Bài viết mớiKIẾN THỨCKIẾN THỨC MÔ HÌNH GIÁ

Những Mô Hình Giá Thường Xuất Hiện Trong Trading

Đây là những mô hình điển hình với sự xuất hiện sẽ mang lại hiệu quả giao dịch rất cao

Những Mô Hình Giá Thường Xuất Hiện Trong Trading

Mô Hình Giá (Price Pattern) là một dạng diễn biến giá, một tập hợp các dạng biểu đồ nến lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ theo những hình mẫu nhất định và Trader sử dụng những mô hình này để dự đoán hành vi của giá trong tương lai khi chúng có dấu hiệu lặp lại.

» Khóa học Mô hình giá từ A đến Z

Mô Hình Đảo Chiều Xu Hướng

1. Mô Hình Giá Vai Đầu Vai

Đối với mô hình giá Vai Đầu Vai, chúng ta quan sát các đỉnh và đáy trên biểu đồ, cố gắng liên tưởng đến hình dạng một người có đầu và 2 vai. Về phân loại chúng ta sẽ có 2 dạng mô hình Vai Đầu Vai.

Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận
Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận

Mô hình Vai Đầu Vai Thuận (Mô hình giảm giá) có ba mức sóng (Swing) cao, sóng giữa cao nhất gọi là Đầu (Head), hai sóng cao còn lại là Vai (Shoulders). Đường nối giữa hai mức thấp là Đường viền cổ áo (Neckline).

Vai trái và Đầu làm nổi bật xu hướng tăng, Vai phải kết thúc thấp hơn Đầu cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc. Việc phá vỡ đường viền cổ sau đó xác nhận sự thay đổi của xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Mô hình Vai Đầu Vai Ngược (Mô hình tăng giá) có ba mức sóng (swing) thấp, sóng giữa thấp nhất là Đầu (Head), hai sóng thấp còn lại là Vai (Shoulders). Đường nối giữa hai đỉnh cao là Đường viền cổ áo (Neckline).

Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược
Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược

Vai trái và Đầu làm nổi bật xu hướng giảm, Vai phải kết thúc trên đầu cho thấy xu hướng giảm đã kết thúc. Việc phá vỡ đường viền cổ sau đó xác nhận sự thay đổi của xu hướng. Xác nhận xu hướng đã đảo chiều từ giảm sang tăng.

Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận HA trên biểu đồ giao dịch EURUSD khung D1
Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận HA trên biểu đồ giao dịch EURUSD khung D1

2. Mô Hình Giá Hai Đỉnh Hai Đáy

Mô hình giá 2 Đỉnh (Double Top) có hai mức cao dao động ở cùng mức giá. Sự dao động thấp ở giữa chúng tạo ra một đường Hỗ trợ (Support).

Mô hình giá Hai Đỉnh
Mô hình giá Hai Đỉnh

Một mô hình giá 2 Đáy (Double Bottom) có hai mức thấp dao động ở cùng một mức giá. Sự dao động cao ở giữa chúng tạo ra một đường Kháng cự (Resistance).

Mô hình giá Hai Đáy
Mô hình giá Hai Đáy

Trong mô hình giá 2 Đáy, sóng (swing) thấp đầu tiên đánh dấu mức cực thấp của xu hướng giảm. Khi swing thứ hai thấp không không phá vỡ được mức sóng đáy sóng thứ nhất, đó là một cảnh báo rằng một sự đảo ngược có thể xảy ra. Một khi thị trường phá vỡ trên mức kháng cự, nó xác nhận sự đảo chiều tăng.

Mô hình giá Hai Đỉnh HA trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1
Mô hình giá Hai Đỉnh HA trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1

3. Mô Hình Giá Ba Đỉnh Ba Đáy

Mô hình giá Ba Đỉnh (Three Tops) là sự kếp hợp của ba đỉnh và hai đáy. Các đỉnh của mô hình này nằm trên đường giá xấp xỉ nhau. Đỉnh đầu tiên nên là đỉnh cao nhất, đây là một điều kiện rất quan trọng. Theo quy luật, đỉnh thứ tư thường sẽ không xuất hiện. Một mô hình Ba Đỉnh có ba mức sóng (swing) cao ở cùng mức giá.

Mô hình giá Ba Đỉnh
Mô hình giá Ba Đỉnh

Tương tự với mô hình Ba Đỉnh, bạn hoàn toàn có thể làm tương tự nhưng ngược lại đối với mô hình Ba Đáy. Để giao dịch tốt với mô hình giá Ba Đỉnh Ba Đáy, bạn cần thời gian rèn luyện và thử nghiệm trên thị trường thực.

Sau khi đã hiểu rõ được diễn biến của nó, trước khi giao dịch với tiền thật bạn nên thử nghiệm trên tài khoản Demo hoặc với tài khoản thật nhưng bắt đầu với số vốn nhỏ.

Mô hình giá Ba Đáy
Mô hình giá Ba Đáy

Mô Hình Tiếp Diễn Xu Hướng

Mô hình tiếp diễn là các mô hình giá dễ dàng được nhận biết thông qua một khoảng thời gian tích luỹ tạm thời trước khi tiếp diễn theo hướng của xu hướng ban đầu. Sự tích luỹ xuất hiện dưới dạng chuyển động giá nén lại hoặc tích lũy đi ngang.

Mô hình giá bị phá vỡ khi có sự bứt phá mạnh mẽ khỏi vùng tích luỹ, dẫn đến việc tiếp diễn xu hướng trước đó. Các mô hình tiếp diễn thường diễn ra trong thời gian ngắn hạn đến trung hạn.

1. Mô hình giá Cái Nêm và Tam Giác

Mô hình giá Cái Nêm là một tam giác hướng đầu về phía chiều diễn biến của xu hướng trước đó. Mô hình giá này có các điều kiện tạo thành tương tự như mô hình tam giác đối xứng.

Mô hình Cái Nêm Tăng Giá (Wedge Falling)
Mô hình Cái Nêm Tăng Giá (Wedge Falling)

Đối với một điều chỉnh (pullback) trong mô hình Cái Nêm (Wedge), có 2 đường xu hướng biên hội tụ (convergence). Một mô hình giá Cái Nêm Tăng Giá diễn ra theo xu hướng tăng và các đường dốc xuống. Nó còn được gọi là Wedge Falling.

Mô hình Cái Nêm Giảm Giá
Mô hình Cái Nêm Giảm Giá

Mô hình giá Tam Giác là mô hình tiếp diễn phổ biến nhất. Đây là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật. Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại:

  • Tăng Dần
  • Giảm Dần
  • Đối Xứng
Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng
Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng

Chúng ta có thể mô tả từng loại mô hình một cách dễ dàng với hai đường xu hướng xung quanh mức thoái lui.

Mô hình giá Cái Nêm giảm trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1
Mô hình giá Cái Nêm giảm trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1

2. Mô hình giá Hình Chữ Nhật và Lá Cờ

Một mô hình giá Cờ có Cột Cờ (Pole) và lá cờ (Flag). Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định cột cờ là rất quan trọng đối với mô hình Cờ. Tìm kiếm lực đẩy giá mạnh và rõ ràng với các thanh, khoảng trống liên tiếp và khối lượng mạnh theo cùng một hướng.

Mô hình giá Cờ Giảm
Mô hình giá Cờ Giảm

Đối với mô hình Cờ Tăng, chúng ta cần một lực đẩy lên làm cột cờ. Các cờ được tạo thành từ hai đường thẳng song song dốc xuống.

Cũng giống như mô hình Cờ, mô hình giá Hình Chữ Nhật có hai đường ngang bao quanh một mức thoái lui chạy song song. Chính là đường Kháng cự (Resistance) bên trên và đường Hỗ trợ (Support) bên dưới.

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng
Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng

Nhưng khác với mô hình Cờ, hai đường Kháng cự và Hỗ trợ không dốc lên hoặc xuống mà hai đường này sẽ chạy ngang, tức là thể hiện giai đoạn đi ngang (Sideway).

Mô hình giá Hình Chữ Nhật có 2 dạng:

  • Hình Chữ Nhật Tăng (Bullish Rectangle)
  • Hình Chữ Nhật Giảm (Bearish Rectangle)

Cả hai mô hình Hình Chữ Nhật tăng và giảm đều trông giống nhau. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trong bối cảnh xu hướng khác nhau.

Biểu đồ giao dịch với mô hình giá Hình Chữ Nhật tăng (EURUSD, D1)
Biểu đồ giao dịch với mô hình giá Hình Chữ Nhật tăng (EURUSD, D1)

Kết Luận

Trên đây là các Mô hình giá thường xuyên xuất hiện trên thị trường tài chính hiện nay, các bạn giao dịch một thời gian cũng sẽ gặp rất nhiều. Các bạn có thể áp dụng chúng vào giao dịch trên các thị trường như Forex, chứng khoán và tiền điện tử sẽ mạng lại hiệu quả tốt trong quá trình giao dịch.

» Khóa học phương pháp giao dịch nến Heiken Ashi (Video)

Ngoài ra các bạn có thể theo dõi những thông tin và chia sẻ mới nhất từ trang TRADERPTKT.COMNguyễn Hữu Đức Trader. Chúng tôi có các khóa học từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn trang bị kiến thức đầu tư tài chính trên các thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử.

Chúc bạn may mắn và thành công!

Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

5/5 - (1 bình chọn)
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay