơ hội giao dịch tốt với cặp GBPUSD. Bạn cảm thấy phấn khích vì ý nghĩ sẽ kiếm được nhiều Tiền. Bạn tự nhủ, chưa bao giờ mình thấy một cơ hội giao dịch ngon như vậy với GBPUSD. Bây giờ nhảy vào hốt tiền nào?
Sau đó, bạn đặt lệnh Mua cho cặp GBPUSD với tâm lý hào hứng. Nhưng sau đó! Tự nhiên thị trường chạy 100 pips ngược hướng với lệnh của bạn. Một điều mà bạn chưa kịp biết đó là một ngân hàng lớn ở London nộp đơn xin phá sản. Bất ngờ, cảm tính của mọi người về thị trường Anh là sợ hãi và họ giao dịch theo hướng ngược lại.
Niềm vui của bạn chấm dứt và tâm trạng bạn bắt đầu giận dữ về tín hiệu trên biểu đồ ban đầu. Bạn vứt máy tính của bạn xuống đất và bắt đầu đập nó. Tất nhiên, điều này chỉ càng khiến bạn mất thêm tiền để mua máy tính mới mà thôi. Và, điều này xảy ra là do bạn đã hoàn toàn bỏ lơ phân tính cơ bản và phân tích cảm tính.
Câu chuyện có vẻ hơi kịch tính hóa một chút, nhưng chắc bạn đã hiểu nội dung mà tôi muốn truyền đạt rồi đúng không. Đừng chỉ dựa trên 1 loại phân tích khi quyết định giao dịch. Bạn cần học cách sử dụng cân đối các loại phân tích
5. Các dạng biểu đồ trong thị trường
Tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu một chút về Phân tích kỹ thuật. Vì với một nhà giao dịch cá nhân, theo Tôi đánh giá việc Phân tích kỹ thuật vẫn là quan trọng nhất. Vì vậy cần tìm hiểu sâu về phương pháp này. Chúng ta sẽ xem xét 3 loại biểu đồ thường được sử dụng nhất hiện nay:
- Biểu đồ đường – Line Chart
- Biểu đồ dạng thanh – Bar Chart
- Biểu đồ dạng nến – Candlestick Chart
Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các loại nói trên.
Biểu đồ dạng đường – Line Chart
Biểu đồ dạng đường cơ bản là vẽ 1 đường nối từ mức giá đóng cửa này đến mức giá đóng cửa khác. Khi các điểm này được nối lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền nào đó trong một khoảng thời gian. Xem ví dụ về biểu đồ dạng đường của EURUSD bên dưới.
Biểu đồ dạng thanh – Bar Chart
Biểu đồ dạng thanh thì phức tạp hơn. Nó thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của một phiên giao dịch. Đáy của biểu đồ thanh là mức giá thấp nhất của phiên giao dịch, trong khi đó đỉnh của thanh chính là giá cao nhất.
Thanh giá này thể hiện biên độ giao dịch của sản phẩm.
Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa. Xem ví dụ dưới đây về biểu đồ thanh để rõ hơn:
Một thanh biểu đồ đơn giản có thể là 1 thời đoạn thời gian, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ. Khi bạn nghe về “thanh biểu đồ”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian
Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định.
Biểu đồ nến – Candlestick Chart
Biểu đồ nến đưa ra những thông tin giống như biểu đồ thanh, nhưng ở dạng đẹp hơn và trực quan hơn.
Biểu đồ nến vẫn chỉ ra vùng giá từ cao nhất đến thấp nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, thân nến thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa. Tùy thuộc vào màu sắc mặc định của thân nến mà xác định được giá đóng cửa cao hoặc thấp hơn giá mở cửa.
Ở ví dụ bên dưới, thân nến màu đỏ thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, tức là nến giảm giá. Ngược lại, nếu thân nến màu xanh thì giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, tức là nến tăng giá.
Các phần mềm giao dịch hiện nay như Metratrader 4, Tradingview có thể giúp bạn đổi màu nến theo sở thích của mình.
Việc dùng biểu đồ nến đem lại sự trực quan hơn, mặc dù thông tin do biểu đồ nến cung cấp thì cũng chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên mà thôi. Một số ưu điểm của biểu đồ nến là:
- Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các bạn mới bắt đầu học phân tích.
- Biểu đồ nến dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Thêm nữa, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch.
- Biểu đồ nến và mô hình nến có những cái tên rất hay như Bắn sao – Shooting Star, giúp dễ dàng nhớ được mô hình này là như thế nào.
- Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường. Bạn sẽ được học điều đó sau.