Mô hình Ponzi là gì? Đặc điểm nhận dạng mô hình đa cấp này?
Mô hình Ponzi là một mô hình đa cấp, huy động vốn trái phép hay một chương trình đầu tư gian lận
Mô hình Ponzi là gì?
Mô hình Ponzi là một mô hình đa cấp, huy động vốn trái phép hay một chương trình đầu tư gian lận. Nó liên quan đến việc sử dụng các khoản đầu tư được huy động từ các nhà đầu tư mới để trả lãi cho các nhà đầu tư trước đó. Những kẻ đứng đầu trong mô hình Ponzi thường hứa hẹn sẽ đầu tư số tiền họ thu được để tạo ra lợi nhuận siêu khủng khiếp mà không có bất kì rủi ro nào xảy ra.
Tuy nhiên, trên thực tế, những kẻ lừa đảo này không hề có kế hoạch đầu tư nào từ khoản tiền họ huy động đươc. Ý định của họ là trả lãi cho các nhà đầu tư sớm nhất để làm cho mô hình này thật đáng tin cậy và uy tín. Do đó, một mô hình Ponzi luôn đòi hỏi một dòng tiền đổ vào liên tục để duy trì chính nó. Khi mô hình này không thể kêu gọi thêm thành viên nào nữa hoặc khi phần lớn các nhà đầu tư hiện tại quyết định rút tiền, thì nó nhanh chóng sụp đổ.
Mô hình Ponzi chỉ đơn giản là một loại hình đầu tư mà các nhà đầu tư được hứa hẹn trả lợi nhuận đáng kể. Khi mới bắt đầu mô hình Ponzi, những người đứng đầu thường tập trung sự quan tâm của họ vào những khách hàng mới. Sau khi những người mới tiếp theo tham gia đầu tư, tiền của họ được sử dụng để trả lợi nhuận cho các nhà đầu tư ban đầu.
Mô hình Ponzi tương tự như mô hình kim tự tháp. Các nhà đầu tư được thuyết phục để tin rằng họ đang kiếm được lợi nhuận từ chính số tiền họ đầu tư. Họ không nhận thức được rằng cách duy nhất có thể kiếm được lợi nhuận là kêu gọi thêm các nhà đầu tư mới vào mô hình này.
Lịch sử ra đời mô hình Ponzi
Charles Ponzi – “Ông Tổ” Của Mô Hình Lừa Đảo Hoành Hành Thế Giới 100 Năm Nay. Charles Ponzi được hậu thế nhắc đến như là một trong những kẻ lừa đảo vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông được xem là cha đẻ của mô hình lừa đảo kim tự tháp, thường được áp dụng trong những hình thức đa cấp hay huy động vốn trá hình như hiện nay. Trong cuộc đời đầy tai tiếng của mình, Ponzi đã khởi nghiệp với 2,5 USD trong túi, 17 năm sau ông trở thành triệu phú với 15 triệu USD tương đương khoảng 348 triệu USD ngày nay và cuối cùng khi qua đời ông chỉ còn đúng 75 USD – đủ để thanh toán chi phí mai táng. Các thương vụ lừa đảo đình đám của ông mang đúng tính chất của mô hình kim tự tháp như:
- Tem phiếu IRC: Ông thuyết phục mọi người bằng cách khẳng định dễ dàng mua bán loại tem phiếu này ở châu Âu hay Mỹ để thu về lợi nhuận rất cao. Qua đó thu hút các khoản đầu tư từ bên ngoài. Ông còn khẳng định kế hoạch đầu tư này thu lại 50% tiền lãi trong 90 ngày (thậm chí 45 ngày) là rất khả thi. Ponzi hứa rằng với mỗi nhà đầu tư mới được giới thiệu, các nhà đầu tư cũ sẽ thu lợi được 10% hoa hồng.
- Bất động sản tại Florida: Tại Florida, ông bắt đầu kinh doanh đất với cái tên giả. Ông mua đất và phân lô để bán. Người đăng kí được hứa sẽ trả 30 USD cho mỗi khoản đầu tư 10 USD sau 60 ngày, mức lãi còn ấn tượng hơn so với vụ IRC trước đó.
Các đặc điểm nhận dạng mô hình Ponzi
1. Hứa hẹn lợi nhuận cao với rủi ro tối thiểu
Trên thực tế, mọi khoản đầu tư đều mang theo một mức độ rủi ro nhất định nào đó. Các khoản đầu tư mang lại lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng càng lớn. Vì vậy, nếu ai đó đề xuất với bạn một khoản đầu tư với lợi nhuận cao và rủi ro thấp, bạn phải suy nghĩ thật kỹ càng trước khi quyết định đầu tư.
2. Lợi nhuận quá hợp lý
Kinh nghiệm đầu tư cho thấy thị trường luôn luôn biến động. Ví dụ: nếu một người đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó, có những lúc giá cổ phiếu sẽ tăng, và những lần khác, nó sẽ giảm. Điều đó nói lên rằng, các nhà đầu tư luôn phải cảnh giác về các khoản đầu tư tạo ra lợi nhuận cao một cách nhất quán bất kể điều kiện thị trường biến động theo chiều hướng có lợi cho khoản đầu tư đó.
3. Quỹ đầu tư chưa đăng ký hoặc không giấy phép
Trước khi vội vã bỏ tiền của mình vào một quỹ hay công ty đầu tư nào đó, điều quan trọng là phải xác nhận xem công ty đầu tư có được đăng ký với Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của nước sở tại hoặc cơ quan quản lý nhà nước hay không. Nếu nó được đăng ký thì nhà đầu tư có thể truy cập thông tin liên quan đến công ty để xác định xem nó có hợp pháp hay không. Hầu hết các mô hình Ponzi của các cá nhân hoặc công ty đầu tư đều không có giấy phép hoạt động.
4. Quỹ đầu tư hoạt động tinh vi, bí mật, ít công khai
Bạn nên tránh các khoản đầu tư bao gồm các thủ tục quá phức tạp để hiểu được.
Làm thế nào để tránh xa mô hình Ponzi?
Cũng giống như cách một nhà đầu tư như bạn nghiên cứu một công ty có cổ phiếu mà bạn sắp mua, bạn nên điều tra bất cứ ai giúp bạn quản lý khoản đầu tư của mình. Ngoài ra, trước khi đầu tư vào bất kỳ quỹ đầu tư nào, bạn nên xem xét hồ sơ tài chính của công ty để xác minh xem chúng có hợp pháp hay không.
Biến tướng của mô hình Ponzi tại Việt Nam
Mô hình Ponzi được biến tướng và sử dụng rất nhiều trên thế giới trong hơn trăm năm qua ở rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như: tài chính, bất động sản, thương mại điện tử, …
Ở Việt Nam, gần đây nhất có Eagle Rock Global (ERG), một dự án tự xưng công nghệ 4.0 đến từ Anh quốc. Muốn trở thành nhà đầu tư, người dân phải tham gia từ 100 USD trở lên. Lãi được trả theo ngày ở mức 0,5 %/ngày, tương đương với 15 %/tháng và 180 %/năm. Để biết thêm chi tiết về ERG, mời các bạn tham khảo thêm bài viết: ERG lừa đảo dựa trên mô hình Ponzi kinh điển – Eagle Rock Global. Ngoài ra, một vài các dự án đầu tư khác cũng mang đậm tính chất của mô hình Ponzi như iFan, Skyway, …
Kết luận
Một mô hình Ponzi chỉ đơn giản là một khoản đầu tư bất hợp pháp. Được đặt theo tên của Charles Ponzi, một kẻ lừa đảo trong những năm 1920, kế hoạch này hứa hẹn mang lại lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Mô hình như vậy chỉ có thể hoạt động được trong một thời gian ngắn, cuối cùng nó cũng sụp đổ khi không có thêm dòng tiền bơm vào từ các nhà đầu tư mới. Do đó, bạn phải luôn luôn cảnh giác với các khoản đầu tư cực kì hấp dẫn hiện nay.
KIẾN THỨC GIAO DỊCH BITCOIN FULL
Hãy đăng ký và theo dõi mạng xã hội bên dưới để nhận được những chia sẻ mới nhất
Cảnh báo: Đầu tư Bitcoin có thể kiếm được lợi cao nhưng rủi ro cũng rất lớn. Giao dịch sử dụng đòn bẩy có thể dẫn đến mất số hết số Vốn của bạn.
- Không phù hợp với những ai muốn làm giàu nhanh.
- Không dành cho những ai đang thất nghiệp muốn kiếm tiền để sinh sống hàng ngày.
- Không dành cho người có thu nhập thấp, nợ nần hoặc không chi trả nổi những chi phi lặt vặt trong cuộc sống.
Trước khi tham gia thị trường Tiền điện tử bạn cần tìm hiểu kỹ về bản chất của thị trường. Rất nhiều nhà giao dịch (trader) vì không có kiến thức về thị trường dẫn đến thua lỗ mất mát hoặc lừa đảo không đáng có.
Danh sách các sàn giao dịch uy tín nhất hiện nay