Hướng dẫn giao dịch với tín hiệu Phân kỳ
Có 2 loại phân kỳ: Phân kỳ thường – regular divergence và Phân kỳ kín – hidden divergence. Mỗi loại phân kỳ này chứa đựng những yếu tố cho thấy khả năng tăng điểm hoặc giảm điểm.
1. Phân kỳ là gì?
Có cách nào để giao dịch ít rủi ro với việc bán được gần ở đỉnh hoặc mua được gần ở đáy của một xu hướng không?
Có cách nào giúp bạn khi đang có một lệnh mua vào và có thể nhận ra rằng đến thời điểm để thoát lệnh hiệu quả, tránh đảo chiều bất ngờ không?
Có cách nào giúp bạn dù tin tưởng vào sự giảm điểm của thị trường nhưng vẫn tìm được điểm vào lệnh bán ở mức giá tốt hoặc mức giá ít rủi ro không?
Đoán xem. Có một cách. Nó được gọi là Giao dịch với phân kỳ.
Phân kỳ (Divergence) là khi chuyển động của giá ngược lại so với hướng của chỉ báo. Các hướng di chuyển này được xác định bằng các đáy, đỉnh của nến giá và chỉ báo. Đây được xem là điểm đảo chiều khá tin cậy cho nhà đầu tư để nắm bắt cơ hội.
Nhìn chung, phân kỳ có thể được tìm thấy khi so biến động giá với chuyển động của chỉ báo kỹ thuật. Không cần quan tâm đến chỉ báo bạn dùng là gì. Bạn có thể dùng RSI, MACD, Stoch hay CCI….
Điều tuyệt vời của phân kỳ là bạn có thể dùng nó như 1 chỉ báo nhanh – leading indicator, và sau khi luyện tập, phát hiện ra phân kỳ sẽ không khó lắm.
Nếu giao dịch đúng, bạn có thể kiếm được lợi nhuận đều đặn với phân kỳ. Điều tốt nhất về phân kỳ là bạn thường mua được gần đáy hoặc bán được gần đỉnh. Điều đó khiến rủi ro trong giao dịch của bạn sẽ rất nhỏ so với lợi nhuận kiếm được.
Tuyệt vời chưa?
2. Các loại phân kỳ
Chỉ cần nhớ “Đỉnh cao hơn” và “Đáy thấp hơn”.
Giá và động lượng thường đi chung với nhau như kiểu Batman và Robin, Serena và Venus William, muốn và tiêu…đó là điểm cần nắm.
- Nếu giá tạo những đỉnh cao hơn thì chỉ báo kỹ thuật cũng sẽ tạo những đỉnh cao hơn.
- Nếu giá tạo những đáy thấp hơn thì tương tự, chỉ báo kỹ thuật cũng tạo đáy thấp hơn.
Nếu không phải như vậy thì có nghĩa giá và chỉ báo kỹ thuật đã bị chệch hướng với nhau. Đó là nguyên nhân của sự Phân kỳ.
Giao dịch với phân kỳ là một công cụ tuyệt vời bạn cần có trong đồ nghề giao dịch của mình bởi vì tín hiệu phân kỳ cho thấy rằng sắp có “mùi tiền” và bạn cần chú ý chặt chẽ hơn.
Sử dụng phân kỳ để giao dịch sẽ giúp phát hiện xu hướng yếu đi hoặc sự đảo chiều trong động lực. Đôi khi có thể dùng phân kỳ để thấy được xu hướng sẽ đi tiếp.
Có 2 loại phân kỳ.
- Phân kỳ bình thường – regular divergence
- Phân kỳ kín – hidden divergence
Phân kỳ bình thường
Phân kỳ bình thường được dùng để xác định khả năng đảo chiều của một xu hướng.
Nếu giá tạo các đáy thấp hơn – lower lows (LL) – nhưng chỉ báo kỹ thuật lại tạo đáy cao hơn – higher lows (HL) thi đó được xem là 1 phân kỳ tăng bình thường – bullish regular divergence.
Điều này thường xảy ra tại điểm kết thúc của một xu hướng. Sau khi giá tạo đáy thứ 2, nếu chỉ báo không thể tạo đáy thấp hơn thì khả năng giá có thể tăng trở lại, vì giá và động lượng của nó thường đi chung với nhau.
Xem hình bên dưới để thấy rõ hơn về phân kỳ tăng bình thường.
Nếu giá đang tạo ra đỉnh cao mới – higher high (HH) – nhưng chỉ báo lại tạo ra đỉnh thấp mới – lower high (LH) thì bạn có một phân kỳ giảm bình thường – bearish regular divergence.
Phân kỳ loại này thường được thấy trong một xu hướng tăng. Sau khi giá tạo đỉnh cao thứ 2, nếu chỉ báo tạo đỉnh thấp (không giống giá là tạo đỉnh cao), thì bạn có thể dự đoán rằng giá có thể đảo chiều và giảm điểm lại.
Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy giá đảo chiều sau khi tạo đỉnh thứ 2.
Trong các hình phía trên, có thể thấy phân kỳ bình thường – regular divergence – sử dụng tốt nhất khi dùng để đoán đỉnh và đáy. Bạn có thể tìm thấy các vùng mà giá dừng lại và đảo chiều.
Chỉ báo cho chúng ta tín hiệu rằng động lực trong giá bắt đầu thay đổi và ngay cả khi giá tạo đỉnh cao mới (hoặc đáy thấp mới) thì khả năng là sức mạnh này cũng không giữ được.
Phân kỳ kín
Phân kỳ không chỉ chỉ ra tín hiệu đảo chiều của một xu hướng, nó còn có thể chỉ ra khả năng đi tiếp của xu hướng đó. Hãy luôn nhớ rằng, xu hướng là bạn, vì vậy, bất cứ khi nào bạn có tín hiệu rằng giá sẽ đi tiếp thì đó là điều tốt cho bạn.
Phân kỳ kín xảy ra khi giá tạo đáy cao hơn (higher low – HL) nhưng chỉ báo lại tạo đáy thấp hơn (lower low – LL).
Điều này có thể thấy khi giá đang ở trong xu hướng tăng. Một khi giá tạo đáy cao hơn, hãy chú ý xem chỉ báo kỹ thuật có làm điều tương tự hay không. Nếu chỉ báo không tạo đáy cao hơn mà tạo đáy thấp hơn thì bạn đã có PHÂN KỲ KÍN rồi đấy.
Sau cùng, chúng ta đã có Phân kỳ âm kín – bearish hidden divergence. Điều này xảy ra khi giá tạo đỉnh thấp hơn (lower high – LH) nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh cao hơn (higher high – HH). Bạn có thể thấy điều này trong một xu hướng giảm. Khi bạn nhận thấy phân kỳ âm kín, khả năng là cặp tiền sẽ tiếp tục đi theo hướng giảm tiếp.
Tổng hợp lại những thứ bạn đã học về PHÂN KỲ KÍN nhé.
Nếu bạn là một người giao dịch theo xu hướng (trend follower), bạn cần dành thời gian cho việc tìm các Phân kỳ kín
Nếu bạn có thể nhận thấy nó, nó sẽ giúp bạn đi theo xu hướng một cách sớm hơn
Hãy ghi nhớ, phân kỳ bình thường là tín hiệu về khả năng đảo chiều của giá, trong khi phân kỳ kín là dấy hiệu của việc xu hướng sẽ tiếp diễn
3. Cách giao dịch với phân kỳ
Hãy xem một số ví dụ dưới đây về phân kỳ giữa giá và chỉ báo kỹ thuật.
Trước tiên là phân kỳ bình thường. Dưới đây là biểu đồ daily của USDCHF.
Có thể thấy từ đường xu hướng giảm bên trên rằng USDCHF đang ở trong hướng giảm.
Tuy nhiên, có những tín hiệu cho thấy rằng xu hướng giảm đang đi đến hồi kết thúc Trong khi giá tiếp tục tạo đáy thấp hơn, chỉ báo Stochastic RSI lại tạo đáy cao hơn.
Có vẻ như có mùi tiền ở đây. Có phải sự đảo chiều này đã kết thúc? Đây là thời điểm để mua vào “con gà” này?
Nếu bạn trả lời “Vâng” cho câu hỏi “đây là thời điểm để mua vào “con gà” này?” thì bạn đã hốt bạc. Biểu đồ cho thấy sự phân kỳ giữa giá và stochastic đã tạo cơ hội tốt để mua. Giá phá vỡ đường xu hướng giảm bên trên và tạo ra xu hướng tăng mới. Nếu bạn đã mua ở gần đáy, bạn đã có thể thắng được cả nghìn pips khi mà cặp tiền tiếp tục tăng điểm mạnh trong những tháng tiếp đó.
Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao chúng ta có thể vào lệnh sớm như vậy không?
Trước khi tiếp tục, bạn có để ý đến mô hình nến Đáy đôi – tweezer bottom – hình thành khi giá tạo đáy thứ 2 hay không?
Tiếp tục tìm thêm những đầu mối cho sự đảo chiều có thể xảy ra của giá nhé. Điều đó giúp cho bạn có nhiều sự xác nhận hơn rằng xu hướng hiện tại đang đi đến hồi kết thúc, cho bạn thấy có lý do để tin tưởng hơn về sức mạnh của sự phân kỳ.
Tiếp theo, tiếp tục xem một ví dụ khác về những phân kỳ kín. Chúng ta hãy xem biểu đồ daily của USDJPY.
Có thể thấy cặp tiền đang trong xu hướng giảm. Chú ý rằng giá đang tạo những đỉnh thấp hơn nhưng Stochastic RSI lại tạo những đỉnh cao hơn.
Theo ghi chú của chúng ta, đây chính là phân kỳ âm kín. Vậy chúng ta sẽ làm gì? Có phải thời điểm để đi theo xu hướng này?
Nếu bạn không chắn, có thể ngồi xuống và quan sát trước.
Nếu bạn quyết định ngồi ngoài, điều đó có thể làm bạn tiếc nuối Vì sao?
Vì xu hướng sẽ tiếp tục.
Giá bật vào đường xu hướng và tiếp tục giảm thêm 2000 pips nữa.
4. Cách tránh vào lệnh quá sớm khi giao dịch với phân kỳ
Việc sử dụng phân kỳ có thể là một công cụ tuyệt vời mà bạn cần có, song có đôi khi bạn lại vào lệnh quá sớm vì không đợi thêm các sự xác nhận khác. Dưới đây là một vài mẹo mà bạn có thể dùng để an toàn hơn khi giao dịch với phân kỳ.
Đợi giao cắt
Đây có thể là một quy tắc chứ không phải là 1 mẹo. Cần đợi sự giao cắt của chỉ báo kỹ thuật. Điều này có thể chỉ ra sự thay đổi cần thiết về năng lượng từ mua sang bán hoặc ngược lại. Nguyên nhân chính phía sau điều này là bạn cần phải đợi xuất hiện đáy hoặc đỉnh và chúng không thể hình thành nếu sự giao cắt chưa xảy ra.
Trong biểu đồ bên trên, cặp tiền tạo đỉnh thấp hơn trong khi Stochastic đã tạo đỉnh cao hơn. Đây là một phân kỳ kín giảm và chúng ta chuẩn bị đặt lệnh bán.
Nhưng, kiên nhẫn là 1 đức tính tốt. Hay nhất là nên đợi Stochastic cắt xuống nhưng một tín hiệu xác nhận rằng cặp tiền thực sự giảm điểm.
Sau đó vài cây nến, Stochastic đã tạo giao cắt xuống. Giao dịch với phân kỳ âm kín kiểu này sẽ an toàn hơn.
Điều chỉnh yếu ở đây là gì? Hãy kiên nhẫn. Đừng bóp cò bởi vì bạn không chắc biết rằng khi nào động lực sẽ thay đổi. Nếu bạn không kiên nhẫn, bạn có thể thua lỗ khi giá không xoay chiều.
Đi ra khỏi vùng quá mua/quá bán
Một mẹo khác là hãy đợi cho đỉnh hoặc đáy của chỉ báo kỹ thuật đi vào vùng quá mua / quá bán, sau đó đợi cho nó thoát ra khỏi vùng đó để giao dịch.
Nguyên nhân để làm việc này tương tự như việc đợi sự giao cắt. Bạn thực sự không biết khi nào động lực bắt đầu thay đổi.
Ví dụ rằng bạn đang xem 1 biểu đồ và bạn nhận ra rằng stochastic tạo đáy thấp mới trong khi giá thì không.
Bạn nghĩ rằng đã đến lúc để mua vào bởi vì chỉ báo đang nằm trong tình trạng quá mua và sự phân kỳ đã hình thành. Tuy nhiên, lực bán vẫn còn mạnh và giá tiếp tục giảm, hình thành đáy mới.
Bạn sẽ nhận ra rằng xu hướng đã không tiếp diễn. Sự thực là một xu hướng giảm mới đã hình thành khi cặp tiền đạng tạo những đáy thấp hơn. Và nếu bạn cứng đầu, bạn sẽ bị “tiêu diệt” trong hướng xuống đó.
Nếu bạn đã kiên nhẫn chờ cho có nhiều tín hiệu xác nhận hơn cho khả năng phân kỳ đã hình thành thì bạn đã tránh được sự thua lỗ và nhận ra rằng một xu hướng mới đã xuất hiện.
Vẽ đường xu hướng cho chỉ báo kỹ thuật
Điều này nghe có vẻ hơi “buồn cười” vì bạn chỉ mới học vẽ đường xu hướng cho giá mà thôi. Tuy nhiên, đây thực sự là một mẹo hiệu quả mà bạn nên học. Có thêm 1 vũ khí nữa vẫn là điều tuyệt vời đúng không?
Mẹo này hữu dụng khi tìm sự đảo chiều hoặc sự phá vỡ trendline. Khi bạn thấy giá đi theo 1 đường xu hướng nào đó, hãy vẽ một đường xu hướng tương tự cho chỉ báo kỹ thuật của bạn.
Bạn sẽ thấy rằng chỉ báo kỹ thuật cũng sẽ đi theo đường xu hướng đó, y như giá. Nếu bạn thấy cả giá lẫn chỉ báo kỹ thuật đều phá đường trendline của nó thì đó là tín hiệu thay đổi về lực mua – bán và xu hướng có thể sẽ thay đổi.
5. Các quy tắc giao dịch với phân kỳ
Dưới đây là 9 quy tắc bạn cần ghi nhớ khi giao dịch với phân kỳ. Bạn cần học, ghi nhớ và thực hành nó. Điều này sẽ giúp bạn có những quyết định giao dịch tốt hơn. Nếu bạn bỏ qua, bạn sẽ bị “hủy diệt”
Hãy chắc rằng bạn nhìn thấy rõ
Để đủ điều kiện có phân kỳ, giá cần phải thể hiện một trong những mô hình sau:
- Tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước
- Tạo đáy thấp hơn đáy trước
- Tạo 2 đỉnh bằng nhau
- Tạo 2 đáy bằng nhau
Không cần phải nhìn đến chỉ báo kỹ thuật nếu KHÔNG CÓ một trong 4 mô hình nói trên xuất hiện.
Vẽ đường thẳng nối các đỉnh hoặc đáy.
Giả sử bạn đã nhìn thấy một số biến động của giá trên biểu đồ. Ghi nhớ rằng, bạn chỉ cần nhìn thấy một trong 4 thứ: một đỉnh cao hơn, một đỉnh đi ngang, một đáy thấp hơn, một đáy đi ngang…Vậy là bước đầu xong.
