Cách đánh giá vùng Cung Cầu (Supply Demand) hiệu quả?
Giao dịch theo vùng cung cầu là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến nhất
Giao dịch theo vùng Cung Cầu (Supply and Demand) vẫn là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến nhất kể từ khi nó xuất hiện cho đến nay. Trong thời gian đó, có rất ít sự thay đổi trong cách giao dịch theo vùng Cung Cầu. Nếu bạn lên mạng và tìm kiếm các chiến lược giao dịch cung và cầu, bạn sẽ thấy rằng phần lớn có rất ít sự khác biệt giữa các chiến lược giao dịch này.
» Bài 3: Cách Phân loại vùng Cung Cầu (Supply Demand)
Sự khác biệt có thể đến từ khung thời gian được sử dụng để giao dịch hoặc phương thức tìm điểm vào lệnh được sử dụng để tham gia giao dịch tại chính khu vực cung và cầu. Tuy nhiên, việc đánh giá độ hiệu quả của vùng cung cầu lại phụ thuộc vào yếu tố khác.
Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân khiến các vùng cung và cầu hình thành cùng với những lý do khác nhau để trả lời cho câu hỏi: Tại sao thị trường sẽ quay trở lại các khu vực này sau khi chúng được tạo ra?
Ngoài ra, bạn sẽ thấy rằng thời gian để thị trường quay trở lại vùng Cung hoặc Cầu là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá vùng Cung Cầu xem nó có hoạt động tốt hay không?
Làm thế nào để đánh giá vùng Cung Cầu được coi là tốt hay không?
Câu trả lời cho câu hỏi trên đó là khoảng thời gian hình thành vùng Cung Cầu đó đến thời điểm hiện tại của thị trường. Hầu hết các nhà đầu giao dịch đều nghĩ rằng khoảng thời gian đó càng lâu, khu vực đó càng trở nên mạnh mẽ.
Tuy nhiên suy nghĩ này không phải lúc nào cũng chính xác và không mang lại cho nhà giao dịch lợi nhuận ổn định từ thị trường. Lý do là vì hầu hết mọi người lại thích đặt giao dịch tại các khu vực Cung Cầu đã hình thành từ lâu so với các khu vực đã được tạo gần đây, khi đó là khu vực hình thành gần đây lại có cơ hội tốt để mang lại giao dịch theo vùng Cung Cầu tốt hơn.
Ví dụ 1: Hình ảnh dưới đây cho thấy vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1).
Vùng Cung này hình thành do Bank Traders đặt giao dịch Bán, chúng ta có thể xác nhận điều này vì giá đã giảm mạnh sau khi khu vực này hình thành. Thị trường sau đó đã không quay lại kiểm tra lại vùng Cung này, dường như các nhà giao dịch ngân hàng đã Bán hết.
Nếu họ muốn vào các giao dịch Bán còn lại, họ sẽ khiến giá tăng lên ngay sau khi vùng Cung này được tạo thành, họ sẽ không đợi giá giảm một khoảng cách lớn trước khi đưa nó trở lại khu vực này vì nó sẽ phủ nhận quan điểm của việc đặt giao dịch Bán ở vị trí đầu tiên (lệnh Bán đầu tiên không có ý nghĩa)
Vùng Cung này thực sự đáp ứng các tiêu chí mà hầu hết các nhà giao dịch sử dụng để đánh giá xem một vùng cản có xác suất làm thị trường đảo chiều cao hay không?
Trong ví dụ trên, lệnh giao dịch Bán mà các ngân hàng đã vào tạo ra vùng Cung đã hoàn toàn bị phá qua vào thời điểm thị trường trở lại vùng này sau 18 ngày. Điều này có nghĩa là không có lệnh thị trường nào của ngân hàng đang ở trạng thái mở và họ cũng không phải đặt thêm các giao dịch Bán với khối lượng lớn hơn để ngăn thị trường vượt qua điểm giao dịch Bán đã vào thị trường bởi vì các giao dịch Bán của họ đã bị đóng hết trước đó.
Ví dụ 2: Hình ảnh dưới đây cho thấy vùng Cung được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ XAUUSD trên khung thời gian ngày (D1).
Vùng Cung (Supply Zone) này cũng được hình thành do các ngân hàng đặt giao dịch Bán. Ngay sau đó, thị trường đã giảm mạnh mà không kiểm tra lại vùng Cung này. Điều này có thể các Bank Traders đã thực hiện lệnh thị trường, thực hiện hết lệnh Bán.
Phải mất gần 30 ngày sau đó, giá thị trường mới quay lại kiểm tra vùng Cung này. Vậy lý do tại sao thị trường giảm khi giá chạm vào vùng Cung này?
Có thể là vì các Bank Trader phải tham gia vào thị trường và bảo vệ các giao dịch Bán mà họ đã vào lệnh thị trường ở vùng Cung này trước đó.
Sự tăng vọt đột ngột và chạm vào khu vực này là do tin tức lớn được công bố. Khi có tin tức, rất nhiều nhà giao dịch đã vào lệnh Mua khiến giá di chuyển vào vùng Cung. Khi vào khu vực này, các ngân hàng sẽ tham gia thị trường và đặt nhiều giao dịch Bán hơn để cố tình đẩy giá xuống. Nếu họ không làm điều này, thị trường sẽ tiếp tục di chuyển qua khu vực này và gây ra thua lỗ cho các giao dịch Bán mà các Bank Trader đã vào trước đó.
Ví dụ 3: Hình ảnh dưới đây cho thấy vùng Cầu (Demand Zone) được hình thành và đánh dấu trên biểu đồ GBPUSD trên khung thời gian ngày (D1).
Đây là một ví dụ khác về vùng Cầu được cho là có khả năng cao khiến thị trường đảo chiều bằng cách sử dụng các quy tắc giao dịch vùng Cung và Cầu. Khu vực phía trên vùng Cầu có sự tăng giá mạnh mẽ.
Phải mất một thời gian dài để giá trở lại vùng Cầu, giá di chuyển vào khu vực này cũng rất mạnh mẽ. Có thể nhìn thấy khi thị trường quay trở lại khu vực này, nó cũng hoàn toàn phá qua một cách dễ dàng như trong ví dụ trước đó.
Khu vực này có thể đã dẫn đến một giao dịch thành công (giá đảo chiều) nếu thị trường quay trở lại ngay sau khi vùng Cầu (Demand Zone) hình thành. Phải mất 42 ngày giá mới quay trở lại vùng Cầu này.
Bởi vì, chúng ta biết nếu các ngân hàng có giao dịch còn lại mà họ cần khớp lệnh các Bank Traders sẽ làm cho thị trường trở lại một vùng Cung hoặc Cầu một cách nhanh chóng thay vì mất quá nhiều thời gian.
Việc đánh giá vùng Cung cầu mạnh hay yếu rất là quan trọng trong giao dịch. Vì vậy, bạn phải nghiên cứu và tìm hiểu thật rõ để tìm được những vùng cung cầu (supply demand) mạnh. Từ đó tìm kiếm cơ hội tham gia vào thị trường với xác suất chiến thắng cao. Chúc bạn thành công!
Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các phương pháp giao dịch tại vùng Cung cầu (Supply Demand) hiệu quả. Mời bạn đón xem những bài học Supply Demand tiếp theo của Tôi.
- » Bài 5: Phương pháp Cung Cầu (Supply Demand) kết hợp Price Action
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.