Bài viết mớiCHỨNG KHOÁNChứng khoán cơ sở

Hướng dẫn giao dịch chứng khoán

Tại Việt Nam mặc dù Thị trường chứng khoán đã được hình thành từ năm 2000, tuy nhiên Đầu tư Cổ phiếu vẫn là một kênh đầu tư rất mới lạ đối với phần lớn người Việt Nam.

Trước đây, nếu muốn đầu tư chứng khoán, bạn phải đích thân đi đến sàn giao dịch chứng khoán, điền giấy tờ và ký tên vào để đặt lệnh mua bán cổ phiếu, tốn rất nhiều thời gian.

Giao dịch chứng khoán năm 2000 và năm 2021
Giao dịch chứng khoán năm 2000 và năm 2021

Nhưng bây giờ khi Internet đã trở nên phổ biến, bạn chỉ cần ngồi tại nhà hoặc ra quán cà phê bật máy tính hoặc điện thoại di động lên có kết nối Internet là có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán trực tuyến ngay lập tức.

Trong nội dung tiếp theo này, chúng ta sẽ cần biết những vấn đề sau:

  • Mở một tài khoản chứng khoán để thực hiện giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu.
  • Học cách xem bảng giá chứng khoán.
  • Tìm hiểu về các “luật chơi” (quy định) khi mua và bán.

1. Mở tài khoản chứng khoán

Nếu bạn muốn đầu tư chứng khoán thì bước đầu tiên cần làm là mở tài khoản ở một công ty Chứng khoán. Một tài khoản chứng khoán cũng giống như một tài khoản Ngân hàng Vietcombank, BIDV, ACB, Vietinbank, Agribank, Eximbank,

Bạn nên chọn Công ty Chứng khoán nào thỏa mãn cả 3 tiêu chí sau:

  • Có uy tín không gian lận tiền của Nhà đầu tư
  • Có chi phí giao dịch thấp
  • Có hệ thống giao dịch tốt, phần mềm online và ứng dụng trên điện thoại

Những Công ty Chứng khoán hàng đầu Việt Nam hiện nay:

  • CTCP Chứng khoán VPS
  • CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
  • CTCP Chứng khoán VNDirect (VND)
  • CTCP Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC)
  • Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank (VCBS)
  • CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

2. Xem bảng giá chứng khoán như thế nào?

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện mức giá mua/bán và khối lượng mua/bán mà mọi người đặt lệnh trên sàn.

Từ đó, nếu nhà đầu tư có nhu cầu mua/bán cổ phiếu nào đó, nhà đầu tư sẽ biết được mình cần mua hoặc cần bán ở mức giá nào thì phù hợp.

Mỗi Công Ty Chứng Khoán (CTCK) sẽ có 1 bảng giá chứng khoán riêng.

Ví dụ:

  • Bảng giá chứng khoán của Công ty chứng khoán VPS:
Bảng giá công ty chứng khoán VPS
Bảng giá công ty chứng khoán VPS
  • Bảng giá chứng khoán của Công ty chứng khoán SSI:
Bảng giá công ty chứng khoán SSI
Bảng giá công ty chứng khoán SSI

Việc sử dụng bảng giá của CTCK nào là không quan trọng. Vì dù hình thức khác nhau nhưng nội dung giá & khối lượng mua bán ở tất cả các bảng là như nhau.

Điều quan trọng là nhà đầu tư cần hiểu được thế nào là giá mua, giá bán, khối lượng mua, khối lượng bán, giá khớp lệnh trên bảng giá.

3. Các quy định giao dịch chứng khoán

Sàn giao dịch

Bất kỳ một thị trường hay sàn giao dịch nào cũng đều có “luật chơi” hay những quy định riêng của nó. Và đương nhiên khi nhà đầu tư tham gia vào thì nhà đầu tư phải tuân thủ.

Ở Việt Nam hiện tại có 3 sàn giao dịch chứng khoán. Sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sàn UPCOM, ở đây sẽ gọi tắt là sàn.

Chú ý: Về bản chất UPCOM là không được coi là 1 sàn giao dịch (hay, exchange). UPCOM viết tắt của Unlisted Public Company Market. Là nơi giao dịch cho những công ty đại chúng chưa niêm yết.

Biên độ giao dịch của các sàn hiện nay:

  • Biên độ sàn HOSE: 7%
  • Biên độ sàn HNX: 10%
  • Biên độ sàn UPCOM: 15%

Phương thức giao dịch

Có 3 phương thức giao dịch là:

  • Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch dựa trên cơ sở tập hợp tất cả các lệnh Mua & Bán trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó khi đến giờ chốt giá giao dịch. Giá chứng khoán được khớp tại mức giá đảm bảo thực hiện được khối lượng giao dịch là lớn nhất (khối ượng Mua & Bán nhiều nhất).

Phiên khớp lệnh định kỳ diễn ra vào 15 phút đầu tiên và 15 phút cuối cùng của 1 ngày giao  dịch. Mục đích của phiên khớp lệnh định kỳ là xác định mức giá mở cửa và mức giá đóng cửa của 1 ngày giao dịch.

  • Khớp lệnh liên tục hiểu một cách đơn giản là lệnh sau khi được nhập vào hệ thống sẽ được so khớp và việc mua bán được hình thành ngay lập tức.
  • Khớp lệnh thỏa thuận là phương thức giao dịch các nhà đầu tư tự thỏa thuận về giá và khối lượng giao dịch.

Thời gian giao dịch trên sàn

Các sàn đều mở cửa vào các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Tất nhiên là trừ những ngày lễ, Tết.

Thời gian giao dịch trong ngày từ 9:00 sáng đến 2:45 chiều. Trong đó có khoảng thời gian nghỉ trưa từ 11:30 sáng đến 1:00 chiều.

PhiênPhương thức giao dịchGiờ giao dịch
SángKhớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh liên tục

Khớp lệnh thỏa thuận

9h00’ – 9h15’

9h15’ – 11h30’

9h00’– 11h30’

Nghỉ trưa11h30’ – 13h00’
ChiềuKhớp lệnh liên tục

Khớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh thỏa thuận

13h00’ – 14h30’

14h30’ – 14h45’

13h00’ – 15h00’

Giá tham chiếu/ Giá trần/ Giá sàn

  • Giá tham chiếu là giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó (Sàn HOSE và HNX). Bình quân gia quyền của các giá giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó.
  • Giá trần là mức giá cao nhất nằm trong biên độ dao động giá cho phép trong ngày của một chứng khoán.

Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

       Ví dụ: Giá tham chiếu chứng khoán là 10.000 đồng, biên độ là 10%, giá trần là:

10.000 + (10.000 x 10%) = 11.000 đồng

  • Giá sàn là mức giá thấp nhất nằm trong biên độ dao động giá cho phép trong ngày của một chứng khoán.

Giá sàn  = Giá tham chiếu – (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)

       Ví dụ: Giá tham chiếu chứng khoán là 10.000 đồng, biên độ là 10%, giá trần là:

10.000 – (10.000 x 10%) = 9.000 đồng

  • Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong ngày giao dịch của một mã chứng khoán. Trong trường hợp không có giá thực hiện trong ngày giao dịch, giá đóng cửa được xác định là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó.

Thời gian thanh toán

Thị trường Việt Nam áp dụng thời gian thanh toán T+2: Từ thời điểm mua cổ phiếu T+0, Tiền sẽ về vào sáng ngày T+2, Cổ phiếu về lúc 16h ngày T+2. Vì thế sang đến ngày T+3, chúng ta mới có thể bán cổ phiếu được.

Thời gian thanh toán T+2
Thời gian thanh toán T+2

Các lệnh trong giao dịch chứng khoán

Lệnh ATO và ATC

Các lệnh ATO (At-the-open) và ATC (At-the-close) sẽ được sử dụng trong phiên khớp lệnh định kỳ. Trong các phiên giao dịch này, mức giá mở/đóng cửa được xác định dựa trên mức giá mà tại đó khối lượng khớp lệnh là lớn nhất.

Đây là 2 loại lệnh chỉ có khối lượng mà không có mức giá cố định, và được ưu tiên khớp trước tất cả những loại lệnh khác.

Ví dụ: Ở phiên khớp lệnh mở cửa ATO của ngày 03/06/2021, có danh sách lệnh của 1 cổ phiếu XYZ như sau (đơn vị giá: nghìn đồng):

Lệnh muaLệnh bán
Giá muaKhối lượng muaGiá bánKhối lượng bán
ATO1,000ATO5,000
20.36,00019.85,000
20.21,00019.92,000
20.15,000204,000
208,00020.19,000
19.97,00020.28,000

Lưu ý: Các lệnh mua/bán sẽ không được khớp ngay khi được nhập vào trong phiên khớp lệnh định kỳ mà phải chờ khi kết thúc 15 phút nhập lệnh.

Sau khi hết 15 phút nhập lệnh, hệ thống của sàn sẽ tổng kết lại bằng cách tính tổng lũy kế khối lượng mua (theo mức giá giảm dần) và khối lượng bán (theo mức giá tăng dần).

Giá Khối lượng chấp nhận mua

(lũy kế theo giá mua giảm dần)

Khối lượng chấp nhận bán

(lũy kế theo giá bán tăng dần)

Khối lượng khớp lệnh
19.828,0005,0005,000
19.9

28,000

10,00010,000
2021,00012,00012,000
20.113,00016,00013,000
20.28,00025,0008,000
20.37,00033,0007,000

 

Tại mức giá 20.1, khối lượng khớp lệnh là 13.000 cổ phiếu (CP), lớn nhất so với các mức giá khác. Do đó, mức giá mở cửa của phiên giao dịch ngày 03/06/2021 là 20.100đ/CP với khối lượng giao dịch 13.000 CP.

Nếu nhà đầu tư đặt mua ở mức giá cao hơn hoặc bằng 20.1 (cụ thể: giá 20.1 – 20.3) hoặc mua bằng lệnh ATO thì nhà đầu tư đều khớp mua lệnh ở mức giá 20.1. Nhà đầu tư sẽ không mua được CP nào nếu nhà đầu tư đặt mua ở mức giá từ 19.8 – 20.0.

Nếu nhà đầu tư đặt bán ở mức giá thấp hơn hoặc bằng 20.1 (cụ thể: giá 19.8 – 20.1) hoặc bán bằng lệnh ATO thì nhà đầu tư đều khớp bán ở mức giá 20.1. Nhà đầu tư sẽ không bán được CP nào nếu nhà đầu tư bán ở mức giá 20.2.

Cách xác định mức giá đóng cửa trong phiên khớp lệnh định kỳ ATC (at-the-close) cũng được thực hiện hoàn toàn tương tự.

Lệnh LO

Loại lệnh được sử dụng nhiều nhất trong phiên khớp lệnh liên tục là lệnh LO (hay, lệnh giới hạn, limited order).

Lệnh LO là lệnh yêu cầu mua hoặc bán tại 1 mức giá xác định (mức giá nhà đầu tư đặt) hoặc TỐT HƠN.

Ví dụ: Cổ phiếu XYZ đang có dư bán tại mức giá 20.5 với khối lượng 3.000 cổ phiếu. Giả sử nhà đầu tư đặt mua tại mức giá 20.5 hoặc cao hơn, chẳng hạn 20.6, với khối lượng mua 1.200 cổ phiếu.

Trong trường hợp nhà đầu tư chấp nhận mua ở giá 20.6, mức giá bán 20.5 được hiểu là TỐT HƠN so với yêu cầu của nhà đầu tư.

Khi đó, ngay lập tức lệnh mua – bán sẽ ngay lập tức được khớp. Nhà đầu tư sẽ khớp được 1.200 cổ phiếu tại mức giá 20.5 (hoặc 20.6, nếu nhà đầu tư đặt giá LO là 20.6). Dư bán còn lại tại mức giá 20.5 là 1.800 cổ phiếu.

Có những loại lệnh nào được sử dụng khi mua/bán?

Ngoài lệnh ATO, ATC và lệnh LO đã lấy ví dụ ở trên thì còn một số loại lệnh cũng được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục bao gồm: MP, MTL, MOK, MAK… Tuy nhiên, nhà đầu tư không cần phải biết và sử dụng hết tất cả các loại lệnh này.

Các lệnh trong giao dịch chứng khoán
Các lệnh trong giao dịch chứng khoán

Nếu nhà đầu tư là nhà đầu tư mới, nhà đầu tư chỉ cần hiểu và biết cách sử dụng 3 loại lệnh: ATO, ATCLO là đủ.

Mời bạn đón xem các bài học về Chứng khoán ở các phần tiếp theo nhé!


Hãy đăng ký và theo dõi mạng xã hội bên dưới để nhận được những chia sẻ mới nhất

YouTube
Đăng ký
Facebook
Follow
Zalo
Kết bạn
TikTok
Follow
Telegram
Follow
Bài viết liên quan:

Cảnh báo: Đầu tư chứng khoán không đơn giản là việc Mua hoặc Bán một loại Cổ phiếu nào đó. Rất nhiều người tham gia giao dịch đã thua lỗ vì không có kiến thức hoặc không phù hợp. Giao dịch Chứng quyền hoặc Phái sinh sử dụng đòn bẩy cao có thể dẫn đến mất số hết số Vốn của bạn.

  • Không phù hợp với những ai muốn làm giàu nhanh.
  • Không dành cho những ai đang thất nghiệp muốn kiếm tiền để sinh sống hàng ngày.
  • Không dành cho người có thu nhập thấp, nợ nần hoặc không chi trả nổi những chi phi lặt vặt trong cuộc sống.

Trước khi tham gia đầu tư Chứng khoán bạn cần tìm hiểu kỹ về bản chất của thị trường. Rất nhiều nhà giao dịch (trader) vì không có kiến thức về thị trường dẫn đến thua lỗ mất mát hoặc lừa đảo không đáng có.

Danh sách các sàn giao dịch uy tín nhất hiện nay

 Sàn Forex uy tín
icmarkets
Sàn Forex uy tín
Sàn chứng khoán VN
Mở tài khoản tại đây
Binance
Sàn Bitcoin uy tín
Sàn Bitcoin uy tín
Sàn Bitcoin uy tín
Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay