Chiến lược giao dịch Pin Bar tại Hỗ trợ Kháng cự đơn giản
Chiến lược mà bài viết đề cập đó là làm thế nào để giao dịch với các nến Pinbar ở mức Hỗ trợ và Kháng cự
Chiến lược mà phần này đề cập đó là làm thế nào để giao dịch với các nến Pinbar ở mức Hỗ trợ và Kháng cự. Như một số bạn đã biết, Pinbar là một mô hình nến đảo chiều Price Action hình thành thường xuyên trên thị trường Forex.
Nó là kết quả của việc các nhà giao dịch ngân hàng chốt lời từ các giao dịch mà họ đã đặt hoặc từ việc giao dịch mới được đặt khiến thị trường đảo chiều. Pinbar xuất hiện ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự là một dấu hiệu cho biết các nhà giao dịch ngân hàng đã quyết định thực hiện một trong những điều được đề cập ở trên.
Giao dịch với nến Pin Bar tại vùng Hỗ trợ và Kháng cự cơ bản
Bước 1: Xác định và vẽ các mức Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ của bạn
Trong bước đầu tiên, bạn phải xác định và vẽ ra tất cả các mức Hỗ trợ và Kháng cự mà bạn dự định sử dụng để theo dõi và tìm điểm vào lệnh trên biểu đồ của bạn. Nếu bạn không biết cách vẽ mức Hỗ trợ và Kháng cự, hãy đọc các bài viết được dưới đây trước khi tiếp tục.
»Bài 2: Hướng dẫn xác định vùng Hỗ trợ chi tiết và chính xác
Bước 2: Chờ đợi nến đuôi dài (Pinbar) hình thành ở một trong các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự đã xác định
Khi thị trường trở lại một trong những mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự mà bạn đã đánh dấu trước, bạn sẽ chờ đợi một trong các tín hiệu Price Action xuất hiện như Pinbar để tìm kiếm một cơ hội giao dịch tiềm năng. Tuy nhiên, bạn cần xem xét nến Pinbar hình thành có xác xuất gây ra đảo chiều cao hay không bởi vì một số Pinbar hình thành và không gây ra bất kỳ sự đảo chiều nào hoặc chỉ tạo ra một sự đảo chiều nhỏ. Để tránh giao dịch với các trường hợp có xác xuất đảo chiều thấp như vậy, bạn chỉ nên giao dịch các Pinbar với đuôi nến đã vượt qua các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự mà bạn đã xác định từ trước.
Hãy nhìn vào Pinbar tăng trong hình trên. Bạn có thể thấy rõ thị trường đã phá qua vùng hỗ trợ ở phía trên và đi xuống tiếp trước khi nến Pinbar hình thành rút chân kéo giá đi lên trở lại. Đây là loại Pinbar mà bạn tìm kiếm để giao dịch ở mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự.
Hình ảnh trên gồm một Pinbar tăng hình thành ở mức Hỗ trợ. Bạn có thể thấy rằng Pinbar hình thành mà đuôi nến không chạm vào mức hỗ trợ 31000 đã xác định. Chúng ta có thể vào lệnh Buy sau khi xuất hiện cây nến Pinbar đã đóng cửa và đặt Stoploss dưới chân cây nến Pinbar trên ở vùng 31000. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm vài ví dụ bên dưới để hiểu hơn về trường hợp này.
Bước 3: Tham gia giao dịch với mức dừng lỗ ở trên hoặc dưới đuôi của pin bar
Hãy tham gia giao dịch sau khi nến Pinbar hình thành ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, bạn phải chờ đợi cho đến khi cây nến đó đóng cửa trước khi tham gia giao dịch. Bạn sẽ không tham gia vào thị trường trước khi Pinbar đóng cửa bởi vì vẫn có khả năng giá thay đổi khiến Pinbar biến thành một cây nến hoàn toàn khác và khiến thị trường không đảo chiều như dự tính ban đầu của bạn.
»Bài 3: Hướng dẫn xác định vùng Kháng cự chi tiết và chính xác
Để tham gia giao dịch, bạn cần sử dụng lệnh thị trường (market order). Lệnh thị trường là loại lệnh đặt giao dịch của bạn ngay lập tức mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Bạn cũng có thể sử dụng lệnh chờ (pending order) để có được các điểm vào lệnh tốt hơn nhưng đây không thực sự là một cách hay và thường dẫn đến việc bạn bỏ lỡ cơ hội giao dịch nhiều hơn.
Khi bạn tham gia giao dịch, bạn cũng phải đặt mức dừng lỗ (stoploss) để đảm bảo rằng bạn sẽ chỉ mất một khoản tiền nhỏ trong trường hợp thị trường không hoạt động chính xác như những gì bạn dự đoán. Đối với Pinbar giảm, điểm dừng lỗ nằm ở phía trên của Pinbar và đối với Pinbar tăng, nó nằm ở phía dưới.
Hình ảnh trên cho thấy một Pinbar tăng được hình thành ở mức kháng cự trên biểu đồ D1 EUR / USD. Nếu bạn định giao dịch với Pinbar này, bạn cần đợi cho đến khi nến đóng cửa trước khi tham gia giao dịch mua bằng lệnh thị trường. Trong lúc đặt lệnh, bạn cần đặt điểm dừng lỗ ở ngay dưới đuôi Pinbar tăng (vị trí Stop Loss như trong hình).
Đây là một ví dụ khác. Lần này, chúng ta xem xét một Pinbar tăng được hình thành ở mức Hỗ trợ trên biểu đồ D1 USD / CHF.
Để tham gia giao dịch với Pinbar giảm này, về cơ bản bạn phải tuân theo quy trình tương tự như ở ví dụ trên. Bạn cần đợi cho đến khi Pinbar hình thành và ngay sau khi nó đóng cửa, bạn sử dụng lệnh thị trường để tham gia giao dịch mua với mức dừng lỗ nằm dưới đuôi của Pinbar.
Bước 4: Chốt lời và đóng giao dịch
Khi thị trường diễn biến đúng như tín hiệu nến Pinbar, nhiệm vụ tiếp theo là bạn phải chốt lời giao dịch để đảm bảo số tiền bạn kiếm được từ thị trường. Việc chốt lời được thực hiện bất cứ khi nào thị trường tạo đáy mới thấp hơn nếu bạn đang giao dịch bán dựa trên tín hiệu Pinbar giảm ở mức kháng cự hoặc sau khi thị trường tạo đỉnh cao mới nếu bạn đang giao dịch mua sau khi nhìn thấy một Pinbar tăng tại mức Hỗ trợ.
Giao dịch với nến Pinbar tại vùng Hỗ trợ và Kháng cự nâng cao
1. Giao dịch nến Pinbar tại vùng Hỗ trợ mạnh
Để tìm kiếm một thiết lập giao dịch tốt, chúng ta cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
- Xác định đây là vùng Hỗ trợ mạnh
- Tìm kiếm những mẫu hình nến Pinbar đặc biệt (Pinbar có đuôi dài)
Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:
Chúng ta có thể thấy nến Pinbar được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào vùng Hỗ trợ. Đây được đánh giá là vùng Hỗ trợ mạnh vì chúng ta quan sát thấy thị trường trước đó giảm rất mạnh, chưa hề có một nhịp điều chỉnh nào đáng kể.
Chúng ta sẽ tiến hành thiết lập một giao dịch tại đây theo nến Pinbar. Giao dịch theo nến Pinbar như thế nào thì chắc rất nhiều bạn cũng đã biết.
- Giao dịch theo phá mũi nến Pinbar
- Giao dịch 50% đuôi nến Pinbar
- Ngoài ra, có thể chờ đợi thêm một nến xác nhận tăng mạnh.
Đây là một trong những thiết lập giao dịch đẹp ở vùng Hỗ trợ với nến Pin Bar. Mọi người tham khảo để đưa ra những quyết định giao dịch tốt trong thị trường.
2. Giao dịch nến Pinbar tại vùng Kháng cự mạnh
Để tìm kiếm một thiết lập giao dịch tốt, chúng ta cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
- Xác định đây là vùng Kháng cự mạnh
- Tìm kiếm những mẫu hình nến Pinbar giảm đặc biệt (Pin Bar có đuôi dài)
Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:
Dễ dàng nhìn thấy nến PinBar được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào vùng Kháng cự. Đây được đánh giá là vùng Kháng cự mạnh vì nó là hợp lưu của đường xu hướng và vùng kháng cự.
Chúng ta sẽ tiến hành thiết lập một giao dịch tại đây theo nến PinBar. Giao dịch theo nến PinBar như thế nào thì chắc rất nhiều bạn cũng đã biết.
- Giao dịch theo phá mũi nến PinBar
- Giao dịch 50% đuôi nến PinBar
- Ngoài ra, có thể chờ đợi thêm một nến xác nhận giảm mạnh với những PinBar nhỏ hơn.
Đây là một trong những thiết lập giao dịch đẹp ở vùng Kháng cự với nến PinBar. Mọi người tham khảo để đưa ra những quyết định giao dịch tốt trong thị trường.
Kết luận
Bài viết đã hướng dẫn cho bạn khá chi tiết về phương pháp giao dịch với nến đuôi dài (Pinbar) tại mức hỗ trợ và kháng cự theo từng bước nêu trên. Về việc quyết định khi nào đóng giao dịch hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Hãy cố gắng giữ các giao dịch của mình mở càng lâu càng tốt, nhưng một số lượng lớn các nhà giao dịch muốn đặt mục tiêu đóng giao dịch của họ tại các điểm được xác định trước, vì vậy chính bạn phải quyết định khi nào nên đóng giao dịch của mình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.