Bây giờ hãy vẽ một đường thẳng nối từ đỉnh hoặc đáy đó đến đỉnh hoặc đáy tiếp theo. Điều kiện là các đỉnh hoặc đáy này ĐÃ hình thành xong.
Làm điều đúng – Chỉ nối ĐỈNH và ĐÁY
Một khi bạn thấy 2 đỉnh được thành lập, bạn hãy nối 2 đinh đó lại. Nếu 2 đáy hình thành, bạn hãy nối 2 đáy đó.
Đừng làm điều sai là vẽ đường thẳng tại đáy khi bạn thấy 2 đỉnh. Vẽ lung tung sẽ khiến bạn rối.
Chú ý vào GIÁ
Vậy là bạn đã kết nối 2 đỉnh hoặc 2 đáy với một đường xu hướng. Bây giờ hãy nhìn vào chỉ báo kỹ thuật mà bạn dùng và so sánh nó với biến động của giá. Bất cứ chỉ báo kỹ thuật nào bạn dùng, bạn cần nhớ so ĐỈNH VỚI ĐỈNH hoặc ĐÁY VỚI ĐÁY. Một số chỉ báo có nhiều đường như MACD hay Stochastic với các đường chồng lên nhau. Đừng lo, bạn cũng sẽ thấy được phân kỳ.
So sánh đúng đỉnh đáy giữa giá và chỉ báo kỹ thuật
Nếu bạn vẽ 1 đường thẳng nối 2 đỉnh của giá, bạn CẦN phải vẽ 1 đường thẳng nối 2 đỉnh của chỉ báo kỹ thuật. Tương tự nếu là đáy. Nói chung, so sánh đỉnh đáy phải khớp nhau.
Khớp theo trục dọc
Những đỉnh và đáy bạn xác định trên chỉ báo kỹ thuật phải KHỚP theo trục dọc so với đỉnh và đáy của giá.
Chú ý đường nối
Phân kỳ chỉ xuất hiện nếu ĐƯỜNG NỐI giữa các đỉnh / đáy của chỉ báo kỹ thuật KHÁC BIỆT so với ĐƯỜNG NỐI giữa các đỉnh / đáy của giá. Đường nối có thể ở dạng đi lên, đi xuống hoặc đi ngang.
Nếu đã lỡ cơ hội, hãy đợi lần tới
Nếu bạn phát hiện ra phân kỳ nhưng giá đã đảo chiều và đã đi theo xu hướng một thời gian rồi thì bạn có thể bỏ qua phân kỳ này. Xem như bạn đã “lỡ tàu”. Điều bạn có thể làm bây giờ là đợi cơ hội tiếp theo để tìm phân kỳ.
Lùi lại 1 bước
Tín hiệu phân kỳ thường chính xác hơn ở các khung thời gian dài. Bạn sẽ bị ít tín hiệu sai. Có nghĩa là bạn sẽ có ít giao dịch hơn nhưng nếu bạn quản lý giao dịch tốt, bạn sẽ có nhiều lợi nhuận hơn. Phân kỳ trong những khung thời gian nhỏ xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít độ tin cậy hơn.
Chúng tôi cho rằng chỉ nên xem phân kỳ từ khung thời gian 1 giờ trở lên. Nhiều người giao dịch sử dụng khung thời gian 15 phút hay thấp hơn nữa. Trên những khung thời gian như vậy, sẽ có rất nhiều sự “nhiễu”, vì vậy, chúng ta nên tránh.
***
Đây chính là 9 quy tắc bạn cần nắm khi giao dịch với phân kỳ. Hãy ghi nhớ. Chỉ cần lưu tâm các quy tắc này, bạn sẽ làm tăng cơ hội kiếm được lợi nhuận cho chính bản thân mình.
6. Tóm tắt về Phân kỳ
Có 2 loại phân kỳ
- Phân kỳ thường – regular divergence
- Phân kỳ kín – hidden divergence
Mỗi loại phân kỳ này chứa đựng những yếu tố cho thấy khả năng tăng điểm hoặc giảm điểm Dưới đây là bảng tóm tắt về phân kỳ.
Dạng | Khả năng | Giá | Chỉ báo | Mô tả | Ví dụ |
Phân kỳ thường – Regular divergence | Tăng | Tạo đáy thấp hơn | Tạo đáy cao hơn | Cho thấy nội lực đang mạnh lên. Xu hướng xuống sắp hết.
Lưu ý khả năng xu hướng thay đổi từ giảm sang tăng |
|
Phân kỳ kín –
Hidden divergence |
Giảm | Tạo đỉnh cao hơn | Tạo đỉnh thấp hơn | Cho thấy nội lực đang yếu đi.
Xu hướng lên sắp hết. Lưu ý khả năng xu hướng thay đổi từ tăng sang giảm. |
|
Tăng | Tạo đáy cao hơn | Tạo đáy thấp hơn
|
Cho thấy nội lực đang mạnh lên. Là điểm vào hoặc điểm vào lại tốt.
Xuất hiện sau một đợt điều chỉnh trong xu hướng lên. Tốt nếu thấy trong giai đoạn giá thử lại đáy cũ. “Mua đáy”. |
||
Giảm | Tạo đỉnh thấp hơn | Tạo đỉnh cao hơn | Cho thấy nội lực đang yếu đi. Xuất hiện trong một đợt điều chỉnh ở xu hướng giảm.
Tốt nếu thấy trong giai đoạn giá thử lại đỉnh cũ. “Bán đỉnh” |
Có 2 loại phân kỳ:
- Bình thường
- Kín
Luôn nhớ rằng chúng ta sử dụng phân kỳ như một loại chỉ báo kỹ thuật chứ không phải một tín hiệu để vào lệnh giao dịch.
Sẽ là không thông minh lắm nếu giao dịch chỉ dựa nhất vào phân kỳ vì nhiều tín hiệu sai có thể xuất hiện. Nếu bạn sử dụng phân kỳ đúng và kết hợp với những công cụ khác, giao dịch của bạn có nhiều khả năng có lợi nhuận và rủi ro sẽ thấp hơn.
Có nhiều cách để tận dụng ưu điểm của phân kỳ.
Một cách là có thể xem đường xu hướng hoặc mô hình nến nhằm xác nhận về khả năng đảo chiều hay đi tiếp của giá.
Cách khác là sử dụng các mẹo như xem giao cắt thực sự của chỉ báo kỹ thuật hoặc đợi chỉ báo kỹ thuật đi ra khỏi vùng quá mua/quá bán. Bạn cũng có thể dùng đường xu hướng cho chỉ báo kỹ thuật.
Với những mẹo trên, bạn có thể tự bảo về mình khỏi những tín hiệu sai và lọc chúng nhằm biến chúng thành những giao dịch có lợi nhuận.
Ở chiều ngược lại, đó là sự nguy hiểm của việc giao dịch ngược hướng với chỉ báo của phân kỳ.
Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn về hướng đi của giá, hãy ngồi ngoài.
Hãy nhớ rằng thà không có lệnh còn hơn là ôm 1 lệnh thua lỗ. Không có lệnh dù sao vẫn còn tiền. Phân kỳ không xuất hiện thường xuyên, nhưng nếu chúng xuất hiện, hãy chú ý đến chúng. Phân kỳ bình thường có thể giúp bạn kiếm lợi nhuận khi nhảy vào những vùng đảo chiều của giá.
Phân kỳ kín giúp bạn nắm lệnh lâu hơn và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi đi theo hướng của giá. Mẹo ở đây là hãy luyện tập đôi mắt để có thể thấy được phân kỳ khi chúng xuất hiện VÀ chọn phân kỳ phù hợp để giao dịch. Thấy được phân kỳ không có nghĩa là bạn sẽ đặt lệnh lập tức. Hãy phân tích thật kỹ và tìm thêm tín hiệu trước khi vào.