Bài viết mớiKIẾN THỨC HEIKEN ASHI

Kiến thức Heiken Ashi toàn tập (Từ A đến Z)

Nếu bạn đã biết đến nến Heiken Ashi thì xin chúc mừng bạn! Đây là một loại nến rất tuyệt vời, đang được rất nhiều các nhà giao dịch (trader) chuyên nghiệp quan tâm hiện nay. Chuỗi bài học về nến Heiken Ashi sẻ giúp bạn hiều rõ hơn, biết cách giao dịch làm sao cho hiệu quả. Mời bạn đón xem!

Chuỗi kiến thức về nến Heiken Ashi từ A đến Z này được Tôi chia sẻ từ cơ bản đến nâng cao đến với các nhà giao dịch đang muốn tìm hiểu về nến này.

Đây là một công cụ xác định xu hướng rất tuyệt vời, phù hợp với các Trader đi theo xu hướng dài hạn. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp bạn giao dịch tốt và kiếm được lợi nhuận từ thị trường tài chính Forex, Vàng, Bitcoin và Chứng khoán

1. Nến Heiken Ashi là gì? Những điều cần biết về Heiken Ashi?

Nến Heiken Ashi này được phát minh bởi Munehisa Homma vào những năm 1770. Nếu bạn đã biết đến nến Heiken Ashi thì xin chúc mừng bạn!

Đây là một loại nến rất tuyệt vời, đang được rất nhiều các nhà giao dịch (trader) chuyên nghiệp quan tâm hiện nay. Chuỗi bài học về nến Heiken Ashi toàn tập từ A đến Z này sẽ giúp bạn hiều rõ hơn, biết cách giao dịch làm sao cho hiệu quả.

1.1 Lịch sử hình thành nến Heiken Ashi

Nếu bạn là nhà giao dịch (trader) theo xu hướng, nhắc đến nến Heiken Ashi (HA) chắc bạn không quá lạ lẫm. Vì đây, là một nến đã được phát triển thành một công cụ chỉ báo (Indicator) tích hợp sẵn trong phần mềm Metatrader 4 (MT4).

Hiện đang được rất nhiều nhà giao dịch theo xu hướng sử dụng rất hiệu quả. Vậy nó có điều gì đặc biệt ở đây mà bạn chưa biết?

Nến Heiken Ashi được phát minh bởi Munehisa Homma
Nến Heiken Ashi được phát minh bởi Munehisa Homma

Nến Heiken Ashi đại diện cho một loại nến cụ thể, khác biệt so với các loại nến mà ta thường thấy ở biểu đồ nến Nhật cổ điển. Nến Heiken Ashi này được phát minh bởi Munehisa Homma vào những năm 1770. Ông cũng chính là người được cho rằng sáng lập và phát triển ra nến Nhật cổ điển trong giai đoạn thế kỷ 18.

Munehisa Homma là một thương nhân gạo Nhật Bản dùng nến Nhật cổ điển như một công cụ tài chính để dự đoán giá cả .

Sau này ông đã phát triển thêm Nến Heiken Ashi (HA) để thuận lợi hơn trong việc phân tích xu hướng dài hạn, hạn chế những tín hiệu nhiễu trong ngắn hạn. Vì vậy, nến Heiken Ashi được rất nhiều nhà giao dịch sau này yêu thích.

1.2 Nến Heiken Ashi là gì?

Trong tiếng Nhật, “Heiken Ashi” có nghĩa là thanh nến ở giữa (nến trung bình). Mục đích chính của chỉ báo này là nhằm lọc tín hiệu nhiễu trên thị trường. Như bạn đã biết, nến Nhật thường đơn giản chỉ mô phỏng giá mở, giá đóng, giá cao nhất (đỉnh) và giá thấp nhất (đáy) trong một khung thời gian cụ thể.

Đọc biểu đồ nến Heiken Ashi
Đọc biểu đồ nến Heiken Ashi

Đặc biệt, giá đóng cửa của cây nến trước đó trở thành giá mở cửa cho cây nến tiếp theo. Tuy nhiên, cách hình thành nến Heiken Ashi sẽ hơi có sự khác biệt hơn một chút. Chúng luôn được tính từ giá trung bình của thân cây cây nến trước, lấy đó làm mốc để hình thành nên những cây nến tiếp theo.

Vì vậy nó mới có tên là nến  Heiken Ashi hay “nến trung bình”. Cũng vì lấy giá trung bình để bắt đầu một cây nến mới, nên bạn để ý trong biểu đồ nến Heiken Ashi không bao giờ có Gap so với nến Nhật cổ điển.

Chính cấu tạo đặc biệt đó, biểu đồ nến Heiken Ashi là có thể xem là một điều kỳ diệu đối với các nhà giao dịch theo xu hướng. Trên biểu đồ HA, chúng ta sẽ dễ dàng phát hiện các xu hướng hơn bởi các nến Heiken Ashi được sắp xếp một cách rất mượt mà.

Ngoài ra, những phương pháp phân tích kỹ thuật với biểu đồ nến Nhật truyền thống vẫn có thể được sử dụng và giao dịch với các mô hình nến Heiken Ashi.

Cũng như nến Nhật truyền thống, nến Heiken Ashi (HA) cũng được chia thành nến tăng và nến giảm.

  • Nến tăng (nến xanh): Với nến tăng sẽ chia thành 2 loại, một loại có đuôi nến, một loại không có đuôi nến.
  • Nến giảm (nến đỏ): Với nến giảm cũng chia thành 2 loại, nến có đuôi và nến không có đuôi.

1.3 Công thức tính nến Heiken Ashi 

Trong thời điểm giá dao động mạnh, xu hướng thị trường liên tục lên và xuống. Điều này khiến nhiều nhà giao dịch (trader) khó có thể xác định xu hướng tổng quan cua thị trường. Đây chính là lúc nến Heiken Ashi phát huy tác dụng tốt nhất.

Heiken Ashi điều chỉnh lại nến Nhật cổ điển. Thay vì sử dụng giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất (đỉnh) và giá thấp nhất (đáy) thì biểu đồ nến Heiken Ashi dùng giá trị trung bình cho 4 tham số này.

Cấu tạo của nến Heiken Ashi
Cấu tạo của nến Heiken Ashi

Thực tế, mỗi cây nến Heiken Ashi cũng có 4 giá gồm giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất. Tuy nhiên, công thức để tính 4 loại giá này không giống với cách tính trong nến Nhật thông thường. Các thông số nến Heiken Ashi được tính toán bằng cách lấy thông tin từ nến trước đó.

Nến Heiken Ashi tăng có bóng dưới và nến Heiken Ashi giảm có bóng trên
Nến Heiken Ashi tăng có bóng dưới và nến Heiken Ashi giảm có bóng trên

Công thức tính nến Heiken Ashi cho 4 tham số trên như sau:

  • Giá mở cửa: Là phép tính giá trung bình của giá mở và đóng của nến trước đó

Heiken Ashi Open (HAO) = [giá mở cửa (nến HA trước) + giá đóng cửa (nến HA trước)] / 2

  • Giá đóng cửa: Là phép tính giá trung bình của giá mở, đóng, cao nhất và thấp nhất

Heiken Ashi Close (HAC) = (giá mở cửa + giá cao nhất + giá thấp nhất + giá đóng cửa) / 4

  • Giá cao nhất: là giá cao nhất của đỉnh, giá mở cửa hoặc giá đóng cửa

Heiken Ashi High (HAH) = giá tối đa có thể đạt được

  • Giá thấp nhất: là giá thấp nhất của đáy, giá mở cửa hoặc giá đóng cửa

Heiken Ashi Low (HAL)  = giá tối thiểu có thể đạt được

1.4 Những điều cần biết thêm về nến Heiken Ashi

Một công thức toán học được sử dụng để tính toán từng thanh giá trên biểu đồ Heiken Ashi. Do đó, bạn không biết giá chính xác ở một khoảng thời gian nhất định đâu là giá mở cửa đâu là giá đóng cửa thực như biểu đồ nến Nhật cổ điển.

Khi nhiều cây nến đỏ đặt cùng nhau, thì đây mà mô hình giá xuống. Rất phù hợp cho bạn mở một lệnh bán (sell) dài hạn trong thị trường. Và ngược lại, hãy mở một lệnh mua (buy) khi những cây nến xanh được đặt canh nhau, đây là xu hướng đi lên của giá.

Khi giao dịch trong ngày ở những khung thời gian nhỏ như M15, H1, H4, việc không xác định được chính xác các mức giá như nến Nhật cổ điển có thể là một vấn đề hơi khó khăn với những nhà giao dịch quan tâm đến nó, nhưng bạn cũng hoàn toàn có thể nghĩ đến việc quan sát đồng thời cả 2 biểu đồ trong trường hợp này.

Đối với các nhà giao dịch (trader) theo xu hướng dài hạn, đây không phải là vấn đề, vì việc mở và đóng của thanh giá không quan trọng trong các giao dịch diễn ra trong khung thời gian ngày (D), tuần (W), hoặc tháng (M).

Bạn có thể sẽ không quan tâm lắm về một cây nến Heiken Ashi, nhưng khi chúng được đặt cạnh nhau, sẽ tạo ra một biểu đồ nến Heiken Ashi rất đặc biệt. Một loại biểu đồ xu hướng rất kinh điển trong phân tích kỹ thuật hiện nay.

»Kiến thức Heiken Ashi từ cơ bản đến nâng cao

Đặc biệt, nếu bạn là những người yêu thích giao dịch theo xu hướng dài hạn, bạn muốn bám theo xu hướng và tối đa hóa lợi nhuận của mình. Thì việc sừ dụng nến Heiken Ashi là quá phù hợp. Bởi vì, Heiken Ashi là nến đẹp hơn nến!

2. Tại sao nên sử dụng biểu đồ nến Heiken Ashi?

Có lẽ đây là câu hỏi của rất nhiều bạn đang cần được giải đáp? Vì trước giờ việc làm quen với nến Nhật thường đã quen với số đông các nhà giao dịch (trader) rồi. Giời phải làm quen với một cái mới có vẻ sẻ khó khăn hơn.

» Bài 1: Nến Heiken Ashi là gì? Những điều cần biết về Heiken Ashi?

Tuy nhiên, nến Heiken Ashi chắc chắn sẻ khiến bạn yên tâm không phải lo lắng quá nhiều. Sau khi bạn hiểu rõ về nó biết đâu bạn lại càng yêu nó hơn.

2.1 So sánh nến Heiken Ashi với nến Nhật cổ điển

Mục đích của việc sáng tạo ra Heiken Ashi chính là muốn làm “mượt” hành vi giá. Kết quả là các loại nhiễu loạn của nến Nhật cổ điển được loại bỏ trong biểu đồ Heiken Ashi.

Hãy nhìn vào hình ảnh so sánh biểu đồ nến Nhật cổ điển và biểu đồ Heiken Ashi như dưới đây, để hiểu rõ hơn về hai loại nến này.

So sánh biểu đồ nến Heiken Ashi với biểu đồ nến Nhật thường
So sánh biểu đồ nến Heiken Ashi với biểu đồ nến Nhật thường

Ở bên trên là nến Nhật cổ điển và bên dưới là nến Heiken Ashi trong cùng một khung thời gian, cùng một thời điểm.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc xác định xu hướng, biểu đồ nến Heiken Ashi này có thể là một trợ giúp tốt cho bạn. Chúng cũng tuyệt vời để giữ bạn trong một giao dịch xu hướng lâu hơn.

Các Trader thường tin rằng giá sẽ chống lại họ, vì vậy với mỗi dấu hiệu nến giảm họ thường cắt giảm lợi nhuận hoặc thoát khỏi thị trường. Tuy nhiên, đó chỉ là những đợt điều chỉnh, sau đó thị trường vẫn tiếp tục xu hướng của nó. Nến Heiken Ashi đã loại bỏ nhiễu giúp bạn bám theo xu hướng của thị trường tốt hơn.

Đây là một trong những lợi thế chính của nến Heiken Ashi (HA), khả năng ‘cắt giảm tào lao’ khi thị trường đang có xu hướng. Biểu đồ nến Hieken Ashi chính là thứ là thứ bạn đang cần để ngăn chặn những suy nghĩ thoát sớm khỏi thị trường.

Màu sắc thay đổi nhận biết Heiken Ashi đảo chiều xu hướng
Màu sắc thay đổi nhận biết Heiken Ashi đảo chiều xu hướng

Ngoài ra, bạn quan thấy một điều, tại cả đỉnh đáy, nến Heiken Ashi có những thay đổi màu sắc rõ ràng, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự đảo chiều của xu hướng. Mỗi lần đảo chiều như vậy, thị trường hợp nhất, đi đúng xu hướng, bạn sẽ kiếm được khoản lợi nhuận rất lớn.

Như bạn thấy dù biểu đồ chạy khá giống nhau, các vị trí đỉnh và đáy của cả 2 biểu đồ là như nhau, nhưng biểu đồ nến Heiken Ashi có vẻ mượt mà hơn.

Bạn để ý đến những xu hướng xuất hiện trên 2 biểu đồ, sẽ thấy sự khác biệt giữa nến Heiken Ashi và nến Nhật cổ điển. Đó chính là Heiken Ashi đã loại bỏ được các tín hiệu nhiễu mà nến Nhật cổ điển đang gặp phải, đồng thời làm cho biểu đồ giá mượt mà trực quan hơn. Có vẻ xu hướng rõ ràng hơn đúng không?

2.2 Biểu đồ nến Heiken Ashi vẫn áp dụng được những tinh túy của nến Nhật cổ điển?

Cũng như nến Nhật cổ điển, nến Heiken Ashi vẫn thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu, để sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật đã được sử dụng trên nến Nhật cổ điển, để phân tích xu hướng thị trường.

  • Mô hình nến Heiken Ashi.
  • Các mô hình giá: Mô hình cái nêm, mô hình vai đầu vai, mô hình 2 đáy 2 đỉnh, …
  • Đường xu hướng, kênh xu hướng.
  • Vùng hỗ trợ, vùng kháng cự..
  • Kết hợp tốt với những công cụ chỉ báo khác.

Vì vậy, việc sử dụng nến Heiken Ashi vào giao dịch là tương đối dễ dàng, dễ tiếp cận, nhất là đối với những nhà giao dịch (trader) đã tường tìm hiểu về nến Nhật cổ điển rồi thì càng đơn giản hơn.

Giao dịch trên thị trường tài chính Forex, Chứng khoán, Tiền điện tử điều quan trọng nhất là bạn phải nắm bắt được xu hướng, đồng thời đi theo xu hướng đó để năng cao lợi nhuận của mình.

”Trend is Your Friend – Xu hướng là bạn”

Vì vậy, là một nhà giao dịch chuyên nghiệp, giao dịch theo xu hướng thị trường thì bạn không thể bỏ qua một công cụ cực kỳ tuyệt vời như nến Heiken Ashi được. Bạn hãy bắt đầu tìm hiểu ngay với nến Heiken Ashi.

Ở nến Heiken Ashi vẫn có những sự đặc biệt riêng của nó. Tiếp theo tôi sẽ đi phân tích sâu vào từng trường hợp để bạn có thể hiểu rõ hơn về nó như thế nào? Áp dụng làm sao cho hiệu quả trong giao dịch?

3. Hướng dẫn cài đặt nến Heiken Ashi để giao dịch?

Để hiểu rõ và biết cách sử dụng chỉ báo Heiken Ashi bắt buộc chúng ta phải biết cách cài đặt nó. Hiện tại hầu hết các nền tảng giao dịch như MT4. MT5 hay Tradingview đã có mặc định nến Heiken Ashi rồi. Việc của chúng ta là biết cách lấy nó ra và sử dụng thôi.

» Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phầm mềm MT4, MT5 và cTrader

3.1 Cài đặt nến Heiken Ashi trong Tradingview

Để có thể sử dụng nến Heiken Ashi giao dịch trên nền tảng Tradingview rất đơn giản. Đặc biệt là khi chỉ báo này được cài đặt mặc định. Chỉ với một số thao tác click chuột chúng ta sẽ dễ dàng cài đặt được nến Heiken Ashi vào giao diện biểu đồ giao dịch như sau.

Vào biểu tượng thanh nến (1) → Chọn “Heikin Ashi” như hình bên dưới.

Cài đặt nến Heiken Ashi trên nền tảng Tradingview
Cài đặt nến Heiken Ashi trên nền tảng Tradingview

Để cài đặt chúng ta có thể nhấp chuột phải vào vào hình hoặc chọn biểu tượng bánh răng để cài đặt màu sắc của nến, màu nền, … theo sở thích của chúng ta.

Cài đặt màu sắc nến Heiken Ashi trên giao diện Tradingview
Cài đặt màu sắc nến Heiken Ashi trên giao diện Tradingview

3.2 Cài đặt nến Heiken Ashi trong phần mềm MT4, MT5

Để có thể sử dụng nến Heiken Ashi giao dịch trên nền tảng MetaTrader 4 (MT4) và MT5 rất đơn giản. Đặc biệt là khi chỉ báo này được cài đặt mặc định.

Cài nến Heiken Ashi vào phần mềm MT4
Cài nến Heiken Ashi vào phần mềm MT4

Để có một giao diện biểu đồ nến Heiken Ashi trong nền tảng MT4, bạn cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Làm sạch biều đồ, xóa tất cả chỉ báo (indicator) có trên biểu đồ.

Các bước cài đặt Heiken Ashi trên MT4
Các bước cài đặt Heiken Ashi trên MT4

Các bước cài đặt Heiken Ashi trên MT4

  • Chọn biểu đồ (chart), chọn Indicator List (1).
  • Sau đó hiện ra bảng các Indicator có trên biểu đồ, tiến hành xóa tất cả các Indicator (2, 3).

Bước 2: Xóa không còn đường lưới, không còn bị chồng lên nến Nhật cổ điển. Để chúng ta có thể dễ dàng quan sát và sử dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật bằng biểu đồ nến Heiken Ashi.

Thiết lập biểu đồ nến Heiken Ashi
Thiết lập biểu đồ nến Heiken Ashi
  • Nhấn chột phải và biểu đồ, chọn Properties (1).
  • Chọn Common, xuất hiện ra bảng hình 2, xóa hết tất cả các dấu tick, giống như trong hình 2.
  • Chọn về Colors, chú ý phần Line graph chọn None (3).

Bước 3: Tiến hành cài đặt và chỉnh sửa màu nến Heiken Ashi.

Cài đặt nến Heiken Ashi
Cài đặt nến Heiken Ashi
  • Chọn mục Navigator (2) rồi click vào mục  Indicators (3)
  • Chọn Custom trong danh sách chỉ báo kỹ thuật
  • Chọn Heiken Ashi (3)

Nến mặc định là màu trắng và đỏ, muốn đổi màu nến nhấn chuột liên tiếp (2 lần) vào biểu đồ, hiện ra bảng như trên hình. Sau đó tiến hành đổi lại màu nến tăng và nến giảm như hình (4,5).

Trên phần mềm giao dịch MetaTrader 5(MT5) bạn cũng có thể làm tương tự như trên phần mềm MT4. Bạn cũng có thể Download chỉ báo Heiken Ashi đã chỉnh sửa màu mặc định xanh và đỏ dưới đây, và tiến hành cài đặt như một Indicator bình thường.

Download Heiken Ashi Indicator

Cũng giống với các biểu đồ nến khác, các nhà giao dịch (trader) được phép lựa chọn khung thời gian giao dịch.

  • Nếu chọn biểu đồ ngày thì Heikin Ashi indicator được tính dựa trên giá mở, giá đóng, giá đáy và giá đỉnh của một ngày giao dịch.
  • Nếu chọn biểu đồ giờ thì nến Heiken Ashi được tính dựa trên giá mở, giá đóng, giá đỉnh và giá đáy của mỗi giờ giao dịch.

Nến Heiken Ashi MT4 được biểu diễn bằng:

  • Màu đỏ với xu hướng xuống.
  • Màu xanh với xu hướng lên.

Đến đây, bạn đã cài đặt thành công nến Heiken Ashi vào biểu đồ giao dịch của mình. Việc tiếp theo là bạn cần học cách phân tích kỹ thuật dựa trên biểu đồ này. Để làm được điều đó hiệu quả, mời bạn đón đọc những bài học tiếp theo của Tôi để sử dụng nến Heiken Ashi một cách hiệu quả.

4. Cách đọc biểu đồ nến Heiken Ashi hiệu quả

Bài trước bạn đã hiểu phần nào về nến Heiken Ashi rồi, trong bài này Tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu từng thanh nến Heiken Ashi, cũng như biết các xác định xu hướng với HA làm sao cho chính xác nhất.

» Bài 3: Hướng dẫn cài đặt nến Heiken Ashi để giao dịch?

4.1 Cách đọc biểu đồ nến Heiken Ashi

Chúng ta đã thấy rằng nến Heiken Ashi (HA) cho chúng ta cái nhìn tốt hơn về xu hướng của thị trường.

Phân tích biểu đồ nến Heiken Ashi
Phân tích biểu đồ nến Heiken Ashi

Bây giờ, hãy đi sâu vào từng cây nến Heiken Ashi (HA) và tìm hiểu cách đọc riêng lẻ.

  • Nếu thân nến HA là tăng – nó phản ánh một đà tăng giá.
  • Nếu thân nến HA là giảm – nó phản ánh đà giảm giá.
  • Nếu thân nến mỏng, và có bấc nhô ra cả hai đầu của thân nến, thị trường thiếu quyết đoán, đã bị đình trệ, hoặc đang củng cố.

Nếu một xu hướng mạnh đang diễn ra, nến Heiken Ashi sẽ trở thành thước đo cho sức mạnh của xu hướng hiện tại.

Hãy nhớ giá đóng cửa là mức trung bình của tất cả các 4 điểm dữ liệu trong nến, vì vậy nếu giá đóng cửa rất cao, thì bạn có áp lực tăng mạnh trên thị trường.

4.2 Xác định xu hướng biểu đồ nến Heiken Ashi

Việc quan sát từng thanh nến Heiken Ashi để có thể dự đoán được xu hướng thị trường là điều rất đơn giản. Vì trên bản thân của mỗi thanh nến đều phản ánh chính xác điều đó.

Xu hướng tăng: Giá đóng cửa và bấc trên xuất hiện đà tăng cao đều, thể hiện một xu hướng rất mạnh của thị trường.

Xu hướng giảm: Tương tự, giá đóng của giảm đều, các đuôi nến tuy có sự chững lại nhưng xem cho cùng vẫn giảm, thể hiện một xu hướng giảm hiện tại.

  • Dải nến lớn + thân nến lớn = động lực mạnh.
  • Dãy nến nhỏ + thân nến nhỏ = đà yếu.

Những cây nến Heiken Ashi thay đổi mạnh mẽ khi điều kiện thị trường thay đổi, bạn rất dễ thấy, khi đó nên nắm bắt cơ hội để tham gia thị trường nhanh chóng. Còn khi thị trường rơi vào tình trạng hợp nhất, di chuyển ngang, thì bạn không nên tham gia vào thị trường.

Động lực của nến Heiken Ashi
Động lực của nến Heiken Ashi

Khá dễ dàng để phát hiện các điều kiện thị trường nguy hiểm với hành động giá của Heiken Ashi. Cố gắng tránh xa thị trường khi bạn bắt đầu xuất hiện các mẫu nến Doji, đặc biệt là những mẫu nến lớn.

Khi các biểu đồ nến Heiken Ashi này xuất hiện hành động đi ngang rất khó chịu, sẽ có rất nhiều nến với bấc ra từ hai đầu của thân nến – một dấu hiệu cảnh báo chúng ta đứng ngoài thị trường. Bạn luôn nhớ rằng, nếu bạn không hiểu ý nghĩa của biểu đồ, thì đơn giản là đừng giao dịch!

Biểu đồ Heiken Ashi (HA) cũng cho thấy làm thế nào những mẫu nến HA có thể làm việc tuyệt vời và hiển thị một sự thay đổi trong điều kiện thị trường. Một đội hình nến Doji hoặc nến đôi nhỏ là một dấu hiệu cảnh báo về sự hợp nhất nguy hiểm sắp tới.

»Kiến thức Heiken Ashi từ cơ bản đến nâng cao

Giống như biểu đồ nến bình thường, các mẫu Doji là sự phản ánh của sự thiếu quyết đoán, hợp nhất hoặc biến động không ổn định. Tác dụng của nến Doji trên biểu đồ HA được nhấn mạnh hơn.

4.3 Kết luận về cách đọc nến Heiken Ashi

Nến Heiken Ashi (HA) thay đổi đáng kể về ngoại hình khi điều kiện giá thay đổi – làm cho chúng trở thành một biểu đồ dễ hiểu hơn về mặt thẩm mỹ. Thân Nến lớn thường có nghĩa là sức mạnh xu hướng tốt, nến Doji, nến đôi nhỏ thường có nghĩa là điều kiện giao dịch xấu.

Ở nến Heiken Ashi vẫn có những điều rất thú vị mà bạn chưa biết. Tiếp theo tôi sẽ đi phân tích sâu vào từng trường hợp để bạn có thể hiểu rõ hơn về nó như thế nào? Áp dụng làm sao cho hiệu quả trong giao dịch.

5. Nến Heiken Ashi không luôn phản ánh giá hiện tại thị trường?

Đây là một bài rất quan trọng trong chuỗi bài học về nến Heiken Ashi. Vì đây được xem là nhược điểm lớn nhất của nó. Vì vậy, bạn hay nghiên cứu và xem thật kỹ để hiểu rõ cách khắc phục. Từ đó sử dụng nến Heiken Ashi tốt hơn trong giao dịch.

» Bài 4: Cách đọc biểu đồ nến Heiken Ashi hiệu quả

5.1 Nến Heiken Ashi không luôn phản ánh giá hiện tại của thị trường?

Khi bạn nhìn vào các biểu đồ nến Heiken Ashi (HA), bạn sẽ nghĩ rằng đó là một mỏ vàng, và đây là “chén thánh’’. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng không có bữa trưa miễn phí.

Nếu bạn còn nhớ những tính toán ở phần trước về cách nến Heiken Ashi được hình thành, thì nến Heiken Ashi không luôn phản ánh giá của thị trường hiện tại.

Trong một nến Nhật cổ điển, giá đóng cửa là giá hiện tại trên thị trường. Tuy nhiên, trên một nến Heiken Ashi, giá đóng là trung bình của tất cả các dữ liệu của Nến. Điều này có nghĩa là giá của một cây nến Heiken Ashi hiện tại sẽ khác với giá thị trường hiện tại.

Khi một xu hướng phát triển, nến Heiken Ashi (HA) thực sự bắt đầu tạo đà cho nhau khi giá được đẩy lên cao hơn hoặc thấp hơn – sự chênh lệch giữa giá thị trường thực tế và giá HA sẽ mở rộng đáng kể.

Nến Heiken Ashi không phản ánh giá thị trường
Nến Heiken Ashi không phản ánh giá thị trường

Tôi thực sự thích kết quả toán học này vì nó trừng phạt các nhà giao dịch (trader) vì mua quá cao và bán quá thấp – đó là một vấn đề phổ biến đối với các nhà giao dịch xu hướng mới làm quen.

Khi thị trường lắng xuống, khoảng cách giữa giá thực (giá thị trường) và giá Hieken Ashi (HA) hiện tại sẽ co lại đáng kể.

Lưu ý: Cách giá được căn chỉnh ở biểu đồ trên là chính xác. Các điều kiện xu hướng đã dừng lại và thị trường đang đi ngang, cho phép giá thị trường bắt kịp với giá HA ở thời điểm hiện tại. Bây giờ khi cơ hội giao dịch xuất hiện, bạn sẽ có thể giao dịch với mức giá gần hơn với giá thị trường.

Chỉ cần nhớ, khi bạn tham gia giao dịch Heiken Ashi, bạn nên kiểm tra giá thị trường thực sự đang ở đâu. Điều này rất quan trọng vì bạn cần giá thị trường thực tế để thực hiện các tính toán quản lý rủi ro chính xác.

5.2 Kết luận

Biểu đồ Heiken Ashi có thể gây hiểu nhầm khi so sánh với giá thực tế của thị trường do phép tính trung bình trong việc xây dựng những cây nến Heiken Ashi.

Sự chênh lệch giữa giá HA và giá thị trường thực tế cách xa nhau sau lực tăng mạnh mẽ và gần nhau khi thị trường đi ngang. Điều này không khuyến khích các nhà giao dịch (trader) mua đỉnh, và bán đáy.

6. Mô hình nến Heiken Ashi

Cũng như nến Nhật truyền thống, nến Heiken Ashi (HA) cũng sẽ có những mô hình nến HA tăng, mô hình nến HA giảm, những mẫu nến HA đi ngang. Những hành động của giá nó cũng phản ánh tất cả lên nến HA.

» Bài 5: Nến Heiken Ashi không luôn phản ánh giá hiện tại thị trường?

Vì vậy tôi sẽ đi phân tích làm rõ để các bạn có thể hiểu rõ hơn về nó. Để giúp bạn có thể giao dịch tốt với những mô hình nến Heiken Ashi.

6.1 Những mô hình nến Heiken Ashi tăng

Dưới đây là một số mẫu hình nến Heiken Ashi chúng ta thường gặp trên các biểu đồ giao dịch.

Những mẫu hình nến Heiken Ashi tăng
Những mẫu hình nến Heiken Ashi tăng

Nhìn những mẫu nến Heiken Ashi tăng chắc nhiều bạn không nhận thấy được sự khác biệt với nến Nhật cơ bản. Nến Heiken Ashi phản ánh đà tăng của xu hướng thị trường, tùy theo từng mẫu nến, có những phản ánh thị trường khác nhau.

Như trong hình biểu đồ thực tế bên dưới (XAUUSD, D1), chúng ta nhìn thấy có nhiều dạng nến tăng (màu xanh) thể hiện sức mạnh của bên Mua.

Các mẫu hình nến HA tăng trên biểu đồ Vàng khung D1
Các mẫu hình nến HA tăng trên biểu đồ Vàng khung D1

Trong một xu hướng tăng xuất hiện rất nhiều các mẫu hình nến Heiken Ashi tăng khác nhau.

Nhiều nến Heiken Ashi gần nhau cho xu hướng tăng
Nhiều nến Heiken Ashi gần nhau cho xu hướng tăng

Cụ thể hơn trong biểu đồ Vàng khung thời gian ngày D1 bên dưới, nhiều nến tăng xếp gần nhau đã tạo thành một xu hướng tăng đẹp. Nhờ cách thể hiện của nến HA mà chúng ta có cái nhìn rất trực quan trong việc nhận định của xu hướng.

»Kiến thức Heiken Ashi từ cơ bản đến nâng cao

Điều đó có vẻ thật dễ dàng và đơn giản hơn so với nến Nhật thường phải không nào?

Nhiều nến HA tăng xếp gần nhau trên biểu đồ Vàng khung D1
Nhiều nến HA tăng xếp gần nhau trên biểu đồ Vàng khung D1

Trong một xu hướng tăng, càng nhiều nến xanh tăng (Bullish Heiken Ashi) thì xu hướng càng mạnh. Thực tế tập hợp của nhiều nến xanh không có bóng dưới cũng sẽ cho thấy xu hướng tăng sẽ còn tăng tốt trong thời gian tới.

6.2 Những mô hình nến Heiken Ashi giảm

Dưới đây là những mẫu hình nến Heiken Ashi giảm rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch của chúng ta.

Những mẫu hình nến Heiken Ashi giảm
Những mẫu hình nến Heiken Ashi giảm
Tương tự như những mẫu nến tăng, nến Heiken Ashi giảm cũng phản ánh đà giảm của xu hướng thị trường. Mỗi mẫu nến đều phản ánh đà giảm mạnh, đà giảm yếu khác nhau.
Các mẫu hình nến HA giảm trên biểu đồ Vàng khung D1
Các mẫu hình nến HA giảm trên biểu đồ Vàng khung D1

Trong một xu hướng giảm xuất hiện nhiều mẫu hình nến Heiken Ashi giảm khác nhau.

Nhiều nến Heiken Ashi giảm đứng gần nhau cho xu hướng giảm
Nhiều nến Heiken Ashi giảm đứng gần nhau cho xu hướng giảm

Tập hợp càng nhiều nến đỏ giảm (Bearish Heiken Ashi) thì xu hướng càng giảm mạnh. Nhiều nến giảm không có bóng nến trên cũng thể hiện xu hướng giảm mạnh.

Nhiều nến HA giảm xếp gần nhau trên biểu đồ Vàng khung D1
Nhiều nến HA giảm xếp gần nhau trên biểu đồ Vàng khung D1

Về cơ bản nến Heiken Ashi cũng giống như nến Nhật thường nhưng sẽ giúp cho bạn dễ nhận định hơn trong việc xác định xu hướng của thị trường, phù hợp với những bạn theo trường phái giao dịch trong khung thời gian từ trung hạn trở lên (khung D, W, …).

Vì do có sự chênh lệch với giá thị trường mặc dù giúp các Trader giảm bớt tín hiệu nhiễu nhưng cũng đồng thời sẽ làm sai lệch vị trí giá vào lệnh. Cho nên điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến những ai đang theo trường phái giao dịch ở khung thời gian nhỏ (M1, M5, M15, M30, …).

6.3 Mô hình nến Heiken Ashi dạng Doji, Pin Bar

Hình nến (HA) Doji cũng giống như nến Nhật thông thường, nó xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ với mức giá mở cửa, HA doji trông như một gạch ngang nằm giữa phạm vi giá.

Chú ý: Ở đây chúng ta đang phân tích trên biểu đồ nến Heiken Ashi nên những thuật ngữ như: Giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất đều được tính theo nến Heiken Ashi. Vì vậy, bạn không nên nhầm lẫn các thuật ngữ đó sang nến Nhật thường, vì nó cấu tạo khác nhau.

Hình nến Heiken Ashi (HA) Doji là dấu hiệu cho thấy người mua hoặc người bán đang do dự, thể hiện sự giằng co của các nhà đầu tư, có thể sắp được đảo chiều.

Mẫu hình nến Doji của Heiken Ashi
Mẫu hình nến Doji của Heiken Ashi

Tùy thuộc vào độ dài của đuôi nến, lực rút chân của nến chúng ta sẽ nhận thấy được những mức mạnh yếu của từng loại nến HA Doji khác nhau.

  • Đuôi nến càng dài, lực rút chân mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng lớn
  • Đuôi nến ngắn, lực rút chân yếu, khả năng thị trường đang đi ngang.
Nến Doji HA trên biểu đồ EURUSD khung ngày D1
Nến Doji HA trên biểu đồ EURUSD khung ngày D1

Nến Pin Bar (HA) nhìn cũng tương tự như nến Nhật thông thường. Đuôi nến càng dài, lực rút chân mạnh, khả năng đảo chiều xu hướng càng lớn. Đuôi nến ngắn, lực rút chân yếu, khả năng thị trường đang đi ngang.

Mẫu hình nến Pin Bar của Heiken Ashi
Mẫu hình nến Pin Bar của Heiken Ashi

Nến Pin Bar (HA) cũng có những đặc điểm cơ bản như nến Pin Bar thông thường như: Thân nến nhỏ, chiều dài của bóng nến gấp khoảng 2 – 3 lần thân nến.

7. Mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều

Mô hình 2 nến Heiken Ashi (HA) đảo chiều là một trong những bài học rất quan trọng về Mô hình nến Heiken Ashi. Mô hình nến đảo chiều giúp bạn xác định được khi nào nào xu hướng thị trường kết thúc, đồng thời một xu hướng mới được hình thành.

» Bài 6: Mô hình nến Heiken Ashi

7.1 Mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng

Dưới đây là những mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng mà chúng ta thường thấy trên các biểu đồ giao dịch.

Mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng
Mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng

Là mô hình gồm 2 nến Heiken Ashi (HA) đảo chiều xu hướng. Mô hình xuất hiện sau một xu hướng giảm giá mạnh.

  • Nến HA thứ nhất tăng mạnh không có đuôi nến, nến thứ 2 cũng tăng mạnh không có đuôi nến (1).
  • Nến HA thứ nhất là nến HA Doji (có thể tăng hoặc giảm), nến thứ 2 tăng mạnh không có râu nến (2).
  • Nến HA thứ nhất là nến giảm mạnh (có thể có tai nến hoặc không), nến thứ 2 là nến tăng mạnh không có đuôi nến (3).
Mô hình 2 nến đảo chiều tăng HA trên biểu đồ giao dịch Vàng khung D1
Mô hình 2 nến đảo chiều tăng HA trên biểu đồ giao dịch Vàng khung D1

Chú ý: Với mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm, thì nến thứ 2 phải là nến Heiken Ashi tăng mạnh không có đuôi nến, đồng thời tai nến bằng khoảng ½ thân nến.

7.2 Mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm

Tương tự, dưới đây là tổng hợp những mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm thường thấy trong các biểu đồ giao dịch.

Mô hình 2 nến Hekien Ashi đảo chiều giảm
Mô hình 2 nến Hekien Ashi đảo chiều giảm

Là mô hình gồm 2 nến Heiken Ashi (HA) đảo chiều xu hướng. Mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng giá mạnh.

  • Nến HA thứ nhất giảm mạnh không có tai nến, nến thứ 2 cũng giảm mạnh không có tai nến (2).
  • Nến HA thứ nhất là nến HA Doji (có thể tăng hoặc giảm), nến thứ 2 giảm mạnh không tai nến (2).
  • Nến HA thứ nhất là nến tăng mạnh (có thể có đuôi nến hoặc không), nến thứ 2 là nến giảm mạnh không có tai nến (3).
Mô hình 2 nến đảo chiều giảm HA trên biểu đồ giao dịch BTC khung D1
Mô hình 2 nến đảo chiều giảm HA trên biểu đồ giao dịch BTC khung D1

Chú ý: Với mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm, thì nến thứ 2 phải là nến Hieken Ashi giảm mạnh không có tai nến, đồng thời đuôi nến bằng khoảng ½ thân nến.

7.3 Những mô hình nến Heiken Ashi đi ngang

Dưới đây là những mẫu hình nến Heiken Ashi thường xuyên xuất hiện khi thị trương trong giai đoạn đi ngang (sideway). Đây là giai đoạn thị trường phân phối hoặc tích lũy.

Những mẫu hình nến Heiken Ashi đi ngang
Những mẫu hình nến Heiken Ashi đi ngang

Trên biểu đồ nến Heiken Ashi (HA) xuất hiện nhiều nến nhỏ xanh, đỏ có cả đuôi nến và tai nến. Khi những nến này xuất hiện với số lượng nhiều, thị trường thường đang trong trạng thái đi ngang (sideway).

Xu hướng thị trường lúc này thường không rõ ràng được thể hiện ví dụ biểu đồ Vàng (XAUUSD) khung thời gian ngày bên dưới (D1).

Những mẫu hình nến Heiken Ashi đi ngang
Những mẫu hình nến Heiken Ashi đi ngang

Xu hướng thị trường lúc này thường không thật sư rõ ràng, thường chúng ta sẽ đứng ngoài quan sát, chờ thêm những tín hiệu xác nhận.

8. Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều

Mô hình 3 nến Heiken Ashi (HA) đảo chiều là bài học rất quan trọng trong chuỗi các bài học về nến Heiken Ashi tôi giới thiệu đến với các bạn. Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều là mô hình thường gặp, có độ chính xác cao, được rất nhiều các nhà giao dịch (trader) thường xuyên sử dụng.

» Bài 7: Mô hình 2 nến Heiken Ashi đảo chiều

8.1. Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng

Dưới đây là những mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng thường xuất hiện trong các biểu đồ giao dịch. Chúng ta rất thường xuyên bắt gặp chúng.

Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng
Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng

Là mô hình gồm 3 nến Heiken Ashi (HA) đảo chiều xu hướng. Mô hình xuất hiện sau một xu hướng giảm giá mạnh.

  • Nến thứ nhất và nến thứ 2 giảm mạnh (không có tai nến), nến thứ 3 tăng mạnh (không có đuôi nến).
  • Nến thứ nhất giảm mạnh (không có tai nến), nến thứ 2 là nến Doji (tăng hoặc giảm), nến thứ 3 tăng mạnh (không có đuôi nến).
  • Nến thứ nhất giảm mạnh (có thể có đuôi nến và tai nến), nến thứ 2 và thứ 3 là nến tăng mạnh (không có đuôi nến).

Chú ý: Với mô hình 3 nên Heiken Ashi đảo chiều tăng, thì nến thứ 3 phải là nến Heiken Ashi tăng mạnh không có đuôi nến, đồng thời tai nến bằng khoảng ½ thân nến.

Mô hình 3 nến HA đảo chiều tăng trên biểu đồ giao dịch VNINDEX khung D1
Mô hình 3 nến HA đảo chiều tăng trên biểu đồ giao dịch VNINDEX khung D1

Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều tăng bị phá vỡ khi xuất hiện nến Heiken Ashi thứ 4 kết hợp với nến HA thứ 3 hình thành mô hình 2 nến HA đảo chiều giảm.(trường hợp thứ 3 của mô hình 2 nến HA đảo chiều giảm).

8.2 Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm

Dưới đây là những mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm chúng ta thường xuyên thấy xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch.

Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm
Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm

Là mô hình gồm 3 nến Heiken Ashi (HA) đảo chiều xu hướng. Mô hình xuất hiện sau một xu hướng tăng giá mạnh.

  • Nến thứ nhất và nến thứ 2 tăng mạnh (không có đuôi nến), nến thứ 3 giảm mạnh (không có tai nến).
  • Nến thứ nhất tăng mạnh (không có đuôi nến), nến thứ 2 là nến Doji (tăng hoặc giảm), nến thứ 3 giảm mạnh (không có đuôi nến).
  • Nến thứ nhất tăng mạnh (có thể có đuôi nến và tai nến), nến thứ 2 và thứ 3 là nến giảm mạnh (không có tai nến).

Chú ý: Với mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm, thì nến thứ 3 phải là nến Heiken Ashi tăng mạnh không có đuôi nến, đồng thời tai nến bằng khoảng ½ thân nến.

Mô hình 3 nến HA đảo chiều giảm trên biểu đồ giao dịch USDCAD khung D1
Mô hình 3 nến HA đảo chiều giảm trên biểu đồ giao dịch USDCAD khung D1

Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều giảm bị phá vỡ khi xuất hiện nến HA thứ 4 kết hợp với nến HA thứ 3 hình thành mô hình 2 nến HA đảo chiều tăng. (Trường hợp thứ 3 của mô hình 2 nến HA đảo chiều tăng).

Trên đây, là tổng hợp các mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều thường gặp. Bạn cần nhớ những mẫu hình nến này để có thể sử dụng trong việc nhận biết được xu hướng thị trường, đồng thời thoái khỏi thị trường một cách nhanh chóng.

Điều đó giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận và tìm kiếm được cho mình những cơ hội tiếp theo trên thị trường.

9. Cách vẽ Đường xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi?

Tương tự như nến Nhật cổ điển, các mô hình nến Heiken Ashi (HA) cũng hình thành những đỉnh đáy cao thấp khác nhau. Chính vì điều đó biểu đồ nến Heiken Ashi cũng tạo thành những đường xu hướng tăng hoặc các đường xu hướng giảm trên cùng một khung thời gian.

Xác định xu hướng biểu đồ Heiken Ashi
Xác định xu hướng biểu đồ Heiken Ashi

Trong biểu đồ nến Heiken Ashi, việc xác định đường xu hướng cũng được chia thành:

  • Đường xu hướng tăng.
  • Đường xu hướng giảm.

Tôi sẽ giúp các bạn biết cách vẽ  đường xu hướng Trendline để làm sao chính xác đó. Từ đó dễ dàng nhận biết được vị trí tham gia vào thị trường, và kiếm được lợi nhuận!

» Bài 8: Mô hình 3 nến Heiken Ashi đảo chiều

9.1 Cách vẽ Đường xu hướng tăng trên biểu đồ nến Heiken Ashi

Tương tự như biểu đồ nến Nhật thường, chúng ta cũng đi tìm hiểu cách vẽ đường xu hướng tăng trên biểu đồ nến Heiken Ashi như thế nào?

Đường xu hướng tăng - Heiken Ashi
Đường xu hướng tăng – Heiken Ashi

Để vẽ được một đường xu hướng tăng (up trend) chúng ta cần chú ý đến một số điểm dưới đây:

  • Một đường xu hướng tăng được thiết lập bởi các đáy giá cao hơn.
  • Một đường xu hướng tăng dễ nhận thấy trên biểu đồ nến HA qua thể hiện một đường hỗ trợ.
  • Đường xu hướng tăng được thể hiện trên biểu đồ nến Heiken Ashi bằng cách nối một đáy với đáy kế tiếp.

Vùng hỗ trợ ở Đường xu hướng tăng có thể là vùng giá Mua hoặc Bán xãy ra phụ thuộc vào mẫu hình nến tại đây.

  • Mô hình nến tại đây tăng, giá bật lên, xem xét Mua lên.
  • Xuất hiện một mô hình hình nến giảm phá vỡ đường xu hướng (trendline), xem xét Bán xuống.

Một điều bạn cũng cần chú ý khi giao dịch với Đường xu hướng đó là giá hoàn toàn có thế phá vỡ đường xu hướng để hình thành một hướng đi mới. Vị vậy tuyệt đối phải tuân thủ dừng lỗ (SL) để bảo vệ tài khoản của bạn.

9.2 Cách vẽ Đường xu hướng giảm trên biểu đồ Heiken Ashi

Tương tự, chúng ta cũng đi tìm hiểu cách vẽ một đường xu hướng giảm trên biểu đồ nến Heiken Ashi chính xác như thế nào?

Đường xu hướng giảm - Heiken Ashi
Đường xu hướng giảm – Heiken Ashi

Cũng như cách vẽ đường xu hướng tăng, khi vẽ đường xu hướng giảm bạn cùng cần quan tâm đến một số điểm sau:

  • Đường đường xu hướng giảm được thiết lập bởi các đỉnh giá thấp hơn.
  • Một đường xu hướng giảm dễ nhận thấy trên biểu đồ Heiken Ashi qua thể hiện một đường kháng cự.
  • Đường xu hướng giảm được thể hiện trên biểu đồ bằng cách nối một đỉnh với đỉnh kế tiếp.

Vùng kháng cự ở đường xu hướng giảm có thể là vùng Mua hoặc Bán xãy ra, phụ thuộc vào những mẫu hình nến tại đây.

  • Mô hình nến tại đây giảm, giá bị đẩy xuống, xem xét Bán ra.
  • Xuất hiện mẫu hình nến tăng phá vỡ đường xu hướng (trendline), xem xét Mua lên.

Việc xác định đường xu hướng (trendline) rất đơn giản. Nếu bạn đã từng tìm hiểu về nến Nhật cổ điển thì bạn dễ dàng nhận thấy, với nên Heiken Ashi là tương tự.

9.3 Cách vẽ kênh xu hướng trên biểu đồ Heiken Ashi

Kênh xu hướng xác định chính xác trong biểu đồ nến Heiken Ashi cũng rất quan trọng.

Kênh xu hướng - Heiken Ashi
Kênh xu hướng – Heiken Ashi

Một kênh giá trong biểu đồ HA bao gồm 2 đường kháng cự và hỗ trợ song song nhau và chứa tất cả các biến động giá bên trong đó.

Tín hiệu Mua và Bán trong một kênh giá:

  • Trong kênh giá tăng: Có thể Mua khi giá chạm mức hỗ trợ và bán khi giá chạm mức kháng cự. Không khuyến nghị Bán ở mức kháng cự và chốt lời ở mức hỗ trợ.
  • Trong một kênh giá giảm: Có thể Bán ở mức kháng cự dốc xuống và chốt lời ở mức hỗ trợ. Không khuyến nghị Mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Mời bạn đón đọc những bài viết tiếp theo về nến Heiken Ashi.

Trên đây, chúng ta đã tìm hiểu về cách vẽ một đường xu hướng (trendline) và kênh xu hướng như thế nào rồi? Đây là những kiến thức rất quan trọng, vì nếu bạn biết cách vẽ chính xác Trendline, thêm vào đó sử dụng biểu đồ Heiken Ashi thành thao.

Điều này giúp bạn xác định xu hướng thị trường thực sự dễ dàng hơn rất nhiều.

10. Mô hình giá Heiken Ashi

Đối với các mô hình giá, do không cần sự chính xác quá tuyệt đối bởi mỗi thanh nến. Vì vậy, tất cả những mô hình giá đã được áp dụng trên biểu đồ nến Nhật cổ điển có thể áp dụng chính xác hoàn toàn đối với biểu đồ nến Heiken Ashi.

» Bài 9: Cách vẽ Đường xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi?

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng loại mô hình giá phổ biến nhất, để có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả trên biểu đồ nến Heiken Ashi.

10.1 Mô hình giá cái Nêm – Heiken Ashi

Đây là mô hình giá rất phổ biến trong giao dịch, rất nhiều nhà giao dịch thường xuyên sử dụng mô hình này để xác định được vùng Mua và Bán rất hiệu quả.

Mô hình Cái Nêm Tăng Giá (Wedge Falling)
Mô hình Cái Nêm Tăng Giá (Wedge Falling)

Mô hình cái nêm là dấu hiệu cho một giai đoạn nghỉ ngơi trong xu hướng hiện tại. Khi bạn bắt gặp mô hình này, đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch (trader) đang phân vân nên đẩy giá cặp tiền đi tới đâu.

Mô hình Cái Nêm Giảm Giá
Mô hình Cái Nêm Giảm Giá

Trong giai đoạn thị trường ổn định giá (consolidation), chúng ta chờ đợi một đợt bùng nổ giá sắp diễn ra, và có khả năng phá vỡ vùng đỉnh hoặc vùng đáy.

Mô hình cái nêm mang hai ý nghĩa nó có thể là mô hình tiếp diễn hoặc mô hình đảo chiều. Có 4 dạng nêm giá khác nhau:

  • Xu hướng đang tăng, nêm giá tăng, phá vỡ tăng
  • Xu hướng đang tăng, nêm giá tăng, phá vỡ đảo chiều giảm
  • Xu hướng đang giảm, nêm giá giảm, phá vỡ giảm
  • Xu hướng đang giảm, nêm giá giảm, phá vỡ đảo chiều tăng

Quan sát biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1) dưới đây.

Chúng ta thấy rằng trước khi hình thành mô hình Cái Nêm có đường Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) hội tụ hướng xuống với diễn biến giá trước đó là xu hướng tăng. Mô hình này ủng hộ và phù hợp với mô hình Cái Nêm Tăng Giá.

Mô hình giá Cái Nêm tăng trên biểu đồ XAUUSD khung ngày D1
Mô hình giá Cái Nêm tăng trên biểu đồ XAUUSD khung ngày D1

Tuy nhiên, để chắc chắn chúng ta cần phải chờ tín hiệu phá vỡ đường Kháng cự trên thì lúc đó tín hiệu xác nhận tiếp diễn xu hướng tăng mới chính xác. Rõ ràng Cái Nêm đã bị phá vỡ bằng một cây nến HA tăng mạnh (thân nến dài và không có bóng nến dưới).

Trong biểu đồ Dollar/ Úc khung thời gian ngày (USDAUD, D1) bên dưới, sau một xu hướng giảm xuất hiện mô hình giá Cái Nêm với Nêm hướng lên cho thấy xu hướng có thể tiếp diễn xu hướng giảm sau một đợt điều chỉnh giá của Nêm.

Mô hình giá Cái Nêm giảm trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1
Mô hình giá Cái Nêm giảm trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1

Điểm vào lệnh chờ giá phá đường Hỗ trợ dưới. Điểm dừng lỗ phía trên Đỉnh gần nhất. Điểm chốt lời bằng khoảng chiều rộng của Nêm hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.

10.2 Mô hình giá Hai đỉnh Hai đáy – Heiken Ashi

Hai đỉnh Hai đáy cũng là một trong những mô hình giá quan trọng trên biểu đồ nến Heiken Ashi. Chúng thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch.

Một mô hình giá Hai Đáy có hai mức thấp dao động ở cùng một mức giá. Sự dao động cao ở giữa chúng tạo ra một đường kháng cự.

Mô hình giá Hai Đáy
Mô hình giá Hai Đáy

Thực ra cách giao dịch với mô hình giá Heiken Ashi cũng tương tự như mô hình giá với nến Nhật hường. Như với biểu đồ Vàng (XAUUSD, D1) bên dưới, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mô hình giá Hai Đáy xuất hiện.

Việc của chúng ta là chờ giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) sẽ đặt lệnh Buy vào. Hoặc chờ đợi giá hồi về đường kháng cự (lúc này đóng vai trò là đường hỗ trợ), đấy là cơ hội cho chúng ta vào lệnh Buy tiếp tục.

» Các mô hình nến quan trọng

Điểm dừng lỗ (Stoploss) trong trường hợp này chúng ta có thể đặt ngay phía dưới đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Kháng cự đến Đáy hoặc có thể theo tỉ lệ R:R = 1:2.

Mô hình giá Hai Đáy HA trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung ngày D1
Mô hình giá Hai Đáy HA trên biểu đồ Vàng XAUUSD khung ngày D1

Mô hình giá Hai Đỉnh có hai mức cao dao động ở cùng mức giá cao. Sự dao động thấp ở giữa chúng là một mức thấp, mức thấp này hình thành một đường hỗ trợ.

Mô hình giá Hai Đỉnh
Mô hình giá Hai Đỉnh

Dưới đây là biểu đồ Dollar/ Úc khung thời gian ngày (USDAUS, D1), xuất hiện mô hình giá Hai Đỉnh rất đẹp, tại đường Support giá phá qua với một cây nến HA giảm xác nhận xu hướng đã đảo chiều sang xu hướng giảm.

Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua đường Support. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao tính từ đường Support đến Đỉnh hoặc theo tỉ lệ R:R (Risk: Reward) thông thường là 1:2.

Mô hình giá Hai Đỉnh HA trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1
Mô hình giá Hai Đỉnh HA trên biểu đồ USDAUD khung ngày D1

Về cơ bản mô hình 2 đáy là một mô hình đảo chiều xu hướng, thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm để biến một xu hướng giảm thành xu hướng tăng. Nghĩa là khi bạn nhìn thấy mô hình này, bạn có thể dự báo xu hướng tăng chuẩn bị diễn ra. Tương tự, ngược lại với mô hình Hai đỉnh.

10.3 Mô hình giá Vai Đầu Vai – Heiken Ashi

Trên các biểu đồ giao dịch Heiken Ashi, mô hình Vai Đầu Vai (Head and Shoulders) cũng thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giao dịch Heiken Ashi. Mô hình Vai Đầu Vai là một mô hình giá đảo chiều xu hướng.

Mô Hình Vai Đầu Vai Thuận

Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận (Mô hình giảm giá) có ba mức sóng (Swing) cao, sóng giữa cao nhất gọi là Đầu (Head), hai sóng cao còn lại là Vai (Shoulders).

Đường nối giữa hai mức thấp là Đường viền cổ áo (Neckline). Vai trái và Đầu làm nổi bật xu hướng tăng, Vai phải kết thúc thấp hơn Đầu cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc. Việc phá vỡ đường viền cổ sau đó xác nhận sự thay đổi của xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận
Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận

Dưới đây là biểu đồ Euro/ Dollar khung thời gian ngày (EURUSD, D1), xuất hiện mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận rất đẹp, tại đường Neckline giá phá qua với một cây nến Marubozu giảm xác nhận xu hướng đã đảo chiều sang xu hướng giảm.

Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận HA trên biểu đồ giao dịch EURUSD khung D1
Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận HA trên biểu đồ giao dịch EURUSD khung D1

Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua đường Neckline, nếu bạn đã bỏ lỡ điểm vào lệnh này thì vẫn còn cơ hội khi chờ giá hồi về đường Neckline chúng ta sẽ tiếp tục vào lệnh Sell.

Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên Vai (Shoulder). Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Neckline đến Đầu hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2 hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.

Mô Hình Vai Đầu Vai Ngược

Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược (Mô hình tăng giá) có ba mức sóng (swing) thấp, sóng giữa thấp nhất là Đầu (Head), hai sóng thấp còn lại là Vai (Shoulders). Đường nối giữa hai đỉnh cao là Đường viền cổ áo (Neckline).
Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược
Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược

Đối với trường hợp ví dụ bên dưới (USDCHF, D1) thể hiện mô hình Vai Đầu Vai ngược, chúng ta sẽ chờ giá phá qua đường Neckline hoặc chờ hồi về đường Neckline sẽ đặt lệnh Buy. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Vai (Shoulder).

Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Neckline đến Đầu hoặc theo tỉ lệ R:R thông thường là 1:2 hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.

Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược HA trên biểu đồ giao dịch USDCHF khung D1
Mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược HA trên biểu đồ giao dịch USDCHF khung D1

Khối lượng giao dịch (Volume) khi thoát khỏi đường viền cổ tăng mạnh. Mục tiêu lợi nhuận tương đương với khoảng cách từ đường viền cổ áo và đầu, khi đạt đến mức này chúng ta thoát lệnh.

10.4 Mô hình giá Tam Giác – Heiken Ashi

Mô hình giá Tam Giác Heiken Ashi là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật.

Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại:

  • Tam Giác Tăng (Ascending).
  • Tam Giác Giảm (Descending).
  • Tam Giác Đối Xứng (Symmetrical).

Chúng ta có thể mô tả từng loại mô hình một cách dễ dàng với hai đường xu hướng xung quanh mức thoái lui.

Mô hình giá Tam Giác Tăng Dần có lực cản ngang và hỗ trợ tăng. Mô hình này thường có xu hướng trước nó là xu hướng tăng. Sau khi giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng trước đó. Mô hình này cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung, vì vậy sẽ có một điểm phá vỡ ở trên cao.

Mô hình giá Tam Giác Tăng
Mô hình giá Tam Giác Tăng

Trong biểu đồ Vàng (XAUUSD) khung thời gian ngày (D1) dưới đây, chúng ta dễ dàng xác định được đường kháng cự (Resistance) và hỗ trợ (Support) hình thành nên mô hình giá Tam Giác giảm xuất hiện sau một xu hướng tăng giá trước đó.

Nếu chúng ta đặt lệnh Buy khi giá phá qua đường kháng cự trên với một cây nến Heiken Ashi tăng mạnh và kỳ vọng mục tiêu chính bằng chiều cao lớn nhất của Tam Giác thì chúng ta cũng đạt được lợi nhuận kỳ vọng.

Mô hình Tam Giác Tăng HA trên biểu đồ Vàng khung ngày
Mô hình Tam Giác Tăng HA trên biểu đồ Vàng khung ngày

Mô hình giá Tam Giác Giảm Dần có lực cản rơi và hỗ trợ ngang. Ngược lại với mô hình Tăng Dần, xu hướng trước đó thường là xu hướng giảm. Sau khi giá phá xuống đường Hỗ trợ (Support) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng giảm trước đó.

Mô hình giá Tam Giác Giảm
Mô hình giá Tam Giác Giảm

Trong biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ (USDCHF) khung thời gian ngày (D1) bên dưới, sau một xu hướng giảm giá hình thành một đoạn dừng với đỉnh thấp hơn và đáy ngang nhau. Với việc kẻ các đường Kháng cự và Hỗ trợ giúp chúng ta nhận biết dễ dàng rằng đây là một mô hình Tam Giác Giảm.

Mô hình Tam Giác Giảm HA trên biểu đồ USDCHF khung ngày
Mô hình Tam Giác Giảm HA trên biểu đồ USDCHF khung ngày

Mô hình Tam Giác Đối Xứng là một mô hình tiếp tục là tốt. Tuy nhiên, xu hướng của nó là chưa được rõ ràng. Nó phụ thuộc vào xu hướng mà nó hình thành. Do đó, nó là tăng khi nó hình thành trong một xu hướng tăng và giảm trong một xu hướng giảm.

Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng
Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng

Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng có hỗ trợ tăng và kháng cự giảm. Đường hỗ trợ và đường kháng cự có độ dốc tương tự.

Mô hình Tam Giác Đối Xứng HA trên biểu đồ Vàng khung ngày
Mô hình Tam Giác Đối Xứng HA trên biểu đồ Vàng khung ngày

Còn đối với biểu đồ Vàng trên đây, xuất hiện mô hình Tam Giác đối xứng sau một xu hướng tăng trước đó. Chúng ta thấy giá đã phá vỡ đường kháng cự bên trên và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Điểm vào lệnh (Entry) tại mức giá phá qua đường Resistance.

Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao của đoạn rộng nhất của tam giác hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2.

10.5 Các mô hình khác – Heiken Ashi

Ngoài những mô hình giá ở trên, hình bên dưới cũng là những mô hình giá rất phổ biến. Những mô hình giá này thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Cách áp dụng nó cũng tương tự đối với nến Nhật thường.

Mô Hình Giá Ba Đỉnh Ba Đáy 

Mô hình giá Ba Đỉnh là sự kếp hợp của ba đỉnh và hai đáy. Các đỉnh của mô hình này nằm trên đường giá xấp xỉ nhau. Đỉnh đầu tiên nên là đỉnh cao nhất, đây là một điều kiện rất quan trọng. Theo quy luật, đỉnh thứ tư thường sẽ không xuất hiện. Một mô hình Ba Đỉnh có ba mức sóng (swing) cao ở cùng mức giá.

Mô hình giá Ba Đỉnh
Mô hình giá Ba Đỉnh

Tương tự với mô hình Ba Đỉnh, bạn hoàn toàn có thể làm tương tự. Để giao dịch tốt với mô hình giá Ba Đỉnh Ba Đáy, bạn cần thời gian rèn luyện và thử nghiệm trên thị trường thực.

Sau khi đã hiểu rõ được diễn biến của nó, trước khi giao dịch với tiền thật bạn nên thử nghiệm trên tài khoản Demo hoặc với tài khoản thật nhưng bắt đầu với số vốn nhỏ.

Mô hình giá Ba Đáy
Mô hình giá Ba Đáy

Bạn cũng có thể hình dung nó với mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược trong trường hợp mức giá ở Đầu và 2 Vai là như nhau. Một mô hình Ba Đáy có ba mức sóng (swing) thấp ở cùng mức giá.

Mô hinh giá Ba Đáy đại diện cho hai lần thất bại để đẩy xuống dưới mức hỗ trợ được thiết lập bởi cú sóng (swing) thấp đầu tiên. Đương nhiên, nó gợi ý về một xu hướng đảo ngược trong thời gian tới. Một đợt phá vỡ trên đường kháng cự xác nhận cho xu hướng đảo chiều đảo ngược.

Mô Hình Giá Cốc Và Tay Cầm (Cup Handle)

Mô hình Cốc và Tay Cầm gồm có 2 phần:

  • Phần Cốc: Chiếc cốc trông giống như một đáy tròn biểu hiện cho giá sau khi đã trải qua chuỗi ngày giảm giá và bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy đi lên.
  • Tay Cầm: Đi theo chiếc Cốc, trông giống như một sự thoái lui điển hình. Khi giá tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lời. Lúc này, phe bán ra nhiều nên giá sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi số nhà đầu tư bán ra đã gần hết, giá lúc này bắt đầu hồi phục trở lại xu hướng tăng. Giá lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình Cốc Tay Cầm.
Mô hình Cốc Tay Cầm Tăng
Mô hình Cốc Tay Cầm Tăng

Mô hình Cốc Tay Cầm có 2 dạng: Cốc Tay Cầm Tăng (Bullish Cup Handle) và Cốc Tay Cầm Giảm (Bearish Cup Handle). Mô hình giá Cốc và Tay Cầm được mặc định là một mô hình tăng giá. Đối tác giảm giá của nó là mô hình Cốc và Tay cầm ngược (giảm giá).

Mô hình Cốc Tay Cầm Giảm
Mô hình Cốc Tay Cầm Giảm

Mô Hình Giá Cờ (Flag)

Một mô hình giá Cờ có Cột Cờ (Pole) và lá cờ (Flag). Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định cột cờ là rất quan trọng đối với mô hình Cờ. Tìm kiếm lực đẩy giá mạnh và rõ ràng với các thanh, khoảng trống liên tiếp và khối lượng mạnh theo cùng một hướng.

Mô hình giá Cờ Tăng
Mô hình giá Cờ Tăng

Đối với mô hình Cờ Tăng, chúng ta cần một lực đẩy lên làm cột cờ. Các cờ được tạo thành từ hai đường thẳng song song dốc xuống.

Mô hình Cờ Giảm có lực đẩy xuống làm cột cờ. Hai đường tạo thành cờ cũng song song, nhưng dốc lên.

Mô hình giá Cờ Giảm
Mô hình giá Cờ Giảm

Mô Hình Giá Hình Chữ Nhật (Rectangle Pattern)

Cũng giống như mô hình Cờ, mô hình giá Hình Chữ Nhật có hai đường ngang bao quanh một mức thoái lui chạy song song. Chính là đường Kháng cự (Resistance) bên trên và đường Hỗ trợ (Support) bên dưới.

Nhưng khác với mô hình Cờ, hai đường Kháng cự và Hỗ trợ không dốc lên hoặc xuống mà hai đường này sẽ chạy ngang, tức là thể hiện giai đoạn đi ngang (Sideway).

Mô hình giá Hình Chữ Nhật có 2 dạng:

  • Hình Chữ Nhật Tăng (Bullish Rectangle)
  • Hình Chữ Nhật Giảm (Bearish Rectangle)

Cả hai mô hình Hình Chữ Nhật tăng và giảm đều trông giống nhau. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trong bối cảnh xu hướng khác nhau.

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng
Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, giá phá vỡ đường Kháng cự trên và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Giai đoạn đi ngang tích lũy thể hiện sự giằng co giữa bên Mua và bên Bán nhưng cuối cùng bên Mua thắng thế đã đẩy giá lên theo xu hướng trước đó.

» Các mô hình giá quan trọng

Ngược lại, mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm, giá phá vỡ đường Hỗ trợ bên dưới và tiếp diễn xu hướng giảm.

Một mô hình giá Hình Chữ Nhật (Rectangle) biểu thị hành động đi ngang. Khi thị trường bước vào giai đoạn tắc nghẽn (sideway), vì thế nó có khả năng bùng phát theo hướng của xu hướng trước đó.

Mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm
Mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm

Đây là mô hình cũng rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Bạn có thể nghiên cứu tham khảo để có thể giao dịch tốt hơn khi nó xuất hiện.

Lưu ý: Mô hình giá Hình Chữ Nhật đôi khi xác định nhầm với các mô hình khác như mô hình Ba Đỉnh Ba Đáy, Cờ, … Vì thế chúng ta cần quan sát và xác định kỹ để tránh nhầm lẫn với các mô hình giá khác.

Mô Hình Kênh Giá (Price Channel)

Mô hình Kênh Giá có hai đường nối các mức đỉnh và mức đáy nằm song song với nhau và thể hiện biên độ trên và dưới của một biến động giá, chúng tạo thành mô hình Kênh Giá. Kênh Giá có thể có chiều đi lên hoặc đi xuống hoặc đi ngang.

Chúng ta được biết đến với 3 loại Kênh Giá:

  • Kênh Giá Tăng
  • Kênh Giá Giảm
  • Kênh Giá Đi Ngang

Kênh Giá Tăng (Bullish Price Channel) bao gồm 2 đường biên độ Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) song song dốc lên. Đường Kháng cự nối các mức đỉnh lại với nhau, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Đường Hỗ trợ nối các đáy lại với nhau, đáy sau cao hơn đáy trước.

Mô hình Kênh Giá Tăng
Mô hình Kênh Giá Tăng

Kênh Giá Giảm (Bearish Price Channel) bao gồm 2 đường biên độ Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) song song dốc xuống. Đường Kháng cự nối các mức đỉnh lại với nhau, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đường Hỗ trợ nối các đáy lại với nhau, đáy sau thấp hơn đáy trước.

Mô hình Kênh Giá Giảm
Mô hình Kênh Giá Giảm

Kênh Giá Đi Ngang (Sideway Price Channel) có 2 đường Kháng cự và Hỗ trợ nối các đỉnh bằng nhau và các đáy bằng nhau, thể hiện qua 2 đường này song song đi ngang.

Mô hình Kênh Giá Đi Ngang
Mô hình Kênh Giá Đi Ngang

Chúng ta nhận thấy rằng, bất cứ khi nào mức giá xuống thấp tới đường biên độ dưới của Kênh Giá, nó sẽ được hỗ trợ và bên người mua bắt đầu đẩy thị trường đi lên.

Ngược lại, bất cứ khi nào mức giá lên cao tới đường biên độ trên của Kênh Giá, nó sẽ gặp phải kháng cự từ nhóm người bán, những người bắt đầu đẩy thị trường đi xuống.

Trên đây, là những mô hình giá thường gặp trong phân tích kỹ thuật với nến Heiken Ashi. Chúng ta sẽ đi học cách áp dụng vào chiến lược giao dịch với các mô hình giá này ở những bài tiếp theo. Từ đó, biết cách tìm kiếm lợi nhuận với nến Heiken Ashi.

11. Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi chính xác

Chắc nhiều bạn đang tò mò là vẽ Hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ nến Heiken Ashi có giống với trên biểu đồ nến Nhật thường không? Bài học này sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc đó.

» Bài 10: Mô hình giá Heiken Ashi

Đồng thời Tôi cũng hướng dẫn bạn làm sao để xác định chính xác một vùng Hỗ trợ kháng cự? Mời bạn đón xem tiếp phần bên dưới!

11.1 Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi là gì?

Là những vùng mà giá có khả năng sẽ dừng lại hoặc đảo chiều khi chạm vào. Kháng cự hỗ trợ là một trong những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Trong phân tích kỹ thuật chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ vùng kháng cự – vùng hỗ trợ nó chính xác hơn.

Khi thị trường đi lên và điều chỉnh giảm trờ lại thì điểm cao nhất mà nó đạt được trước khi nó điều chỉnh giảm là vùng kháng cự (Resistance).

  • Khi thị trường tăng trở lại điểm thấp nhất mà nó đạt được trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành vùng hỗ trợ (Support).
  • Khi thị trường biến động thì các vùng hỗ trợ, kháng cự này tiếp tục được tạo ra.
  • Vùng hỗ trợ cũ sẽ thành vùng kháng cự mới, và ngược lại vùng kháng cự cũ cũng có thể trở thành vùng hỗ trợ mới.
Vùng Kháng Cự và Hỗ Trợ
Vùng Kháng Cự và Hỗ Trợ

11.2 Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi

Vùng hỗ trợ và kháng cự trong thực tế có rất nhiều dạng, ở đây chúng ta xem xét các trường hợp phổ biến sau:

  • Xu hướng tăng (uptrend): Thì vùng giá gần đường xu hướng (trendline) tăng là vùng hỗ trợ.
  • Xu hướng giảm (downtrend): Thì vùng giá gần đường xu hướng giảm giảm là vùng kháng cự.
  • Kênh xu hướng: Trong một kênh xu hướng sẽ tạo ra các vùng kháng cự và vùng hỗ trợ.

Ngoài ra, có rất nhiều công cụ chỉ báo khác cũng hỗ trợ thêm trong việc phân tích kỹ thuật tìm ra các vùng hỗ trợ và vùng khác cự như:

  • Đám mây Kumo trong Ichimoku.
  • Các đường trung bình SMA và EMA.
  • Các mức Fibonaci.

Vậy có thể áp dụng  Vùng hỗ trợ kháng cự cho biểu đồ nến Heiken Ashi (HA) không?

Vùng kháng cự hỗ trợ - Heiken Ashi
Vùng kháng cự hỗ trợ – Heiken Ashi

Hoàn toàn có thể. Tương tự với biểu đồ nến Nhật cổ điển, việc xác định hỗ trợ kháng cự là cả vùng giá, chứ không phải là một điểm, nên trên biểu đồ nến Heken Ashi chúng ta cũng áp dụng tương tự như vậy.

Vì trong biểu đồ nến Heiken Ashi các điểm cao nhất và thấp nhất cũng là những điểm cực trị và cực tiểu, nó cũng trùng lặp với các điểm cao nhất và điểm thấp nhất ở biểu đồ nến Nhật thông thường.

Mà việc xác định vũng hỗ trợ và vùng kháng cự trên cơ bản là dựa vào những mức cực đại và cực tiểu đó. Vì vậy nó không có gì khác nhau.

Bạn cũng cần chủ ý rằng, có rấ nhiều công cụ khác cũng được dùng để làm Hỗ trợ kháng cự như:

  • Đường xu hưỡng Trendline.
  • Mây Kumo của Ichimoku.
  • Đường trung bình động MA.
  • Các mức Fibonacci.

Và còn rất nhiều công cụ khác nữa, trên biểu đồ nến Heiken cũng áp dụng tương tự như nến Nhật thông thường.

» Kiến thức Hỗ trợ Kháng cự toàn tập

Để hiểu rõ hơn bạn có thể xem toàn bộ kiến thức Hỗ trợ kháng cự đã được tội chia sẽ trong phần kiến thức.

12. Cách xác định xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi?

Mục đích ban đầu để phát trển nến Heiken Ashi là làm cho xu hướng mượt hơn, dễ dàng nhận biết hơn trên biểu đồ giao dịch. Vì vậy việc xác định xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi sẻ dễ dàng hơn nhiều so với biểu đồ nến Nhật thường.

» Bài 11: Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi chính xác

12.1 Xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi là gì?

Có rất nhiều cách xác định xu hướng khác nhau. Tùy thuộc vào hệ thống giao dịch của mỗi người cũng như những công cụ mà chúng ta đã tin tưởng sử dụng để xác định xu hướng. Việc xác định xu hướng thị trường dựa vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:

  • Chọn khung thời gian.
  • Giao dịch trong ngắn hạn hay dài hạn.
  • Công cụ dùng để xác định xu hướng là gì?

Trong bài này Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xác định xu hướng mà bất cứ Trader nào tham gia vào thị trường cũng phải biết, đó chính là dựa vào yếu tố đỉnh đáy của giá.

Để hiểu rõ hơn, mời bạn đón xem phần bên dưới.

Xác định xu hướng biểu đồ Heiken Ashi
Xác định xu hướng biểu đồ Heiken Ashi

Xác định xu hướng thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng để đầu tư thành công trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Có một câu nói nổi tiếng: “Xu hướng là bạn!” Chỉ cần bạn xác định được xu hướng chính của thị trường và đồng hành với nó thì coi  như bạn đã thành công được một nửa rồi.

Vì việc xác định xu hướng của thị trường cũng dựa trên những đỉnh đáy đã tạo nên trước đó. Do vậy, việc xác định xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi (HA) hoàn toàn giống với việc xác định xu hướng trên biểu đồ nến Nhật cổ điển.

Xu hướng là gì?

Xu hướng là hướng đi của thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Xu hướng có thể mạnh lên, xu hướng có thể yếu đi hay xu hướng có thể bị phá vỡ đảo chiều hình thành 1 xu hướng mới.

Xu hướng được hình thành như thế nào?

Xu hướng được hình thành từ sự dịch chuyển của giá. Giá được hình thành từ lượng cung cầu trên thị trường của nhà giao dịch (trader). Vậy yếu tố cội nguồn hình thành nên một xu hướng chính là lượng cung cầu của nhà đầu tư trên thị trường. Lượng cung cầu trên thị trường luôn thay đổi, nên xu hướng của thị trường cũng vì vậy mà thay đổi theo.

Có bao nhiêu loại xu hướng?

Việc xác định xu hướng trong dài hạn chúng ta cần phải sử dụng đến các đỉnh các đáy của nến Heiken Ashi trên biểu giao dịch. Vì vậy việc xác định xu hướng này cũng tương tự với biểu đồ nến Nhật thường.

Xác định xu hướng tăng trên biểu đồ USDJPY khung thời gian D1
Xác định xu hướng tăng trên biểu đồ USDJPY khung thời gian D1
Có 3 loại xu hướng cơ bản: Xu hướng tăng, xu hướng giảm và không xu hướng.
  • Xu hướng tăng là khi giá liên tục hình thành đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ và đáy mới cao hơn đáy cũ.
  • Xu hướng giảm là khi giá hình thành đáy mới thấp hơn đáy cũ và đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ.
  • Còn lại không nằm trong trường hợp nào thì đó là thị trường không xu hướng, giá đi ngang còn gọi là sideway.

Tại sao không nên giao dịch ngược xu hướng?

Yếu tố cội nguồn để hình thành một xu hướng là lượng Cung cầu trên thị trường. Khi thị trường đang có xu hướng tăng, nghĩa là phe Mua đang thắng thế so với phe Bán hay nói cách khác phe Mua đang đông hơn phe bán.

  • Là một nhà giao dịch đang đứng ngoài, chuẩn bị tham gia vào thị trường bạn phải biết rõ mình nên theo phe nào để dành phần thắng cao hơn.

12.2 Cách vẽ một xu hướng đúng trên biểu đồ Heiken Ashi

Tùy thuộc vào việc giao dịch ngắn hạn (theo từng cây nến) hay dài hạn (theo mô hình giá) thì chúng ta sẻ có các sử dụng khác nhau. Dưới dây là cách xác định dựa vào các đỉnh đáy gần nhất xuất hiện trên biểu đồ.

  • Xu hướng tăng: Được hình thành khi có đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, đáy sau cao hơn đáy trước.
  • Xu hướng giảm: Được hình thành khi có đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước.

Trên biểu đồ nến Heiken Ashi chúng ta cũng cần quan sát các đỉnh và các đáy được hình thành, từ đó để có thể biết được xu hướng đã hình thành hay chưa.

Khi nào thì xu hướng đảo chiều?

Khi thị trường đang là xu hướng tăng đảo chiều thành xu hướng giảm. Khi đó xu hướng tăng bị phá vỡ và xu hướng giảm được hình thành.

Có 2 dạng xu hướng đảo chiều cơ bản:

  • Xu hướng tăng bị phá vỡ nhưng chưa hình thành xu hướng giảm, chờ đợi xu hướng giảm hình thành mới xác nhận đảo chiều.
  • Xu hướng giảm hình thành nhưng xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, khi xu hướng tăng bị phá vỡ thì xác định xu hướng đã đảo chiều.

12.3 Tổng quan về xu hướng Heiken Ashi

Yêu cầu:

  • Bạn phải chọn cho mình một khung thời gian giao dịch (Time frame – TF) phù hợp làm khung thời gian giao dịch chính và trung thành với nó.
  • Bạn đã hiểu rõ về xu hướng và biết cách xác định một xu hướng.

Lưu ý:

    • Không giao dịch khi không có xu hướng rõ ràng.
    • Không mua đuổi theo xu hướng bằng mọi giá.
    • Không giao dịch ngược xu hướng.
    • Phương pháp giao dịch theo xu hướng.
    • Xác định xu hướng.
    • Xác định vùng điều chỉnh.
    • Chờ đợi giá rơi vào vùng điều chỉnh.
    • Xác định điểm mua, bán, cắt lỗ và chốt lời.

Trên đây là một số kiến thức về Xác định xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi mà chúng ta cần có. Việc xác định xu hướng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: Giao dịch ngắn hạn hay dài hạn, khung thời gian giao dịch, những công cụ hỗ trợ.

Vì vậy để áp dụng tốt bạn cần có một phương pháp rõ ràng. Ngoài ra cũng có một số lưu ý bạn cần quan tâm khi tham gia giao dịch theo xu hướng, đặc biệt là việc xác định xu hướng và đi theo xu hướng với biểu đồ nến Heiken Ashi.

Việc xác định được xu hướng thị trường và đi theo nó là rất quan trong với tất cả Trader trên thị trường.

13. Chiến lược giao dịch nến Heiken Ashi thuần

Những bài học trước chúng ta đã làm quen với những khái niệm, những mô hình nến Heiken Ashi, mô hình giá, đường xu hướng, vùng hỗ trợ khang cự với nến Heiken Ashi.

Những bài học tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểu các chiến lược giao dịch, cũng như những phương pháp giao dịch, ứng dụng trên biểu đồ nến Heiken Ashi thuần sao cho hiệu quả?

» Bài 12: Cách xác định xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi?

13.1 Biểu đồ nến Heiken Ashi thuần

Vời biểu đồ nến Heiken Ashi thuần cho chúng ta cái nhìn đơn giản hơn. Thường sẽ không sử dụng thêm các chỉ báo (indicator) nào trên biểu đồ. Phù hợp với các nhà giao dịch thích sự đơn giản, cũng có rất nhiều nhà giao dịch ưa thích.

Đọc biểu đồ nến Heiken Ashi
Biểu đồ nến Heiken Ashi thuần
Là việc chúng ta chỉ sử dụng các mô hình nến, mô hình giá, xu hướng, vùng hỗ trợ, vùng kháng cự, chúng ta phân tích trực tiếp trên biểu đồ Heiken Ashi (HA) mà không sử dụng thêm bất kỳ chỉ báo hoặc công cụ nào khác.

13.2 Chiến lược giao dịch nến Heiken Ashi thuần

Theo tìm hiểu và nghiên cứu ta có thể nhận thấy có 5 tín hiệu chính dựa trên nến HA giúp xác định xu hướng và khả năng giao dịch của nến Heiken Ashi (HA) dưới đây:

  • Các nến màu xanh cho thấy xu hướng tăng => các bạn có thể Mua thêm hoặc thoát lệnh Bán.
  • Có nến xanh mà không có bóng dưới, thân nến dài cho thấy xu hướng tăng mạnh => cứ giữ lệnh Mua cho đến khi xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm.
  • Một nến có thân nhỏ và có bóng cả trên và dưới cho thấy khả năng thay đổi xu hướng. Đại khái đây là điểm phân vân của xu hướng, có thể đảo chiều hoặc đi tiếp.
  • Các nến đỏ cho thấy xu hướng giảm => nên Bán hoặc thoát lệnh Mua.
  • Các nến đỏ không có bóng trên cho thấy xu hướng giảm mạnh => cứ giữ lệnh Bán cho đến lúc xuất hiện những dấu hiệu có khả năng đảo chiều.

Ngoài ra cũng như nến thường bạn cần kết hợp thêm các mô hình nến, mô hình giá ,trend xu hướng và vùng hỗ trợ, kháng cự để xác định vùng vào lệnh tốt nhất!

Trong biểu đồ giao dịch Bitcoin với nến Heiken Ashi thuần dưới đây (BTCUSDT, D1),vị trí giá tại vùng Hỗ Trợ (Support) hình thành mô hình giá Cái Nêm (Wedge Pattern).

Đồng thời xuất hiện mô hình 3 nến Heiken Ashi tăng (Triple Bullish HA) với cây nến thứ 3 phá qua đường hội tụ trên của Nêm xác nhận xu hướng sẽ tiếp tục xu hướng tăng.

Giao dịch với biểu đồ nến Heiken Ashi Thuần Bitcoin khung thời gian ngày D1
Giao dịch với biểu đồ nến Heiken Ashi Thuần Bitcoin khung thời gian ngày D1

Vì thế chúng ta sẽ đặt lệnh Buy ngay tại vị trí giá phá qua mô hình cái Nêm. Điểm dừng lỗ (Stoploss) có thể đặt dưới vùng Hỗ Trợ (Support). Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ thông thường R:R là 1:2 hoặc bằng chiều cao của Nêm.

13.3 Kết luận về nến Heiken Ashi

Rõ ràng chúng ta đã thấy xu hướng tốt hơn đôi chút rồi đúng không? Hệ thống chỉ báo Heiken Ashi là một hệ thống rất trực quan dễ hiểu. Heiken Ashi còn giúp bạn quan sát và có điểm vào lệnh tốt hơn.

» Bài 14: Chiến lược giao dịch Heiken Ashi tại Hỗ trợ Kháng cự

Hiện tại có rất nhiều nhà giao dịch đang dần chuyển từ nến thường sang giao dịch với nến Heiken Ashi và ứng dụng nó tốt đem lại lợi nhuận ngoài mong đợi.

14. Chiến lược giao dịch Heiken Ashi tại Hỗ trợ Kháng cự

Như chúng ta đã tìm hiểu ở bài 11 đã biết cách xác định vùng Hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ nến Heiken Ashi (HA) rồi. Vùng hỗ trợ kháng cự là vùng giá rất quan trọng được rất nhiều các nhà giao dịch quan tâm.

» Bài 11: Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi chính xác

Vì tại vùng Hỗ trợ kháng cự, giá có thể đảo chiều xu hướng, cũng có thể phá vỡ để tiếp tục theo xu hướng hiện tại, đồng thời cũng có thể trở thành vùng giá đi ngang, xu hướng không rõ ràng.

14.1 Xác định vùng Hỗ trợ Kháng cự mạnh?

Vì vậy, rất nhiều nhà giao dịch (trader) chuyên nghiệp đã kết hợp với những mẫu hình nến tăng giảm, những mô hình nến đảo chiều Heiken Ashi (đã xác định ở trên) để tiến hành giao dịch.

Để hiểu rõ hơn, chúng sẽ đi sau vào phân tích từng trường hợp cụ thể, để có thể có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn.

Vùng kháng cự hỗ trợ - Heiken Ashi
Vùng kháng cự hỗ trợ trên biểu đồ Heiken Ashi

Như hình bên trên, chung ta dễ dàng xác định được các vùng hỗ trợ và các vùng kháng cự. Dựa vào đó chúng ta cũng có thể đưa ra những quyết định giao dịch của mình. Thường chúng ta sẽ chọn những vùng Hỗ trợ hoặc kháng cự rõ ràng, hoặc có yếu tố hợp lưu của nhiều yếu tố để giao dịch.

14.2 Chiến lược giao dịch Heiken Ashi tại Hỗ trợ Kháng cự

Nếu bạn chưa đọc những bài viết về mô hình nến Heiken Ashi thì bạn hãy quay lại để hiểu rõ hơn về những mô hình nến Heiken Ashi đảo chiều mạnh. Điều này sẽ giúp bạn giao dịch tốt hơn tại những vùng Hỗ trợ kháng cự.

Tín hiệu giao Mua tại Vùng hỗ trợ mạnh:

  • Khi đường giá tiến sát các vùng hỗ trợ mạnh, chúng ta chờ xuất hiện những mô hình nến đảo chiều tăng (mô hình 2 nến HA đảo chiều tăng, mô hình 3 nến HA đảo chiều tăng), để tiến hành vào lệnh.
  • Vị trí dừng lỗ (SL) chúng ta đặt tại đáy ở vùng hỗ trợ đó.
  • Vị trí chốt lời có thể theo tỉ lệ R: R 1:2 hoặc 1:3. Hoặc cũng có thể là những vùng kháng cự kỳ vọng.

Tín hiệu giao dịch Bán tại Vùng kháng cự mạnh:

  • Tương tự, chúng ta chờ giá lên sát vùng kháng cự mạnh, chờ những mô hình nến đảo giảm (mô hình 2 nến HA đảo chiều giảm, mô hình 3 nến HA đảo chiều giảm), để tiến hành vào lệnh.
  • Vị trí dừng lỗ (SL) chúng ta đặt tại đỉnh tạo ở vùng kháng cự đó.
  • Vị trí chốt lời có thể theo tỉ lệ R: R 1:2 hoặc 1:3. hoặc cũng có thể là những vùng hỗ trợ kỳ vọng.

Chúng ta hãy xem ví dụ biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ (USDCHF) khung thời gian ngày (D1) bên dưới.

Tại vùng Hỗ Trợ (vùng Kháng Cự cũ thành Hỗ Trợ mới) xuất hiện cây nến Pin Bar rút chân đẹp. Phía sau là cây nến HA tăng đẹp. Nếu là người cẩn thận chúng ta có thể chờ thêm một cây nến HA tăng để trở thành mô hình 3 nến đảo chiều tăng.

Tín hiệu Mua với mô hình 3 nến HA tăng tại vùng Hỗ Trợ trên biểu đồ USDCHF khung D1
Tín hiệu Mua với mô hình 3 nến HA tăng tại vùng Hỗ Trợ trên biểu đồ USDCHF khung D1

Khi đó, chúng ta sẽ vào lệnh Buy tại giá phá qua cây nến thứ 3. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới vùng Hỗ Trợ. Còn điểm chốt lời (Takeprofit) sẽ theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người, thông thường theo tỉ lệ R:R là 1:2.

Hãy xem thêm một ví dụ nữa, trong biểu đồ Euro/ Dollar (EURUSD) khung thời gian ngày D1 bên dưới.

Tại vùng Kháng Cự (vùng Hỗ Trợ cũ thành Kháng Cự mới) xuất hiện mô hình 3 nến HA đảo chiều giảm ủng hộ cho xu hướng giảm. Chúng ta sẽ vào lệnh (Entry) tại giá phá qua giá thấp nhất của cây nến thứ 3.

Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên vùng Kháng Cự. Điểm chốt lời (Takeprofit) theo tỉ lệ R:R thông thường là 1:2.

Tín hiệu Bán với mô hình 3 nến HA giảm tại vùng kháng cự trên biểu đồ EURUSD khung D1
Tín hiệu Bán với mô hình 3 nến HA giảm tại vùng kháng cự trên biểu đồ EURUSD khung D1

Việc giao dịch tại các vùng Hỗ trợ và vùng kháng cự trên nến Heiken Ashi là rất quan trọng. Để giao dịch hiệu quả tại những vùng này, bạn cần phải nắm chắc các Mô hình nến đảo chiều HA đã học ở những bài trước. Ngoài ra việc xác định các vùng Hỗ trợ kháng cự mạnh một cách chính xác cũng rất quan trọng.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết Kiến thức Heiken Ashi toàn tập (Từ A đến Z) này sẽ giúp bạn sử dụng được cộng cụ này kết hợp với các chỉ báo và cộng cụ khác để có được điểm vào lệnh tốt khi giao dịch đảo chiều.

Biểu đồ Heiken Ashi có thể gây hiểu nhầm khi so sánh với giá thực tế của thị trường do phép tính trung bình trong việc xây dựng những cây nến Heiken Ashi.

Sự chênh lệch giữa giá HA và giá thị trường thực tế cách xa nhau sau lực tăng mạnh mẽ và gần nhau khi thị trường đi ngang. Điều này không khuyến khích các nhà giao dịch (trader) mua đỉnh, và bán đáy.

Như mọi khi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bài viết hôm nay, vui lòng để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay