KIẾN THỨC FOREX TỪ A-Z

Theo dõi các chỉ số kinh tế quan trọng trong Forex

Khoảng 28% trong số các nhà giao dịch chỉ dựa vào các phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch

Thành công trên thị trường tài chính phụ thuộc vào khả năng nắm bắt kỳ vọng của thị trường chứ không phải những diễn biến thực tế của nó. Mục đích chính của phân tích các chỉ số kinh tế là nghiên cứu các sự kiện kinh tế vĩ mô để dự đoán các diễn biến tiếp theo của giá cả.

Tác động của các chỉ số kinh tế quan trọng?

Để làm được điều này, quá trình phân tích tập trung vào các tác nhân kinh tế, chính trị quan trọng như:

  • Lãi suất
  • Cán cân thương mại
  • Tỷ lệ lạm phát
  • Các cuộc xung đột, chiến tranh
  • Các vấn đề ở tầm vĩ mô khác

Điều này giúp chúng ta hiểu được những tác nhân trên có ảnh hưởng thế nào đến những biến động trên thị trường. Đồng thời, việc phân tích còn nghiên cứu các sự kiện tác động đến chỉ số Cung cầu đối với đồng tiền của một quốc gia.

1. Sự thay đổi của tỉ giá tiền tệ

Tại sao tỷ giá lại thay đổi theo chiều hướng này mà không phải theo chiều hướng kia?

Do đó, bất cứ sự kiện kinh tế, chính trị hay xã hội nào trực tiếp tác động tới tỷ giá hối đoái cũng đều nằm trong phạm vi xem xét của phân tích cơ bản. Về thực chất, phương pháp này có nhiều điểm tương đồng với phân tích kinh tế vĩ mô. Có thể nói rằng mỗi một thông tin kinh tế đều đóng vai trò quan trọng, góp phần đưa ra một báo cáo phân tích đầy đủ và toàn diện hơn.

Khoảng 28% trong số các nhà giao dịch chỉ dựa vào các phân tích cơ bản để đưa ra quyết định giao dịch. Các phân tích này ngày càng trở nên phổ biến và cùng với đó, ngày càng có nhiều “nhà giao dịch dựa trên phân tích cơ bản”, những người mà việc phân tích các sự kiện kinh tế – chính trị lớn là yếu tố quan trọng nhất để họ đưa ra quyết định giao dịch. Họ đang cạnh tranh với các nhà giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật trong quá trình theo dõi biến động của thị trường.

2. Một đồng tiền mạnh chưa phải là đã tốt, một đồng tiền yếu chưa phải là đã xấu?

Sẽ luôn có những người cảm thấy thỏa mãn với tình hình thị trường và những người không cảm thấy như vậy, bởi mỗi thành phần tham gia thị trường đều có mục đích riêng của mình, trong khi thị trường lại thay đổi từng giây từng phút.

Các loại tiền tệ
Các loại tiền tệ

3. Ảnh hưởng của việc tăng giá hoặc giảm giá của một đồng tiền?

  • Nếu một đồng tiền nào đó tăng giá so với các đồng tiền khác, nó sẽ khiến cho xuất khẩu của quốc gia sử dụng đồng tiền này trở nên kém cạnh tranh hơn.
  • Nhưng mặt khác, việc tăng giá nói trên lại khiến cho tỷ lệ lạm phát trong nước giảm xuống còn giá cả thì được duy trì ở mức ổn định.
  • Ngược lại, một đồng tiền nào đó giảm giá so với các đồng tiền khác sẽ khiến cho giá cả hàng hóa nhập khẩu vào quốc gia sử dụng đồng tiền này tăng lên, trong khi giá cả hàng hóa mà quốc gia này xuất khẩu giảm đi, qua đó, tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế.

Do vậy, tranh luận xung quanh việc một đồng tiền mạnh chưa hẳn đã là tốt và một đồng tiền yếu chưa hẳn đã là xấu vẫn đang tiếp diễn. Một đồng nội tệ mạnh hay yếu đều có thể gây ra những tác động tiêu cực lên nền kinh tế quốc dân.

Khi mà trong quan niệm của rất nhiều người, một đồng nội tệ mạnh thể hiện rằng uy tín quốc gia đang ở mức cao. Một trong những lý do khiến đồng tiền chung châu Âu Euro, giảm giá khá nhanh sau khi được đưa vào lưu hành là bởi đồng này tiền này phải mất một thời gian để chứng minh nó là một loại tài sản an toàn và ổn định.

Đồng tiền của một quốc gia?

Lý thuyết kỳ vọng hợp lý dựa trên giả định là mọi cá nhân đều dựa trên lý trí để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý khi phải cân nhắc giữa được và mất. Theo lý thuyết này, thông tin có thể được tiếp cận một cách tự do và bất cứ ai cũng có thể sử dụng chúng để dự đoán các diễn biến tiếp theo của thị trường.

Đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành dựa trên các lý thuyết nói trên và cũng có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng chúng có cơ sở thực tế và các luận điểm của chúng có thể được áp dụng để phân tích thị trường. Tuy nhiên, các bằng chứng khác lại cho thấy thị trường hoạt động không hoàn toàn hiệu quả và xuất hiện nhiều tranh cãi xung quanh các lý thuyết này.

Đồng tiền của một quốc gia
Đồng tiền của một quốc gia

Vậy thì, thị trường hoạt động không hiệu quả ở điểm nào và tại sao không phải lúc nào nó cũng phản ứng hợp lý trước các thông tin kinh tế vĩ mô mới được công bố? Hãy cùng xem xét một vài yếu tố dưới đây:

  • Các thành phần tham gia thị trường không tiếp cận với những thông tin mới cùng một thời điểm.
  • Tốc độ phản ứng trước những thông tin mới của các thành phần tham gia thị trường là khác nhau.
  • Sau khi phân tích những thông tin mới, các thành phần tham gia thị trường đưa ra dự đoán không giống nhau và do đó, dẫn tới các phản ứng khác

Rất nhiều người hoài nghi các lý thuyết này đã lấy cuộc khủng hoảng năm 1987, khi giá cổ phiếu sụt giảm từ 20 – 40%, làm bằng chứng cho các thiếu sót trong các lý thuyết nói trên. Họ khẳng định rằng không có “giá cổ phiếu hợp lý” bởi thực tế là các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng hành động theo lý trí.

Khi thị trường đang trên đà đi lên, các yếu tố như tâm lý của các thành phần tham gia thị trường (yếu tố chính tác động tới các hành động không dựa trên lý trí) và việc giao dịch được tự động hóa có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường.

Đồng nội tệ của một quốc gia cũng được coi là một chỉ số kinh tế, nên các thay đổi trong nền kinh tế hiển nhiên sẽ tác động đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.

Các chỉ số kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia

Đồng nội tệ của một quốc gia cũng được coi là một chỉ số kinh tế, nên các thay đổi trong nền kinh tế hiển nhiên sẽ tác động đến sự thay đổi trong tỷ giá của đồng nội tệ.

Các chỉ số kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế
Các chỉ số kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế
  • Các chỉ số chung của nền kinh tế quốc gia (Tổng sản phẩm quốc nội GDP, Cán cân thanh toán, Tài khoản vãng lai, Các chỉ số Sản lượng Công nghiệp…).
  • Các chỉ số chứng khoán như Chỉ số Công nghiệp Dow Jones (Mỹ) và DAX 30 (Đức).
  • Lãi suất tái cấp vốn của một đồng nội tệ.
  • Tỷ lệ lạm phát.
  • Lượng Cung tiền trên thị trường nội địa (đây là yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ lạm phát và lãi suất).
  • Các chỉ số Bán lẻ và các chỉ số Sản xuất.
  • Các thống kê Bất động sản và Xây dựng.
  • Các thống kê Lao động.
  • Các báo cáo Nghiên cứu Xã hội học về tiêu dùng.

Nhìn chung, nếu nền kinh tế của một quốc gia phát triển đi lên thì giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó cũng có xu hướng tăng. Ngược lại, nếu các chỉ số của nền kinh tế là tiêu cực thì giá trị đồng nội tệ sẽ giảm xuống. Do vậy, có thể thấy yếu tố chính tác động tới tỷ giá hối đoái là các thông tin kinh tế, chính trị quan trọng.

Đồng nội tệ sẽ có xu hướng tăng giá nếu các yếu tố sau đây xuất hiện:

  • Lãi suất tái cấp vốn của đồng nội tệ cao hơn so với các đồng tiền khác.
  • Kinh tế tăng trưởng nhanh, các thị trường tài chính giữ được sự ổn định.
  • Lạm phát thấp.
  • Cán cân thương mại lành mạnh.
  • Ngân sách quốc gia có mức thâm hụt cao (điều này buộc chính phủ phải vay mượn từ thị trường trong nước và thị trường liên ngân hàng để bù đắp mức thâm hụt)
  • Hệ thống chính trị ổn định.
  • Chính sách tiền tệ nhất quán và thận trọng.

Để dự đoán việc công bố các thông tin quan trọng, các nhà phân tích sẽ đưa ra nhiều dự đoán và phân tích khác nhau, những yếu tố có thể tác động tới tỷ giá. Sau khi thông tin được công bố, thị trường sẽ có những phản ứng đầu tiên, thường là rất mạnh mẽ và dễ nhận thấy, điều sẽ dẫn tới sự thay đổi lớn trong giá cả chỉ trong một thời gian ngắn.

Sự thay đổi này có thể xảy ra theo bất cứ chiều hướng nào, tỷ giá hối đoái có thể đi lên nếu thông tin khả quan hơn mức dự báo và sẽ đi xuống nếu thông tin tiêu cực hơn những gì được nhận định.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới công bố số liệu kinh tế hàng ngày, nhưng một nhà giao dịch trên thị trường Forex cần chú ý trước hết tới các số liệu về nền kinh tế Mỹ. Tin tức liên quan tới nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ giá của các cặp tiền tệ cơ bản trên thị trường.

Chiến lược xem ra có vẻ đơn giản, bạn chỉ việc đợi đến khi có một tin tức quan trọng được công bố, sau đó hãy quyết định nên mua hay bán tùy thuộc vào việc tin tức đó là khả quan hay tiêu cực. Tuy nhiên, vẫn có những điểm cần lưu ý sau:

  • Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa đồng tiền của hai quốc gia khác nhau, và nó được quyết định bởi tình hình kinh tế của cả hai quốc gia này.
  • Một chỉ số nhất định nào đó không thể hiện được bức tranh toàn cảnh về một nền kinh tế, do vậy, các nhà giao dịch cần phân tích và hiểu được tác động tổng hợp của các chỉ số và thông tin được công bố khi đưa ra các quyết định giao dịch.
  • Bạn không thể biết trước tỷ giá của một cặp tiền tệ sẽ thay đổi theo chiều hướng nào và trong khoảng bao nhiêu điểm phần trăm sau khi một thông tin kinh tế được đưa ra. Chiều hướng và độ lớn của sự biến động này sẽ phụ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin đó với thị trường tại thời điểm công bố.

Phân tích các chỉ số kinh tế quan trọng sẽ là công cụ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên. Nó giúp bạn hiểu được những quy luật căn bản của thị trường Ngoại hối, mối quan hệ giữa các cặp tiền tệ khác nhau và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Đối với các nhà giao dịch, vấn đề là làm sao áp dụng được những hiểu biết áp dụng vào chiến lược giao dịch của mình.

Chiến lược giao dịch dựa trên phân tíchcác chỉ số kinh tế quan trọng buộc nhà giao dịch phải nắm rõ tình trạng của nền kinh tế và luôn để tâm tới các thông tin và đánh giá quan trọng được công bố trước khi đưa ra các quyết định đầu tư của mình.

Lãi suất tái cấp vốn

Các ngân hàng trung ương chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia và đưa ra mức lãi suất tái cấp vốn cho đồng nội tệ. Các ngân hàng thương mại lớn khi cần sẽ phải vay tiền từ ngân hàng trung ương theo mức lãi suất này.

Ví dụ: Lãi suất tái cấp vốn của Hệ thống Dự trữ Liên bang (FRS) – hệ thống ngân hàng trung ương của Mỹ, là mức lãi suất qua đêm mà các ngân hàng thương mại phải trả cho các khoản vay qua đêm của mình.

Theo quy luật, Hệ thống Dự trữ Liên bang là cơ quan cấp tín dụng với chi phí thấp nhất cho các định chế tài chính lớn và các định chế này cũng coi vay mượn từ FRS là cách tốt nhất để duy trì khả năng thanh khoản của mình.

Dựa trên mức lãi suất tái cấp vốn, các ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất áp dụng cho khách hàng (cả cá nhân và doanh nghiệp) cũng như lãi suất cho các sản phẩm tín dụng và tiền gửi khác.

Lãi suất qua đêm
Lãi suất qua đêm

Một ngân hàng trung ương có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc dân: Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn để tránh cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng tăng trưởng “quá nóng” đồng thời kiểm soát lạm phát.

Nếu lãi suất tái cấp vốn ở mức cao, chi phí cho các khoản vay tăng và trở nên kém hấp dẫn với các cá nhân và doanh nghiệp đang có nhu cầu đi vay, điều này làm cho đầu tư giảm xuống. Ngược lại, bằng cách hạ thấp lãi suất tái cấp vốn, một ngân hàng trung ương có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: các khoản vay trở nên dễ tiếp cận hơn, các công ty bắt đầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh với sự trợ giúp từ các khoản vay có chi phí thấp.

lai suat tai cap von tang

Việc tăng lãi suất tái cấp vốn cũng đồng thời làm cho đồng nội tệ tăng giá trong một khoảng thời gian nhất định bởi lãi suất của các sản phẩm tiền gửi ngắn hạn trên thị trường sẽ tăng cao và làm tăng nhu cầu đối với đồng tiền đó.

Sự thay đổi lãi suất tái cấp vốn thường hiếm khi nằm ngoài dự báo: các ngân hàng trung ương (đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB) thường cố gắng tránh gây bất ngờ và luôn để cho các thành phần tham gia thị trường dự đoán trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ.

Lãi suất tái cấp vốn ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Trước khi thông tin chính thức về mức lãi suất tái cấp vốn được công bố, tỷ giá đã diễn biến theo những chiều hướng thể hiện dự báo của thị trường về những thay đổi có thể xảy ra. Những chiều hướng này có thể khác xa nhau.

Nếu cuối cùng mức lãi suất này nằm ngoài dự báo thì mức độ biến động của thị trường sẽ tăng lên nhanh chóng trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ giá các cặp tiền tệ có thể tăng tới 10 điểm phần trăm chỉ trong vài phút. Còn nếu mức lãi suất được công bố đúng với dự báo thì sẽ không có biến động nào đáng kể do tỷ giá đã được điều chỉnh từ trước đó.

Ngày giờ mà các ngân hàng trung ương công bố mức lãi suất tái cấp vốn đã được quy định trước: Ủy ban Thị trường Mở Liên bang, FOMC sẽ tổ chức một cuộc họp trong hai ngày nhằm thảo luận tình hình kinh tế vĩ mô của quốc gia đồng thời ấn định mức lãi suất tái cấp vốn.

Ủy ban sẽ tổ chức 8 cuộc họp như vậy trong một năm theo thời gian biểu định sẵn và các quyết định của Ủy ban cũng sẽ được công bố theo một lịch trình rõ ràng và công khai. Còn Ngân hàng Trung ương châu Âu thì tổ chức các cuộc họp hàng tháng để quyết định mức lãi suất này.

NHTW Đồng tiền Website chính thức Lãi suất tái cấp vốn, Tháng 11,2007 (%) Lãi suất tái cấp vốn, Tháng 1, 2009 (%)
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, FED USD http://www.feder alreserve.gov 4,5 0.25
Ngân hàng Trung ương châu Âu, ECB EUR http://www.ecb.i nt 4,00 2,50
NHTW Anh GBP http://www.bank ofengland.co.uk 5,75 2,00
NHTW Nhật Bản JPY http://www.boj.o r.jp  

0,50

 

0,20

NH Quốc gia Thụy Sỹ CHF http://www.snb.c h 2,75 0,50 – 1,50
NHTW Canada CAD http://www.bank ofcanada.ca 4,50 1,50
Ngân hàng Dự trữ

New Zealand

NZD http://www.rbnz. govt.nz 8,25 3,50
Ngân hàng Dự trữ

Australia

AUD http://www.rba.g ov.au 6,75 4,25

Biểu đồ dưới đây minh họa những thay đổi của lãi suất tái cấp vốn của các đồng tiền chính trên thế giới kể từ năm 1993.

Lãi suất tái cấp vốn của các đồng tiền chính 1993
Lãi suất tái cấp vốn của các đồng tiền chính 1993

Chú ý:

  • USD_FED_FUNDS (U.S. Federal Funds) – Lãi suất tái cấp vốn đồng USD
  • GBP_REPO_RATE UK Repo rate – Lãi suất tái cấp vốn đồng GBP
  • EUR_REF_TENDER EU Refinancing tender – Lãi suất tái cấp vốn đồng EUR
  • JPY_DISC_RATE Japan Discount rate – Lãi suất tái cấp vốn đồng JPY
  • CHF_DISC_RATE Switzerland Discount rate – Lãi suất tái cấp vốn đồng CHF
  • CHF_3M_LIB_MIN Switzerland 3 month LIBOR range – Lãi suất LIBOR tối thiểu của đồng CHF kỳ hạn 3 tháng.

Giao dịch theo tin tức

Phân tích các chỉ số kinh tế quan trọng trên thị trường Forex, trước hết bạn cần tìm được một vài nguồn cung cấp thông tin dùng cho việc phân tích cũng như lập ra một lịch biểu đáng tin cậy về các thông tin kinh tế.

Lịch biểu này cần phải dễ hiểu và được cập nhật thường xuyên. Chúng ta sẽ trích dẫn một ví dụ từ cổng thông tin phổ biến trên thị trường ngoại hối là: www.forexfactory.com

www.forexfactory.com
www.forexfactory.com


Tại sao lịch biểu này được coi là một lựa chọn tốt cho bất cứ nhà giao dịch nào? Hãy quan sát nó kỹ hơn một chút:

  • Lịch biểu này có mức độ chi tiết hợp lý, nó thể hiện các sự kiện xảy ra tại các quốc gia khác nhau trên thế giới.
  • Bạn có thể cài đặt thời gian theo múi giờ tại nơi bạn sống để không phải kiểm tra thời gian thông tin nào đó được công bố (giờ GMT, Giờ miền Đông của Mỹ…)
  • Bạn có thể sử dụng chức năng lọc để chọn ra danh sách các thông tin quan trọng nhất hay các tin liên quan đến đồng tiền mà bạn quan tâm.
  • Thông tin mới về một chỉ số kinh tế sẽ xuất hiện trên lịch biểu này ngay khi nó được công bố (xem cột Actual). Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại giá trị của các chỉ số này trong quá khứ trước khi chỉ số cập nhật nhất được công bố (xem cột Previous), cuối cùng bạn có thể xem dự đoán của các nhà phân tích về chỉ số này (xem cột Forecast).
  • Cột Impact (Tác động) cho thấy mức độ quan trọng của thông tin thông qua màu sắc của biểu tượng, màu đỏ nghĩa là rất quan trọng, màu cam là quan trọng và màu vàng là không thực sự quan trọng.
  • Nhấp chuột vào biểu tượng Open Details (Mở Chi tiết) trên cột Detail, bạn sẽ có các thông tin đầy đủ hơn về chỉ số kinh tế tương ứng, công thức tính toán cũng như phương thức phân tích chúng.
  • Cuối cùng, bạn có thể thấy biểu đồ thể hiện quá trình diễn biến của mỗi chỉ số kinh tế trong vòng một vài năm qua (xem cột chart).

Bạn nên nhìn qua nó lúc bắt đầu tuần giao dịch, ghi nhớ ngày giờ công bố các thông tin quan trọng. Để dự đoán sự thay đổi của các chỉ số mà bạn quan tâm, hãy xem xét diễn biến của chúng qua biểu đồ và lưu ý những thay đổi diễn ra trong một vài tháng gần nhất. Sau đó, hãy xem xét kỹ các dữ liệu đã được dự báo và công bố trước đây.

Dựa trên các giả định về thông tin cuối cùng sẽ được công bố, hãy đưa ra một vài quyết định giao dịch khác nhau (mở các trạng thái mới, đóng các trạng thái hiện tại, thay đổi các mức dừng lỗ, …).

Có một câu nói mà mọi nhà giao dịch đều thuộc lòng, đó là “Mua tin đồn, bán sự thực”.

Giá cả trên thị trường thường đã bị tác động bởi các tin đồn và dự báo trước khi thông tin chính thức được đưa ra, nhưng nó sẽ biến động rõ rệt tại thời điểm thông tin đó được công bố. Nếu thông tin công bố khả quan hơn dự báo thì tỷ giá của một đồng nội tệ, theo quy luật, sẽ tăng lên, còn nếu thông tin tiêu cực hơn nhận định trước đó, tỷ giá chắc chắn sẽ giảm xuống.

Giao dịch theo tín tức trong ngày?
Giao dịch theo tín tức trong ngày?

1. Có nên giao dịch theo tin tức trong ngày?

Tuy nhiên, không có nghĩa là sau khi xem qua các dữ liệu mới được công bố, bạn đã phải vội vã mở các trạng thái giao dịch mới ngay. Nếu đơn giản như vậy thì có lẽ mọi người đều đã trở thành triệu phú! Thông tin được công bố cho chúng ta chỉ dẫn về xu hướng tiếp theo của thị trường, nhưng bên cạnh đó, còn có rất nhiều yếu tố và quy luật khác tác động đến tình hình giao dịch. Bạn cần tìm ra người muốn mua thứ mà bạn đang muốn bán.

Thông tin có thể tương đối dễ hiểu và có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các thành phần có vai trò quan trọng trên thị trường lại có quan điểm của riêng họ đối với triển vọng trong dài hạn và không muốn mua (hoặc bán) một đồng tiền nào đó ở một mức giá mà bạn cho là hợp lý?

Vậy nên, tiếp sau những thay đổi đầu tiên, thị trường có thể sẽ không chứng kiến sự thay đổi đáng kể nào nữa và giá cả lại quay trở về mức cũ như khi chưa có biến động.

Do đó, việc giao dịch dựa trên tin tức nhìn chung khá mạo hiểm. Nhưng bạn cũng đừng nên tỏ ra thất vọng với những hiểu biết thu được nhờ phân tích cơ bản. Các phân tích cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong đầu tư dài hạn.

Do vậy, điều cần nhớ ở đây là “Đừng kỳ vọng sẽ kiếm được nhiều tiền bằng việc giao dịch chỉ dựa trên các tin tức được công bố trong ngày”. Phân tích cơ bản nên được lấy làm cơ sở cho đầu tư trung và dài hạn.

Bạn cũng nên kết hợp cả phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật khi xem xét các biểu đồ theo ngày,  tuần hoặc tháng. Phân tích cơ bản giúp bạn trả lời câu hỏi “Tại sao?” còn phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Như thế nào?”.

Việc tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi này thực ra đều quan trọng như nhau. Sử dụng kết hợp chúng để phân tích thị trường sẽ tạo cho bạn cơ hội có được kết quả giao dịch khả quan hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về quy luật vận hành của thị trường.

2. Phân tích chỉ số GDP như thế nào?

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi một quốc gia trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm).

Trong quá trình giao dịch các cặp tiền tệ trên thị trường Forex, dường như việc phân tích và dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là cần thiết trong dài hạn, còn trong ngắn hạn nó dường như không cần thiết. GDP là một chỉ số kinh tế vĩ mô tổng quát,  cho nên bạn đừng kỳ vọng là nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới những biến động của tỷ giá trong ngắn hạn.

Chỉ số này thường thay đổi theo đơn vị phần trăm (%). Số liệu GDP hàng quý được công bố đều đặn vào một thời điểm xác định nào đó, và kỳ vọng của thị trường có thể không trùng khớp với chỉ số thực. Bạn cũng nên nhớ rằng GDP với vai trò là một trong những chỉ số cơ bản nhất là một yếu tố rất quan trọng cần xem xét đối với những kế hoạch đầu tư dài hạn.

Tỷ lệ tăng trưởng GDP của một quốc gia càng cao thì tình hình kinh tế của quốc gia đó càng tốt. Tỷ lệ tăng trưởng GDP tối ưu là vào khoảng 3% một năm. Nếu GDP tăng trưởng quá nhanh, ngân hàng trung ương sẽ đưa ra quyết định tăng lãi suất tái cấp vốn và điều này sẽ ảnh hưởng tích cực lên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ.

GDP↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem GDP là chỉ số duy nhất phản ánh sức cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia. Để hiểu biết đầy đủ những động lực và triển vọng phát triển của một nền kinh tế, bạn phải so sánh số liệu mới nhất với những số liệu lịch sử cũng như số liệu của các quốc gia khác.

Công thức phổ biến nhất để tính toán chỉ số GDP như sau:

GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Chi tiêu công + (Xuất khẩu – Nhập khẩu)

Báo cáo GDP quý của Mỹ được cập nhật vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 mỗi tháng. Sau mỗi quý, chỉ số của các tháng đều được xem xét đánh giá lại. Báo cáo thường kỳ này được công bố bởi Cơ quan Phân tích Kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ vào khoảng giữa ngày 20 và 30 hàng tháng.

  • GDP của nước Mỹ chiếm khoảng 29% GDP toàn cầu.
  • GDP của khu vực đồng euro chiếm khoảng 22% .
  • GDP của Nhật Bản là khoảng 13%.

Cấu trúc của GDP cũng là một yếu tố quan trọng. Ví dụ như ở Mỹ, có tới hơn 65% GDP của nước này được tạo ra bởi các khoản tiêu dùng cá nhân.

Bạn cũng cần nhớ rằng chỉ số GDP có thể được thể hiện qua giá trị danh nghĩa (nominal GDP), tức là giá trị thị trường thực tế tại thời điểm công bố) hoặc qua giá trị thực (real GDP), tức là giá trị được tính theo giá tại năm cơ sở, chỉ số GDP thực cho phép ta so sánh chỉ số GDP của các thời kỳ khác nhau. Tại Mỹ, giá tại năm cơ sở 1992 được dùng để tính GDP thực. Tại rất nhiều quốc gia, cơ quan thống kê thường chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP. Tại Mỹ, Cơ quan Phân tích Kinh tế, BEA, (http://www.bea.gov) thuộc Bộ Thương mại Mỹ chịu trách nhiệm tính toán chỉ số GDP.

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ từ năm 1996
Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ từ năm 1996


Biểu đồ dưới đây thể hiện diễn biến tốc độ tăng trưởng GDP tại Mỹ từ năm 1996 (%).

3. Bảng lương Phi nông nghiệp NFP là gì?

Bạn có thể theo dõi tỷ lệ này bằng cách sử dụng 2 chỉ số việc làm chính:

  • Đề nghị trợ cấp Thất nghiệp Lần đầu (Initial Jobless Claims)
  • Bảng lương Phi  nông nghiệp  (Nonfarm Payrolls – NFP).
Bảng tin phi nông nghiệp NFP
Bảng tin phi nông nghiệp NFP

Bảng lương Phi nông nghiệp NFP là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng nhất của Mỹ. Nó được công bố mỗi tháng một lần. Nó phản ánh rất rõ nét thị trường lao động Mỹ và được các nhà kinh doanh cũng như các nhà phân tích theo dõi sát sao.

Số lượng việc làm mới tăng cao là dấu hiệu cho thấy kinh tế đang tăng trưởng bởi nó chứng tỏ các công ty đang thuê thêm người để đáp ứng nhu cầu của mình về lao động để hoàn thành các đơn đặt hàng của khách hàng. Cùng với NFP, hai chỉ số quan trọng khác cũng được công bố đó là:

  • Mức tiền công Trung bình Giờ (Average Hourly Earnings): là giá trị tuyệt đối trung bình của mức tiền công theo giờ và phần trăm tăng lên của nó trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Số giờ làm việc Trung bình tuần (Average Workweek).

Dữ liệu về cả ba chỉ số trên đều được công bố hàng tháng vào ngày thứ Sáu đầu tiên. Bộ Lao động Mỹ là cơ quan chịu trách nhiệm về các chỉ số này (http://stats.bls.gov). Thực tế đã cho thấy, tỷ giá hối đoái có thể thay đổi tới 125 điểm phần trăm chỉ vài giờ sau khi NFP được công bố. Điều này khiến cho báo cáo NFP trở thành một trong những chỉ số có tác động lớn nhất tới thị trường.

Bảng lương Phi nông nghiệp ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Tỷ lệ thất nghiệp ↓ = ↑ Tỷ giá hối đoái

Việc phân tích báo cáo NFP cho thấy những thay đổi quan trọng nhất đang diễn ra tại khu vực nào của nền kinh tế. Gần đây, chúng ta thấy những thay đổi mạnh mẽ diễn ra trong cấu trúc của thị trường lao động tại các nền kinh tế phát triển.

Chỉ trong vòng vài thập kỷ, vai trò của nông nghiệp ngày càng giảm sút, nhường bước cho sự lên ngôi của thương mại và dịch vụ. Tiền công trung bình của một lao động có kỹ năng trong ngành tài chính và sản xuất cao hơn của một lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và dịch vụ.

Kết quả là, số lượng việc làm mới được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, tài chính và xây dựng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế hơn là số việc làm mới trong các ngành nghề khác. Do vậy, những thay đổi trong báo cáo NFP chắc chắn sẽ tác động tới những quyết định tham gia thị trường của những nhà giao dịch.

Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ
Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ


Biều đồ minh họa những diễn biến của Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ từ tháng 4 năm 1996 đến tháng 12 năm 2008, (tính trên số việc làm mới được tạo ra, đơn vị: nghìn). Đường màu xanh là NFP, đường màu đỏ là đường trung bình di động của chỉ số này qua 6 giai đoạn.

4. Phân tích chỉ số lạm phát như thế nào?

Thuật ngữ Lạm phát (inflation) có nguồn gốc từ tiếng Latin inflatio, có nghĩa là sưng lên, căng  phồng lên. Lạm phát là quá trình suy giảm giá trị đồng tiền, biểu hiện ở sự tăng lên của giá cả hàng hóa và dịch vụ. Có một vài chỉ số cơ bản được dùng để đánh giá mức độ lạm phát.

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index hay CPI) thể hiện sự thay đổi trong tổng mức giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định (tháng hoặc năm). Đây là chỉ số lạm phát quan trọng nhất. Chỉ số CPI hàng tháng của Mỹ được công bố vào khoảng từ ngày 15 đến 21 mỗi tháng. Việc công bố chỉ số này do Cơ quan Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ (http://stats.bls.gov) chịu trách nhiệm.

Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Index hay PPI) thể hiện sự thay đổi giá của giỏ hàng hóa bao gồm trên 90.000 loại hàng hóa và dịch vụ của trên 3.500 lĩnh vực sản xuất khác nhau. Chỉ số này bao gồm cả giá sản xuất của các hàng hóa thành phẩm, hàng hóa trung gian và nguyên liệu thô. Dịch vụ chiếm khoảng 50% giỏ hàng. Chỉ số PPI hàng tháng của Mỹ được công bố vào khoảng giữa ngày 9 và 15. Bộ Lao động Mỹ cũng chịu trách nhiệm công bố chỉ số này.

Bạn chỉ nên lo lắng về áp lực lạm phát khi giá cả tăng cao hơn so với dự báo của chính phủ và các nhà phân tích. Dữ liệu được công bố càng khác so với dữ liệu dự báo bao nhiêu thì nó càng ảnh hưởng tới thị trường Ngoại hối bấy nhiêu. Lạm phát tăng dẫn đến lãi suất cũng tăng:

  • Ngân hàng trung ương cố gắng kiểm soát lạm phát bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn.
  • Lạm phát tăng cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chứng khoán do nhu cầu đầu tư vào cổ phiếu giảm.

CPI / PPI ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái USD

Một khi lãi suất tăng, môi trường lạm phát dường như lại khiến đồng tiền trở nên mạnh hơn mặc dù lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực lên tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu chính của ngân hàng trung ương là hạn chế lạm phát trong nền kinh tế, và vì vậy các thành phần tham gia thị trường hiểu rằng lạm phát tăng có thể khiến ngân hàng trung ương tăng các loại lãi suất, điều sẽ tạo áp lực tăng giá lên đồng nội tệ.

Tác động của lạm phát đến nền kinh tế?

Lạm phát tăng cũng có ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế nói chung bởi nó làm giảm chi tiêu và vì vậy làm giảm tỷ lệ tăng trưởng GDP. Thực tế này lại gây áp lực đòi hỏi ngân hàng trung ương giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng, nhưng nhìn chung, nhiệm vụ  kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế thường lớn hơn áp lực ngược lại là giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng.

Lạm phát ở Venezuela
Lạm phát ở Venezuela

Lạm phát hiện đang là vấn đề kinh tế nghiêm trọng đối với rất nhiều quốc gia. Các ngân hàng trung ương luôn cố gắng làm mọi việc trong khả năng của mình để kiềm chế lạm phát. Thâm hụt ngân sách, kết quả của việc chính phủ không duy trì được cân bằng ngân sách cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát.

Có một điều thú vị là gia tăng lạm phát làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và ngược lại, tỷ lệ lạm phát giảm có thể khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (do tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung giảm xuống). Tất cả những điều này nói lên rằng các chính phủ và ngân hàng trung ương luôn luôn hướng tới sự cân bằng giữa mong muốn kiềm chế lạm phát đến mức tối thiểu với việc không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế.

Lạm phát cũng ảnh hưởng rất lớn tới thị trường trái phiếu: nếu nhà đầu tư mua trái phiếu lãi suất cố định thì giá trị tương lai của đồng tiền nhận được từ lợi tức của trái phiếu đó sẽ giảm đi cùng với sự gia tăng của lạm phát. Như vậy thì dường như tỷ lệ lạm phát gần như bằng 0 là lý tưởng, nhưng không phải vậy. Lạm phát quá thấp cũng chính là dấu hiệu của trì trệ kinh tế và báo hiệu những điều không tốt đẹp sắp xảy ra.

Biểu đồ thể hiện diễn biến chỉ số CPI của Mỹ từ năm 1996 (%)
Biểu đồ thể hiện diễn biến chỉ số CPI của Mỹ từ năm 1996 (%)

Số liệu thống kê Doanh số bán lẻ ở Mỹ là một chỉ số gián tiếp của lạm phát. Doanh số bán lẻ là cơ sở phân tích nhu cầu tiêu dùng của người dân và đưa ra kết luận về phản ứng của họ trong bối cảnh kinh tế nhất định. Lạm phát cũng gắn liền với doanh số bán lẻ: doanh số bán lẻ càng cao thì khả năng gia tăng lạm phát trong tương lai gần càng tăng.

Mặt khác, doanh số bán lẻ tăng cũng ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái vì việc người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và nhìn chung thể hiện sự gia tăng niềm tin của người dân vào triển vọng của nền kinh tế.

Doanh số bán lẻ ↑ = ↑ Tỷ giá hối đoái

» Bài 26: Giao dịch Forex ở Việt Nam có vi phạm pháp luật?

Công thức tính doanh số bán lẻ bao gồm tổng giá trị thanh toán của tất cả các nhà bán lẻ trong một khoảng thời gian xác định. Doanh số bán lẻ được công bố bởi Cơ quan Điều tra dân số Mỹ. Bạn có thể tìm thêm rất nhiều thông tin  tại website chính thức của cơ quan này (http://www.census.gov/svsd/www/advtable.html).

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay