Kinh nghiệm giao dịch

Phương pháp giao dịch của Trader chuyên nghiệp

“Phương pháp hạn chế thua lỗ của bạn là gì và các mức cắt lỗ có thể lớn đến đâu?”

Phương pháp giao dịch là một chuỗi các quy tắc mà nhà giao dịch phải tuân thủ khi ra quyết định mở hay đóng một trạng thái giao dịch. Những quy tắc này dựa trên phân tích kỹ thuật và được chứng minh là tin cậy khi kiểm nghiệm tỷ lệ lặp lại của nó trong lịch sử.

Một phương pháp giao dịch rõ ràng sẽ giúp bạn giải phóng bản thân khỏi cảm xúc nhất thời trong quá trình ra quyết định. Khi một nhà giao dịch muốn mở một trạng thái giao dịch, bạn bắt đầu nghi ngờ và đưa ra các câu hỏi, những thứ có thể tác động rất lớn đến tư duy của bạn:

  • Liệu tôi có bỏ lỡ điều gì trong khi phân tích không?
  • Liệu quyết định bán (hoặc mua) của tôi có đúng không?
  • Đây có phải thời điểm phù hợp để tham gia thị trường không hay là tôi nên chờ đợi thêm một chút?
  • Liệu tôi có đang mạo hiểm hay không?

Tất cả những nghi ngờ này sẽ tác động mạnh tới nhà giao dịch và ảnh hưởng tới kết quả giao dịch của bạn. Tham gia thị trường quá sớm hoặc quá muộn hay bỏ lỡ một giao dịch có lời thường là các lỗi giao dịch.

Nếu nhà giao dịch không có chiến lược, bạn sẽ không thể chắc chắn được rằng quá trình giao dịch trong dài hạn của mình sẽ thành công và mang lại lợi nhuận bởi thua lỗ có thể vượt quá lợi nhuận.

Nắm bắt được tình hình hiện tại của thị trường bằng cách sử dụng các kỹ thuật, nguyên tắc, chỉ số, … khi mở một trạng thái giao dịch mới là điều quan trọng nhất.

1. Điều cần thiết với mỗi nhà giao dịch

  • Chọn một khung thời gian cụ thể (dài hạn hoặc ngắn hạn) khi xây dựng chiến lược giao dịch.
  • Số lượng tiền trong tài khoản và các nguyên tắc quản lý chung sẽ đặt ra các giới hạn cần thiết cho chiến lược đó.
  • Khung thời gian dài hơn sẽ khiến các dấu hiệu ít sai lầm hơn.
  • Phân tích kỹ thuật áp dụng với các biểu đồ ngày và tuần thường chính xác hơn. Các biểu đồ này thường được ưa chuộng hơn nhưng lại đòi hỏi các mức cắt lỗ lớn, bởi vậy bạn cần có khoản vốn ban đầu lớn hoặc là chỉ giao dịch với số tiền nhỏ nhằm tránh rủi ro.
  • Phân tích kỹ thuật áp dụng các khung thời gian ngắn hơn thường làm xuất hiện rất nhiều nhiễu động trên thị trường và vì vậy, cho ra kết quả với nhiều dấu hiệu sai lầm hơn. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng các mức cắt lỗ nhỏ, nhưng như vậy thì khả năng xảy ra lỗi vẫn tăng cao.

Tất cả những vấn đề này nên được xem xét và cân nhắc khi đưa ra quyết định lựa chọn chiến lược giao dịch cụ thể.

2. Quản lý vốn trong giao dịch

Quản lý Tiền là yếu tố quan trọng khi xây dựng chiến lược giao dịch của bạn. Hãy suy nghĩ kỹ và trả lời câu hỏi này:

“Một giao dịch bất kỳ của bạn sẽ chiếm bao nhiêu phần trong số vốn bạn có?”

Tỷ lệ trung bình thường thấy là 1/10 hoặc 1/5 số vốn ban đầu phụ thuộc vào tính cách của nhà kinh doanh và các đặc điểm cụ thể của phương pháp giao dịch.

Câu hỏi quan trọng thứ hai là:

“Phương pháp hạn chế thua lỗ của bạn là gì và các mức cắt lỗ có thể lớn đến đâu?”

Bạn nên hạn chế thua lỗ trên mỗi giao dịch ở mức 3 – 5% vốn của mình. Quan điểm cho rằng rủi ro của bạn là thấp nhất khi các mức cắt lỗ của bạn nhỏ nhất là hoàn toàn sai lầm. Các mức cắt lỗ nhỏ thường bị kích hoạt sau một biến động giá ngẫu nhiên nào đó và dẫn đến thua lỗ không cần thiết.

Mức cắt lỗ được xác định bởi mức độ biến động của giá và khung thời gian giao dịch của bạn. Tốt hơn là bạn nên xác định độ lớn của các mức cắt lỗ cũng như số vốn sử dụng trong mỗi giao dịch ngay khi bạn xây dựng chiến lược của mình và tuyệt đối tuân thủ chúng. 

Nhiệm vụ của một phương pháp giao dịch là chỉ ra những thời điểm tham gia và thoát khỏi thị trường. Một tín hiệu giao dịch được hình thành nhờ một vài điều kiện thị trường nhất định dựa trên các chỉ số, phân tích biểu đồ, … Dấu hiệu ngừng giao dịch thường dựa trên sự tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng khoảng dừng lỗ (Trailing Stops) có trong phần mềm giao dịch MetaTrader 4.

3. Các phương pháp giao dịch

Có rất nhiều phương pháp giao dịch khác nhau, dưới đây là 2 phương pháp giao dịch phổ biến thường gặp ở các nhà giao dịch chuyên nghiệp (trader).

  • Phương pháp giao dịch theo xu hướng (theo sau một xu hướng của thị trường)
  • Các phương pháp giao dịch theo biên độ (áp dụng trong thị trường bình ổn) bởi các điều kiện thị trường khác nhau thường đòi hỏi những chiến lược giao dịch khác nhau.

Thường thì phương pháp giao dịch theo xu hướng cho ra những dấu hiệu tham gia thị trường ngay tại thời điểm bắt đầu một xu hướng mới, vì vậy nó thường tiếp diễn trong một thời gian dài và mang lại lợi nhuận lớn.

Nếu áp dụng phương pháp giao dịch theo biên độ, lựa chọn thời điểm tốt nhất để tham gia cũng như thoát khỏi thị trường là điều quan trọng nhất. Phần lớn các phương pháp giao dịch mà nhiều nhà giao dịch áp dụng đều theo sau một xu hướng của thị trường.

Cho dù phương pháp giao dịch của bạn là gì, bạn luôn phải kiểm nghiệm chúng trên thị trường cụ thể mà bạn muốn áp dụng. Xây dựng một phương pháp giao dịch có hiệu quả là một quá trình dài kiểm nghiệm trên thị trường, nhưng phần thưởng cho điều đó lại rất lớn.

Một phương pháp giao dịch thành công sẽ cho bạn sự tự tin rằng các kết quả trong dài hạn sẽ tốt đẹp và mang đến nhiều lợi nhuận cho bạn.

Các nhà giao dịch thành công biết rất rõ rằng thực hiện thường xuyên nhiều giao dịch mang lại lợi nhuận với rủi ro thấp sẽ tốt hơn nhiều so với một giao dịch mang lại lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cao.

4. Xây dựng phương pháp giao dịch hiệu quả Ryan Jones

Để xây dựng một phương pháp giao dịch đòi hỏi thời gian và sự tập trung. Hãy chỉ đặt tiền của bạn vào các phương pháp có hiệu quả. Có một vài giai đoạn trong quá trình xây dựng phương pháp giao dịch như sau:

  • Giai đoạn thứ nhất: Lựa chọn các nguyên tắc giao dịch, đây là điều cần thiết nhằm xác định các tín hiệu tham gia, thoát khỏi thị trường, thời điểm và giá trị các mức cắt lỗ.
  • Giai đoạn thứ hai: Thử nghiệm phương pháp giao dịch trên dữ liệu lịch sử. Tại giai đoạn này chúng ta sẽ sử dụng dữ liệu lịch sử của biểu đồ giá của một cặp tiền tệ, cổ phiếu, hợp đồng tương lai, tiền điện tử để đánh dấu các giao dịch đã được thực hiện theo phương pháp giao dịch của mình, đây còn gọi là giao dịch Demo.

Chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi?

“Nếu tôi bắt đầu phương pháp này vào giao dịch một năm trước và duy trì nó cho tới giờ thì kết quả sẽ ra sao?”

Phân tích kết quả giao dịch

Trong cuốn sách Trò chơi giao dịch – The Trading Game, Ryan Jones đã đưa ra một phương pháp hay để phân tích các phương pháp giao dịch có hiệu quả. Đầu tiên, bạn phải tính các tham số sau:

  • W – Lợi nhuận trung bình
  • W = số điểm phần trăm lợi nhuận/số lượng giao dịch có lời
  • L – Thua lỗ trung bình
  • L = số điểm phần trăm thua lỗ/số lượng giao dịch thua lỗ
  • %W – Tỷ lệ giao dịch có lời
  • %W = số lượng giao dịch có lời /tổng số giao dịch đã thực hiện.

Hãy nhớ rằng giao dịch không có lời cũng là giao dịch thành công. Chúng ta có thể áp dụng công thức sau:

(W/L+1)*%W-1 ≥ 0,6

Một phương pháp giao dịch thỏa mãn bất phương trình này là một phương pháp có hiệu quả, xét theo tiêu chuẩn của Ryan Jones. Như bạn có thể thấy trên công thức, giao dịch thành công là các giao dịch mà lãi thu về nhiều hơn lỗ (W/L) hoặc khi số lượng giao dịch có lời nhiều hơn giao dịch thua lỗ.

Hãy cùng xem một ví dụ minh họa cho lý thuyết này. Giả sử có mười giao dịch liên tiếp với kết quả như sau: +60, +60, -30, +60, -20, +50, -30, +40, -20, +30.

Chúng ta tính toán được như sau: W=300/6=50, L=100/4=25,

%W=6/10=0,6; (50/25+1)*0,6-1=0,8

Trong ví dụ trên chúng ta thấy số lượng giao dịch có lời cao hơn số lượng giao dịch thua lỗ và %W là 60%. Như vậy, nếu phương pháp giao dịch của chúng ta cho ra các kết quả như vậy, chúng ta có thể dễ dàng áp dụng nó trên thị trường thực.

Trên đây là những gì bạn cần biết để có thể xây dựng cho mình một hệ thống giao dịch hiệu quả. Trong quá trình đó bạn phải kiên trì rèn luyện và đúc rút kinh nghiệm để có thể hiểu và ứng dụng tốt trong thị trường thực.

5. Chiến lược giao dịch MACD kết hợp Fibonacci – Tony Plummer

Chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu về những chiến lược giao dịch của các Trader nổi tiếng. Mỗi chiến lược chúng ta nhìn bên ngoài thì thấy khá đơn giản đúng không? Nhưng để áp đụng dược như những nhà giao dịch thành công là rất khó.

» Hướng dẫn sử dụng chỉ báo MACD hiệu quả

Vì chỉ có chính họ mới hiểu được hệ thống giao dịch của họ, vì họ đã rèn luyện với nó trong một thời gian gian. Cái ở đây bạn học, là đúc rút cho mình kinh nghiệm từ những chia sẻ này, từ đó hình thành cho mình một hệ thống giao dịch hiệu quả.

Tony Plummer là ai?

Tony Plummer là một nhà tài phiệt nổi tiếng và cựu giám đốc của một ngân hàng đầu tư, đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường tài chính (ông đã quản lý các quỹ đầu tư trái phiếu và tiền tệ từ năm 1976 tới 1999).

Trong cuốn sách Dự báo các thị trường tài chính (Forecasting Financial Markets), ông đưa ra những phân tích sâu sắc về ứng xử của các thành phần tham gia thị trường (bên đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống).

Tony Plummer
Tony Plummer

Tony Plummer cũng đã đưa ra các kỹ thuật phân tích tốt và các kỹ thuật ra quyết định đầu tư đúng đắn. Plummer rất nổi tiếng với lý thuyết “xung giá” (Price pulse) của mình, cũng chính là một phương pháp đơn giản hơn so với Nguyên tắc Sóng (Wave principle) để dự báo các vùng đảo chiều quan trọng.

Một kỹ thuật khác của ông, dùng chỉ báo động lực (Momentum Indicator) để tìm ra các chu kỳ của thị trường (phương pháp có nhiều ưu điểm lớn khi phân tích các thị trường tài chính) cũng khá thú vị. Các dãy số Fibonacci đóng vai trò khá quan trọng trong các phương pháp của ông.

Chiến lược giao dịch MACD kết hợp Fibonacci

Hãy xem xét phương pháp giao dịch được Tony Plummer xây dựng trên đường trung bình di động phân kỳ MACD, các đường trung bình di động và các mức Fibonacci.

» Kiến thức Fibonacci toàn tập (Từ A đến Z)

Phương pháp này sử dụng MACD (34, 13, 8) và các đường trung bình di động hàm mũ EMA 26. Trạng thái giao dịch được mở khi các thanh MACD cắt qua đường dấu hiệu và cùng lúc đó xuất hiện một trong các dấu hiệu xác nhận sau đây:

  • Giá đảo chiều từ một trong các mức Fibonacci.
  • Giá cắt qua đường trung bình di động EMA 26.
  • Phân kỳ MACD xuất hiện tại điểm cực cuối.

Một nửa trong số các trạng thái giao dịch đã mở sẽ được đóng lại khi giá chạm một trong các mức Fibonacci và một trong các dấu hiệu xác nhận sau đây xuất hiện:

  • Chỉ báo dao động chạm mức cao nhất của nó.
  • Phân kỳ MACD xuất hiện.

Tất cả các trạng thái còn lại sẽ được đóng khi MACD cho thấy một dấu hiệu đảo chiều hoặc khi giá chạm mức làm kích hoạt các Lệnh cắt lỗ hoặc chốt lời.

Hình trên minh họa phương pháp giao dịch của Plummer áp dụng cho biểu đồ 1 giờ của cặp tiền tệ EURJPY. Một dấu hiệu bán được chỉ ra bởi MACD vào ngày 8 tháng 8, sau đó giá đảo chiều từ mức Fibo 1,618 và chạm mức 165,2 (mức giá đóng cửa của một thanh dấu hiệu).

Sóng trước được sử dụng để tính toán mục tiêu giá là [164,15 – 162,25] *1,618 = 165,30 (không xuất hiện trên đồ thị). Sau đó giá bắt đầu giảm và MACD hình thành các thanh thấp hơn, cho chúng ta lý do để duy trì trạng thái bán.

Giá chạm mức Fibo 1.618 vào ngày 10 tháng 8, và cùng lúc đó, MACD hình thành một phân kỳ đi lên. Tại thời điểm đó, chúng ta đóng trạng thái bán đã mở lại vì dấu hiệu mua đã xuất hiện. Lợi nhuận thu được là 395 điểm phần trăm (165,20 – 161,25). Sóng đi lên không chạm mức điều chỉnh 50% và thị trường diễn biến đi ngang, làm xuất hiện một dấu hiệu bán mới.

Trạng thái mua chúng ta đã mở không thu được lợi nhuận cao (xấp xỉ 25 điểm phần trăm). Giá cắt qua EMA26 về phía dưới cùng lúc với MACD hình thành một thanh xuyên qua một đường dấu hiệu về phía dưới. Trạng thái bán cuối cùng được mở tại mức giá 161,5 và chưa có dấu hiệu để đóng nó lại vì MACD vẫn đang cho ra các thanh âm dài hơn (lợi nhuận chưa thu hồi là 230 điểm phần trăm).

6. Chiến lược giao dịch của nữ Trader chuyên nghiệp

Có lẽ nói đến một nữ Trader rất nhiều bạn sẽ tò mò đúng không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu xem đó là ai? Có điều gì đặc biệt không?

Linda Bradford Raschke là ai?

Linda Bradford Raschke là một nhà giao dịch chuyên nghiệp trên các thị trường tài chính, chủ yếu là quyền chọn cổ phần. Bà là Chủ tịch Công ty đầu tư LBRGroup. Thị trường tương lai S&P500 là nơi ưa thích của bà, đồng thời bà cũng tham gia giao dịch tại rất nhiều thị trường khác và sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau.

Linda Bradford Raschke
Linda Bradford Raschke

Raschke là một trong số các nhà giao dịch trong ngày. Chúng ta sẽ cùng kiểm nghiệm một phần chiến lược giao dịch của bà.

Chiến lược giao dịch chỉ báo ADX và EMA20

Một trong những phương pháp giao dịch của bà là dựa trên ADX (Chỉ số diễn biến xu hướng trung bình − Average Directional Movement Index).

Chiến lược giao dịch với chỉ báo ADX
Chiến lược giao dịch với chỉ báo ADX

Điều kiện để thực hiện phương pháp này là:

  • ADX 14 giai đoạn sẽ tăng trên 30 bậc và tiếp tục tăng nữa, nó cho thấy dấu hiệu của một xu hướng mạnh.
  • Chúng ta chờ giá điều chỉnh về mức đường trung bình di động hàm mũ 20 giai đoạn EMA20, điều thường đi kèm với sự giảm nhẹ của ADX.
  • Khi giá chạm EMA20, chúng ta đặt Lệnh giới hạn mua trên điểm cao của thanh trước đó.
  • Khi Lệnh giới hạn mua được kích hoạt, chúng ta đặt mức cắt lỗ tại điểm cao trước đó. Nếu ADX tăng, chúng ta chuyển mức cắt lỗ xuống dưới EMA20. Nếu ADX lập một mức cao sau đó bắt đầu giảm, chúng ta có thể đóng một phần hoặc toàn bộ trạng thái
  • Sau một giao dịch có lời, bạn nên chờ đợi đến khi ADX giảm xuống dưới mức 30 mới bắt đầu tìm kiếm một giao dịch mới.

Bạn cần nhớ rằng mức 30 là tương đối và có thể thay đổi tùy theo thị trường cụ thể mà bạn đang giao dịch.

Trên đây, là một chiến lược giao dịch kết hợp giữa chỉ báo xu hướng ADX và đường trung bình động hàm mũ EMA 20. Cả 2 công cụ này thường được rất nhiều các nhà đầu tư chuyên nghiệp tin dùng, đây là sự kết hợp tuyệt vời. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu và trải nghiệm thực tế với nó, rồi đúc rút kinh nghiệm hình thành cho mình một phương pháp giao dịch hiệu quả. 

Linda Bradford Raschke có rất nhiều phương pháp giao dịch hay, bạn tiếp tục đón đọc bài tiếp theo để biết thêm những chiến lược giao dịch khác của bà.

7. Chiến lược giao dịch đường trung bình hàm mũ EMA

Đường trung bình hàm mũ EMA hiện tại rất phổ biến. Đặc biệt, được rất nhiều các nhà giao dịch chuyên nghiệp sử dụng trên các thị trường tài chính: Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử,…

Bản thân Tôi cũng đang sử dụng đường trung bình EMA 20 và EMA 50 trong giao dịch, Tôi thấy nó thật sự rất tuyệt vời. Việc sử dụng đường trung bình nào phụ thuộc vào phong cách giao dịch của mỗi người, ngắn hạn hay dài hạn. Bạn hãy tìm cho mình đường trung bình hàm mũ EMA phù hợp. Bạn sẽ thấy nó thú vị hơn rất nhiều.

Alexander Elder là ai?

Alexander Elder là một nhà giao dịch chuyên nghiệp nổi tiếng. Các cuốn sách của ông Trading for a Living (giao dịch để kiếm sống) và Study Guide for Trading for a Living (hướng dẫn giao dịch để kiếm sống) thực sự là những ấn phẩm bán chạy nhất được nhiều nhà giao dịch biết đến.

Alexander Elder
Alexander Elder

Ông sinh ra ở Leningrad và lớn lên ở Estonia, nơi ông đã tốt nghiệp khoa y Trường đại học Tarty. Sau đó ông di cư sang Mỹ và làm nghề bác sĩ tâm lý. Hiểu biết của Elder về tâm lý con người đã giúp ích cho ông rất nhiều khi tham gia vào thị trường tài chính.

Các chỉ báo của ông bao gồm Chỉ số sức mạnh (Force Index), Lực đẩy lên (Bulls Power) và Lực kéo xuống (Bears Power). Một đặc trưng cơ bản của các nghiên cứu lý thuyết của Elder là ông tập trung rất nhiều vào đường trung bình di động 13 giai đoạn.

Chiến lược giao dịch của Alexander Elder

Sau một thời gian nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, ông nhận thấy rằng rất nhiều thị trường tài chính có vai trò như một dấu hiệu tốt của chiều hướng giá cả nói chung. Chúng ta sẽ cùng kiểm nghiệm một hệ thống được áp dụng thành công cho nhiều thị trường tài chính khác nhau.

Đường trung bình động hàm mũ  EMA3 và EMA13

Dấu hiệu cơ bản để mở một trạng thái giao dịch là sự giao cắt của các Đường trung bình di động theo hàm mũ (EMA) 3 giai đoạn và 13 giai đoạn.

Giao dịch theo EMA3 và EMA13
Giao dịch theo EMA3 và EMA13
  • Nếu EMA3 cắt qua EMA13 trong một chiều hướng đi lên, nó cho thấy dấu hiệu mua vào.
  • Nếu EMA3 cắt EMA13 trong một chiều hướng đi xuống, nó cho thấy dấu hiệu bán ra.
  • Hai chỉ số khác của A. Elder là Lực đẩy lên và Lực kéo xuống cũng được sử dụng như các chỉ báo bổ trợ.

Những chỉ báo này phản ánh những điểm tối đa và tối thiểu hiện hữu của EMA13 và được sử dụng để xác định sức mạnh của xu hướng hiện tại của thị trường.

  • Khi xu hướng là đi lên, Lực đẩy lên sẽ dương (các thanh của chỉ báo nằm trên mức 0).
  • Khi xu hướng là đi xuống, Lực kéo xuống sẽ âm (dưới mức 0).
  • Khi một thanh chỉ báo dương xuất hiện trên chỉ báo Lực đẩy lên trong một xu hướng đi xuống, điều đó có nghĩa là chúng ta có cơ hội bán ở mức giá cao hơn với một vài trạng thái mới.

Tín hiệu Bán thứ nhất xuất hiện: Khi EMA3 cắt qua EMA13 trong một xu hướng đi xuống. Lực đẩy lên và Lực kéo xuống đều âm trong cả ngày hôm đó và cho chúng ta lý do để duy trì trạng thái. Hai đường trung bình di động đang ở thứ tự đi xuống (EMA3 thấp hơn EMA13).

Tín hiệu bán thứ hai xuất hiện: Khi một thanh dương xuất hiện trên chỉ báo Lực đẩy lên, nhưng các đường trung bình di động không cắt qua nhau. Nó cho thấy thị trường đang điều chỉnh đi lên và cho chúng ta cơ hội mở một trạng thái bán mới.

Chỉ báo sức mạnh Force Index

Chỉ số sức mạnh được Elder xây dựng nhằm đo Lực đẩy lên mỗi khi giá tăng và đo Lực kéo xuống mỗi khi giá giảm.

Chỉ báo sức mạnh Force Index
Chỉ báo sức mạnh Force Index

Sức mạnh của mỗi diễn biến giá được xác định dựa vào chiều hướng và biên độ của nó cũng như khối lượng giao dịch tương ứng.

  • Nếu giá đóng cửa của ngày hôm nay cao hơn giá đóng cửa của ngày hôm qua thì sức mạnh sẽ dương.
  • Nếu giá đóng cửa của ngày hôm nay thấp hơn giá đóng cửa của ngày hôm qua thì sức mạnh sẽ âm.

Một sức mạnh lớn hơn là kết quả của sự khác biệt lớn hơn giữa giá và khối lượng giao dịch.

Chỉ số sức mạnh = Khối lượng của thanh hiện tại * (Giá đóng cửa của thanh hiện tại – Giá đóng cửa của thanh trước đó)

Thời điểm thích hợp để Mua vào là khi Chỉ số sức mạnh âm và thị trường đang có xu hướng đi lên. Nó có nghĩa là chúng ta sẽ có cơ hội mua ở mức giá thấp hơn trong một xu hướng đi lên. Khi giá chạm các điểm cao mới, chỉ số sẽ cho dấu hiệu của Lực kéo lên, có nghĩa là xu hướng đi lên hầu như chắc chắn sẽ tiếp diễn.

Thời điểm thích hợp để bán là khi Chỉ số sức mạnh dương và thị trường đang có xu hướng đi xuống. Khi Chỉ số sức mạnh đạt các điểm thấp mới có nghĩa là lực kéo xuống mạnh và xu hướng đi xuống sẽ tiếp diễn.

8. Chiến lược giao dịch phân dạng (Fractals)

Những bài trước các bạn đã biến đến rất nhiều các Chiến lược giao dịch của các nhà giao dịch thành công rồi. Bài viết này chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến một chiến lược giao dịch ít ai biết đến của nhà giao dịch và phân tích nổi tiếng Bill Williams.

Bill Williams là ai?

Bill Williams là một nhà giao dịch và phân tích nổi tiếng với hơn 40 năm kinh nghiệm trong giao dịch. Hàng nghìn nhà giao dịch đã nghiên cứu theo những chỉ dẫn của ông, trong đó có cả các nhà giao dịch chuyên nghiệp và các nhà môi giới trong các công ty tài chính lớn.

Bill Williams 1

Các cuốn sách của ông Kiếm lời từ sự hỗn loạn (Trading Chao), những khía cạnh mới trong giao dịch (New Trading Dimensions), đều là những ấn phẩm bán chạy nhất. Ông có đóng góp lớn vào sự phát triển của lý thuyết dự báo và giao dịch. Chúng ta sẽ cùng kiểm nghiệm những kỹ thuật và chỉ số phổ biến nhất của Williams. Ông chính là người đã phổ biến hóa các phân dạng (Fractals).

Các phép phân dạng là gì?

Các phân dạng là phương pháp rất tốt giúp đánh dấu các điểm cực trong một diễn biến giá. Về cơ bản, một phân dạng là một chuỗi 5 thanh giá trong đó thanh ở giữa là điểm cực cao nhất (phân dạng trên) hoặc điểm cực thấp nhất (phân dạng dưới) như được minh họa trong hình dưới đây.

Các phân dạng
Các phân dạng

Các phép phân dạng cho phép chúng ta đánh dấu các điểm cực cao và cực thấp của giá trong giai đoạn đầu của một diễn biến xu hướng của thị trường. Khi giá chạm điểm cực cao và sau đó đảo chiều, một thanh mới có điểm cực cao thấp hơn xuất hiện và đánh dấu một phân dạng.

Nó là dấu hiệu cho thấy một đỉnh mới đang được hình thành, và chúng ta có thể sử dụng nó để mở một trạng thái bán hoặc đóng một trạng thái mua để chốt lời. Mỗi phân dạng sẽ đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự vào ít nhất một thời điểm nào đó.

Giao dịch bằng các phân dạng
Giao dịch bằng các phân dạng

Một trong những phương pháp giao dịch bằng các phân dạng là sử dụng chúng trong một xu hướng đi lên khi các điểm cực cao cao hơn và cực thấp cao hơn được hình thành. Nếu bạn muốn mở một trạng thái mua tại một mức giá tốt hơn, bạn nên đặt mức cắt lỗ thấp hơn phân dạng khi nó đã làm xuất hiện một mô hình đáy trên đồ thị giá trong một khoảng thời gian nào đó.

Các ngưỡng giá của các phân dạng trên có thể được sử dụng để mở một trạng thái mua theo chiều của xu hướng nếu chúng đã bị đồ thị giá cắt ngang về phía trên.

Các ngưỡng giá của các phân dạng dưới có thể được sử dụng để đặt các mức cắt lỗ và khoảng dừng lỗ. Kỹ thuật giao dịch bằng phép phân dạng áp dụng cho xu hướng đi xuống của thị trường cũng tương tự như vậy.

Giao dịch với các phân dạng, USDCHF, 4H
Giao dịch với các phân dạng, USDCHF, 4H

Khoảng dừng lỗ dựa trên các phân dạng cho phép chúng ta duy trì trạng thái trong một xu hướng lâu hơn và bảo toàn lợi nhuận khỏi những đảo chiều ngẫu nhiên của giá. Bill Williams sử dụng hai công cụ dao động để phân tích động lực của thị trường và xác nhận các dấu hiệu giao dịch.

Chỉ báo lo ngại (Awesome Oscillator)

Chỉ báo báo lo ngại (Awesome Oscillator) chính là các công cụ tương đương của các chỉ số MACD mà ta thường sử dụng.

  • Tín hiệu Mua đầu tiên đạt được khi các thanh Chỉ báo lo ngại ở trạng thái âm mạnh (nó cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng bán quá nhiều) và hai điểm cực cao cao hơn được hình thành (nghĩa là có sự phân kỳ đi lên).
  • Một tín hiệu Mua khác được xác nhận khi Chỉ báo lo ngại cắt qua điểm 0: Nó cho thấy xu hướng sẽ đổi chiều đi lên.
  • Tín hiệu Mua thứ hai được xác nhận khi các thanh Chỉ báo lo ngại nằm trên ngưỡng 0, một sự điều chỉnh giá sẽ diễn ra (được đánh dấu bởi các thanh đỏ trên Chỉ báo lo ngại), và sau đó một thanh xanh mới được hình thành (được gọi là dấu hiệu “rõ ràng” − “Saucer” signal).
Chỉ báo lo ngại, EURJPY, H1
Chỉ báo lo ngại, EURJPY, H1

Chỉ báo cá sấu – Alligator Alligator

Alligator là một trong những chỉ báo phổ biến nhất của Bill Williams. Nó được biểu diễn bằng sự kết hợp của 3 đường trung bình di động dịch chuyển tới n giai đoạn.

  • Đường trung bình di động 13 giai đoạn dịch chuyển tới 8 giai đoạn (đường số 2 trên biểu đồ).
  • Đường trung bình di động 8 giai đoạn dịch chuyển tới 5 giai đoạn (đường màu đỏ trên biểu. đồ)
  • Đường trung bình di động 5 giai đoạn dịch chuyển tới 3 giai đoạn (đường số 3 trên biểu đồ).
Chỉ báo cá sấu, GBPUSD, H1
Chỉ báo cá sấu, GBPUSD, H1
Khi các đường chỉ số cuộn vào nhau (“cá sấu ngủ”), chúng ta không giao dịch và chờ đợi điểm phá vỡ của mức phân dạng trước.
  • Khi mức phân dạng trước bị phá vỡ, chúng ta xác nhận được một dấu hiệu giao dịch.
  • Khi giá biến động, các đường chỉ số được sắp xếp như sau: đường màu xanh lá cây (3) là đường gần giá nhất, sau đó là đường đỏ (2) và đường xanh (1) là đường xa giá nhất.

Khi giá dịch chuyển vào vùng giữa đường màu xanh lá cây và đường đỏ, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tham gia vào thị trường tại mức giá tốt và giao dịch theo chiều của xu hướng. Đường màu xanh nước biển đóng vai trò là khoảng lệnh dừng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.

Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay