Mô hình giá Heiken Ashi
Những mô hình giá phổ biến thường được áp dụng trên biểu đồ nến Heiken Ashi
Đối với các mô hình giá, do không cần sự chính xác quá tuyệt đối bởi mỗi thanh nến. Vì vậy, tất cả những mô hình giá đã được áp dụng trên biểu đồ nến Nhật cổ điển có thể áp dụng chính xác hoàn toàn đối với biểu đồ nến Heiken Ashi.
» Bài 9: Cách vẽ Đường xu hướng trên biểu đồ nến Heiken Ashi?
Chúng ta sẽ đi tìm hiểu từng loại mô hình giá phổ biến nhất, để có thể áp dụng chúng một cách hiệu quả trên biểu đồ nến Heiken Ashi.
1. Mô hình giá cái Nêm – Heiken Ashi
Đây là mô hình giá rất phổ biến trong giao dịch, rất nhiều nhà giao dịch thường xuyên sử dụng mô hình này để xác định được vùng Mua và Bán rất hiệu quả.
Mô hình cái nêm là dấu hiệu cho một giai đoạn nghỉ ngơi trong xu hướng hiện tại. Khi bạn bắt gặp mô hình này, đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy các nhà giao dịch (trader) đang phân vân nên đẩy giá cặp tiền đi tới đâu.
Trong giai đoạn thị trường ổn định giá (consolidation), chúng ta chờ đợi một đợt bùng nổ giá sắp diễn ra, và có khả năng phá vỡ vùng đỉnh hoặc vùng đáy.
Mô hình cái nêm mang hai ý nghĩa nó có thể là mô hình tiếp diễn hoặc mô hình đảo chiều. Có 4 dạng nêm giá khác nhau:
- Xu hướng đang tăng, nêm giá tăng, phá vỡ tăng
- Xu hướng đang tăng, nêm giá tăng, phá vỡ đảo chiều giảm
- Xu hướng đang giảm, nêm giá giảm, phá vỡ giảm
- Xu hướng đang giảm, nêm giá giảm, phá vỡ đảo chiều tăng
Quan sát biểu đồ Vàng khung thời gian ngày (XAUUSD, D1) dưới đây.
Chúng ta thấy rằng trước khi hình thành mô hình Cái Nêm có đường Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) hội tụ hướng xuống với diễn biến giá trước đó là xu hướng tăng. Mô hình này ủng hộ và phù hợp với mô hình Cái Nêm Tăng Giá.
Tuy nhiên, để chắc chắn chúng ta cần phải chờ tín hiệu phá vỡ đường Kháng cự trên thì lúc đó tín hiệu xác nhận tiếp diễn xu hướng tăng mới chính xác. Rõ ràng Cái Nêm đã bị phá vỡ bằng một cây nến HA tăng mạnh (thân nến dài và không có bóng nến dưới).
Trong biểu đồ Dollar/ Úc khung thời gian ngày (USDAUD, D1) bên dưới, sau một xu hướng giảm xuất hiện mô hình giá Cái Nêm với Nêm hướng lên cho thấy xu hướng có thể tiếp diễn xu hướng giảm sau một đợt điều chỉnh giá của Nêm.
Điểm vào lệnh chờ giá phá đường Hỗ trợ dưới. Điểm dừng lỗ phía trên Đỉnh gần nhất. Điểm chốt lời bằng khoảng chiều rộng của Nêm hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2 hoặc theo mục tiêu lợi nhuận của mỗi người.
2. Mô hình giá Hai đỉnh Hai đáy – Heiken Ashi
Hai đỉnh Hai đáy cũng là một trong những mô hình giá quan trọng trên biểu đồ nến Heiken Ashi. Chúng thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch.
Một mô hình giá Hai Đáy có hai mức thấp dao động ở cùng một mức giá. Sự dao động cao ở giữa chúng tạo ra một đường kháng cự.
Thực ra cách giao dịch với mô hình giá Heiken Ashi cũng tương tự như mô hình giá với nến Nhật hường. Như với biểu đồ Vàng (XAUUSD, D1) bên dưới, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mô hình giá Hai Đáy xuất hiện.
Việc của chúng ta là chờ giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) sẽ đặt lệnh Buy vào. Hoặc chờ đợi giá hồi về đường kháng cự (lúc này đóng vai trò là đường hỗ trợ), đấy là cơ hội cho chúng ta vào lệnh Buy tiếp tục.
Điểm dừng lỗ (Stoploss) trong trường hợp này chúng ta có thể đặt ngay phía dưới đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Kháng cự đến Đáy hoặc có thể theo tỉ lệ R:R = 1:2.
Mô hình giá Hai Đỉnh có hai mức cao dao động ở cùng mức giá cao. Sự dao động thấp ở giữa chúng là một mức thấp, mức thấp này hình thành một đường hỗ trợ.
Dưới đây là biểu đồ Dollar/ Úc khung thời gian ngày (USDAUS, D1), xuất hiện mô hình giá Hai Đỉnh rất đẹp, tại đường Support giá phá qua với một cây nến HA giảm xác nhận xu hướng đã đảo chiều sang xu hướng giảm.
Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua đường Support. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao tính từ đường Support đến Đỉnh hoặc theo tỉ lệ R:R (Risk: Reward) thông thường là 1:2.
Về cơ bản mô hình 2 đáy là một mô hình đảo chiều xu hướng, thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm để biến một xu hướng giảm thành xu hướng tăng. Nghĩa là khi bạn nhìn thấy mô hình này, bạn có thể dự báo xu hướng tăng chuẩn bị diễn ra. Tương tự, ngược lại với mô hình Hai đỉnh.
3. Mô hình giá Vai Đầu Vai – Heiken Ashi
Trên các biểu đồ giao dịch Heiken Ashi, mô hình Vai Đầu Vai (Head and Shoulders) cũng thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ giao dịch Heiken Ashi. Mô hình Vai Đầu Vai là một mô hình giá đảo chiều xu hướng.
Mô Hình Vai Đầu Vai Thuận
Mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận (Mô hình giảm giá) có ba mức sóng (Swing) cao, sóng giữa cao nhất gọi là Đầu (Head), hai sóng cao còn lại là Vai (Shoulders).
Đường nối giữa hai mức thấp là Đường viền cổ áo (Neckline). Vai trái và Đầu làm nổi bật xu hướng tăng, Vai phải kết thúc thấp hơn Đầu cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc. Việc phá vỡ đường viền cổ sau đó xác nhận sự thay đổi của xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.
Dưới đây là biểu đồ Euro/ Dollar khung thời gian ngày (EURUSD, D1), xuất hiện mô hình giá Vai Đầu Vai Thuận rất đẹp, tại đường Neckline giá phá qua với một cây nến Marubozu giảm xác nhận xu hướng đã đảo chiều sang xu hướng giảm.
Điểm vào lệnh (Entry) tại vị trí giá phá qua đường Neckline, nếu bạn đã bỏ lỡ điểm vào lệnh này thì vẫn còn cơ hội khi chờ giá hồi về đường Neckline chúng ta sẽ tiếp tục vào lệnh Sell.
Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía trên Vai (Shoulder). Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Neckline đến Đầu hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2 hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.
Mô Hình Vai Đầu Vai Ngược
Đối với trường hợp ví dụ bên dưới (USDCHF, D1) thể hiện mô hình Vai Đầu Vai ngược, chúng ta sẽ chờ giá phá qua đường Neckline hoặc chờ hồi về đường Neckline sẽ đặt lệnh Buy. Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Vai (Shoulder).
Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao từ đường Neckline đến Đầu hoặc theo tỉ lệ R:R thông thường là 1:2 hay theo kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người.
Khối lượng giao dịch (Volume) khi thoát khỏi đường viền cổ tăng mạnh. Mục tiêu lợi nhuận tương đương với khoảng cách từ đường viền cổ áo và đầu, khi đạt đến mức này chúng ta thoát lệnh.
4. Mô hình giá Tam Giác – Heiken Ashi
Mô hình giá Tam Giác Heiken Ashi là mô hình cơ bản của phân tích kỹ thuật. Các tam giác được sử dụng rộng rãi và có những đặc điểm khá nổi bật.
Chúng ta sẽ nghiên cứu 3 loại:
- Tam Giác Tăng (Ascending).
- Tam Giác Giảm (Descending).
- Tam Giác Đối Xứng (Symmetrical).
Chúng ta có thể mô tả từng loại mô hình một cách dễ dàng với hai đường xu hướng xung quanh mức thoái lui.
Mô hình giá Tam Giác Tăng Dần có lực cản ngang và hỗ trợ tăng. Mô hình này thường có xu hướng trước nó là xu hướng tăng. Sau khi giá phá qua đường Kháng cự (Resistance) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng trước đó. Mô hình này cho thấy thị trường đang ở trong tình trạng cầu lớn hơn cung, vì vậy sẽ có một điểm phá vỡ ở trên cao.
Trong biểu đồ Vàng (XAUUSD) khung thời gian ngày (D1) dưới đây, chúng ta dễ dàng xác định được đường kháng cự (Resistance) và hỗ trợ (Support) hình thành nên mô hình giá Tam Giác giảm xuất hiện sau một xu hướng tăng giá trước đó.
Nếu chúng ta đặt lệnh Buy khi giá phá qua đường kháng cự trên với một cây nến Heiken Ashi tăng mạnh và kỳ vọng mục tiêu chính bằng chiều cao lớn nhất của Tam Giác thì chúng ta cũng đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
Mô hình giá Tam Giác Giảm Dần có lực cản rơi và hỗ trợ ngang. Ngược lại với mô hình Tăng Dần, xu hướng trước đó thường là xu hướng giảm. Sau khi giá phá xuống đường Hỗ trợ (Support) xu hướng thường tiếp diễn xu hướng giảm trước đó.
Trong biểu đồ Dollar/ Thụy Sĩ (USDCHF) khung thời gian ngày (D1) bên dưới, sau một xu hướng giảm giá hình thành một đoạn dừng với đỉnh thấp hơn và đáy ngang nhau. Với việc kẻ các đường Kháng cự và Hỗ trợ giúp chúng ta nhận biết dễ dàng rằng đây là một mô hình Tam Giác Giảm.
Mô hình Tam Giác Đối Xứng là một mô hình tiếp tục là tốt. Tuy nhiên, xu hướng của nó là chưa được rõ ràng. Nó phụ thuộc vào xu hướng mà nó hình thành. Do đó, nó là tăng khi nó hình thành trong một xu hướng tăng và giảm trong một xu hướng giảm.
Mô hình giá Tam Giác Đối Xứng có hỗ trợ tăng và kháng cự giảm. Đường hỗ trợ và đường kháng cự có độ dốc tương tự.
Còn đối với biểu đồ Vàng trên đây, xuất hiện mô hình Tam Giác đối xứng sau một xu hướng tăng trước đó. Chúng ta thấy giá đã phá vỡ đường kháng cự bên trên và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Điểm vào lệnh (Entry) tại mức giá phá qua đường Resistance.
Điểm dừng lỗ (Stoploss) phía dưới Đáy gần nhất. Điểm chốt lời (Takeprofit) bằng chiều cao của đoạn rộng nhất của tam giác hoặc theo tỉ lệ R:R = 1:2.
5. Các mô hình khác – Heiken Ashi
Ngoài những mô hình giá ở trên, hình bên dưới cũng là những mô hình giá rất phổ biến. Những mô hình giá này thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Cách áp dụng nó cũng tương tự đối với nến Nhật thường.
Mô Hình Giá Ba Đỉnh Ba Đáy
Mô hình giá Ba Đỉnh là sự kếp hợp của ba đỉnh và hai đáy. Các đỉnh của mô hình này nằm trên đường giá xấp xỉ nhau. Đỉnh đầu tiên nên là đỉnh cao nhất, đây là một điều kiện rất quan trọng. Theo quy luật, đỉnh thứ tư thường sẽ không xuất hiện. Một mô hình Ba Đỉnh có ba mức sóng (swing) cao ở cùng mức giá.
Tương tự với mô hình Ba Đỉnh, bạn hoàn toàn có thể làm tương tự. Để giao dịch tốt với mô hình giá Ba Đỉnh Ba Đáy, bạn cần thời gian rèn luyện và thử nghiệm trên thị trường thực. Sau khi đã hiểu rõ được diễn biến của nó, trước khi giao dịch với tiền thật bạn nên thử nghiệm trên tài khoản Demo hoặc với tài khoản thật nhưng bắt đầu với số vốn nhỏ.
Bạn cũng có thể hình dung nó với mô hình giá Vai Đầu Vai Ngược trong trường hợp mức giá ở Đầu và 2 Vai là như nhau. Một mô hình Ba Đáy có ba mức sóng (swing) thấp ở cùng mức giá.
Mô hinh giá Ba Đáy đại diện cho hai lần thất bại để đẩy xuống dưới mức hỗ trợ được thiết lập bởi cú sóng (swing) thấp đầu tiên. Đương nhiên, nó gợi ý về một xu hướng đảo ngược trong thời gian tới. Một đợt phá vỡ trên đường kháng cự xác nhận cho xu hướng đảo chiều đảo ngược.
Mô Hình Giá Cốc Và Tay Cầm (Cup Handle)
Mô hình Cốc và Tay Cầm gồm có 2 phần:
- Phần Cốc: Chiếc cốc trông giống như một đáy tròn biểu hiện cho giá sau khi đã trải qua chuỗi ngày giảm giá và bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy đi lên.
- Tay Cầm: Đi theo chiếc Cốc, trông giống như một sự thoái lui điển hình. Khi giá tăng lên đến đỉnh của chiếc cốc, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chốt lời. Lúc này, phe bán ra nhiều nên giá sẽ giảm tạo thành vùng điều chỉnh. Khi số nhà đầu tư bán ra đã gần hết, giá lúc này bắt đầu hồi phục trở lại xu hướng tăng. Giá lúc này sẽ vượt khỏi phần tay cầm tạo nên mô hình Cốc Tay Cầm.
Mô hình Cốc Tay Cầm có 2 dạng: Cốc Tay Cầm Tăng (Bullish Cup Handle) và Cốc Tay Cầm Giảm (Bearish Cup Handle). Mô hình giá Cốc và Tay Cầm được mặc định là một mô hình tăng giá. Đối tác giảm giá của nó là mô hình Cốc và Tay cầm ngược (giảm giá).
Mô Hình Giá Cờ (Flag)
Một mô hình giá Cờ có Cột Cờ (Pole) và lá cờ (Flag). Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định cột cờ là rất quan trọng đối với mô hình Cờ. Tìm kiếm lực đẩy giá mạnh và rõ ràng với các thanh, khoảng trống liên tiếp và khối lượng mạnh theo cùng một hướng.
Đối với mô hình Cờ Tăng, chúng ta cần một lực đẩy lên làm cột cờ. Các cờ được tạo thành từ hai đường thẳng song song dốc xuống.
Mô hình Cờ Giảm có lực đẩy xuống làm cột cờ. Hai đường tạo thành cờ cũng song song, nhưng dốc lên.
Mô Hình Giá Hình Chữ Nhật (Rectangle Pattern)
Cũng giống như mô hình Cờ, mô hình giá Hình Chữ Nhật có hai đường ngang bao quanh một mức thoái lui chạy song song. Chính là đường Kháng cự (Resistance) bên trên và đường Hỗ trợ (Support) bên dưới. Nhưng khác với mô hình Cờ, hai đường Kháng cự và Hỗ trợ không dốc lên hoặc xuống mà hai đường này sẽ chạy ngang, tức là thể hiện giai đoạn đi ngang (Sideway).
Mô hình giá Hình Chữ Nhật có 2 dạng:
- Hình Chữ Nhật Tăng (Bullish Rectangle)
- Hình Chữ Nhật Giảm (Bearish Rectangle)
Cả hai mô hình Hình Chữ Nhật tăng và giảm đều trông giống nhau. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trong bối cảnh xu hướng khác nhau.
Mô hình giá Hình Chữ Nhật Tăng xuất hiện sau một xu hướng tăng, giá phá vỡ đường Kháng cự trên và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Giai đoạn đi ngang tích lũy thể hiện sự giằng co giữa bên Mua và bên Bán nhưng cuối cùng bên Mua thắng thế đã đẩy giá lên theo xu hướng trước đó.
Ngược lại, mô hình giá Hình Chữ Nhật Giảm xuất hiện sau một xu hướng giảm, giá phá vỡ đường Hỗ trợ bên dưới và tiếp diễn xu hướng giảm. Một mô hình giá Hình Chữ Nhật (Rectangle) biểu thị hành động đi ngang. Khi thị trường bước vào giai đoạn tắc nghẽn (sideway), vì thế nó có khả năng bùng phát theo hướng của xu hướng trước đó.
Đây là mô hình cũng rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Bạn có thể nghiên cứu tham khảo để có thể giao dịch tốt hơn khi nó xuất hiện.
Lưu ý: Mô hình giá Hình Chữ Nhật đôi khi xác định nhầm với các mô hình khác như mô hình Ba Đỉnh Ba Đáy, Cờ, … Vì thế chúng ta cần quan sát và xác định kỹ để tránh nhầm lẫn với các mô hình giá khác.
Mô Hình Kênh Giá (Price Channel)
Mô hình Kênh Giá có hai đường nối các mức đỉnh và mức đáy nằm song song với nhau và thể hiện biên độ trên và dưới của một biến động giá, chúng tạo thành mô hình Kênh Giá. Kênh Giá có thể có chiều đi lên hoặc đi xuống hoặc đi ngang.
Chúng ta được biết đến với 3 loại Kênh Giá:
- Kênh Giá Tăng
- Kênh Giá Giảm
- Kênh Giá Đi Ngang
Kênh Giá Tăng (Bullish Price Channel) bao gồm 2 đường biên độ Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) song song dốc lên. Đường Kháng cự nối các mức đỉnh lại với nhau, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Đường Hỗ trợ nối các đáy lại với nhau, đáy sau cao hơn đáy trước.
Kênh Giá Giảm (Bearish Price Channel) bao gồm 2 đường biên độ Kháng cự (Resistance) và Hỗ trợ (Support) song song dốc xuống. Đường Kháng cự nối các mức đỉnh lại với nhau, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đường Hỗ trợ nối các đáy lại với nhau, đáy sau thấp hơn đáy trước.
Kênh Giá Đi Ngang (Sideway Price Channel) có 2 đường Kháng cự và Hỗ trợ nối các đỉnh bằng nhau và các đáy bằng nhau, thể hiện qua 2 đường này song song đi ngang.
Chúng ta nhận thấy rằng, bất cứ khi nào mức giá xuống thấp tới đường biên độ dưới của Kênh Giá, nó sẽ được hỗ trợ và bên người mua bắt đầu đẩy thị trường đi lên. Ngược lại, bất cứ khi nào mức giá lên cao tới đường biên độ trên của Kênh Giá, nó sẽ gặp phải kháng cự từ nhóm người bán, những người bắt đầu đẩy thị trường đi xuống.
Trên đây, là những mô hình giá thường gặp trong phân tích kỹ thuật với nến Heiken Ashi. Chúng ta sẽ đi học cách áp dụng vào chiến lược giao dịch với các mô hình giá này ở những bài tiếp theo. Từ đó, biết cách tìm kiếm lợi nhuận với nến Heiken Ashi.
Những mô hình giá sẽ giúp bạn xác định được xu hướng đảo chiều hay còn tiếp dieiexn trên biểu đồ nến Heiken Ashi.
» Bài 11: Cách xác định Hỗ trợ Kháng cự Heiken Ashi chính xác
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.