Mô hình giá tiếp theo chúng ta tìm hiểu về dạng đặc biệt của mô hình giá đó là Kênh giá. Đây là một trong những mô hình giá phổ biến và cũng thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch tài chính như Forex, Chứng khoán, Bitcoin.
» Bài 8: Mô hình giá Cốc Tay Cầm – Cup Handle
Mô hình Kênh Giá Là Gì?
Kênh Giá là một mô hình tiếp diễn đầu tiên chúng ta nghiên cứu. Đây cũng là một trong những mô hình giá được rất nhiều các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang sử dụng hiện nay. Để hiểu sâu hơn về nó, chúng ta cùng đi phân tích. Chúng ta được biết đến với 3 loại Kênh Giá:
- Kênh Giá tăng
- Kênh Giá giảm
- Kênh Giá đi ngang
Những đặc điểm của mô hình Kênh Giá
Hình bên trên ta thấy, khi hai đường nối các mức đỉnh và mức đáy nằm song song với nhau và thể hiện biên độ trên và dưới của một biến động giá, chúng tạo thành mô hình Kênh Giá. Kênh Giá có thể có chiều đi lên hoặc đi xuống.
- Bất cứ khi nào mức giá xuống thấp tới đường biên độ dưới của Kênh Giá, nó sẽ được hỗ trợ và bên người mua bắt đầu đẩy thị trường đi lên.
- Bất cứ khi nào mức giá lên cao tới đường biên độ trên của Kênh Giá, nó sẽ gặp phải kháng cự từ nhóm người bán, những người bắt đầu đẩy thị trường đi xuống.
Tín hiệu giao dịch với mô hình Kênh Giá
- Trong kênh giá tăng: Có thể Mua khi giá chạm vùng hỗ trợ và Bán khi giá chạm vùng kháng cự. Không khuyến nghị Bán ở vùng kháng cự và chốt lời ở vùng hỗ trợ.
- Trong một kênh giá giảm: Có thể Bán ở vùng kháng cự dốc xuống và chốt lời ở mức hỗ trợ. Không khuyến nghị Mua ở vùng hỗ trợ và bán ở vùng kháng cự.
- Trong một kênh giá ngang: Có thể Bán ở vùng kháng cự và Mua ở vùng hỗ trợ.
Nếu bất cứ đường biên độ nào của Kênh Giá bị phá vỡ thì thị trường sẽ biến động với biên độ tương đương với chiều rộng của kênh giá mới cùng chiều với sự phá vỡ đó.
Độ dốc của Kênh Giá cũng đóng một vai trò quan trọng. Nếu Kênh Giá có độ dốc lớn (các đường xu hướng đều dốc) và giá diễn biến bên trong Kênh Giá thì bạn chỉ nên giao dịch theo xu hướng của kênh giá.
Mục tiêu lợi nhuận bằng một khoảng tương đương với chiều cao của kênh giá.
Nếu giá đi xuống đến đường biên độ dưới của kênh giá, bạn nên mua vào. Nhưng khi mức giá lên tới đường biên độ trên của kênh giá thì bạn không nên bán mà nên chờ đợi một sự phá vỡ hoặc chỉ cần đóng các trạng thái mua của mình. Kênh giá càng dốc, thì việc mở một trạng thái ngược chiều diễn biến của kênh giá càng bất hợp lý. Hay xem biểu đồ GBPUSD bên dưới để thấy rõ.
Trong một kênh xu hướng giảm, chúng ta ưu tiên vào lệnh Bán tại vùng kháng cự. Không khuyến khích đặt lệnh Mua tại vùng hỗ trợ dưới. Vì xu hướng chính vẫn là xu hướng giảm. Khả năng giao dịch (trading) ngược xu hướng chỉ dành cho những ai đủ kiến thức và kinh nghiệm đủ lâu trên thị trường.
Còn đối với thị trường đang đi ngang (sideway), để an toàn chúng ta nên đứng ngoài quan sát thị trường khi tín hiệu xu hướng không rõ ràng. Tuy nhiên, để tìm kiếm cơ hội vào lệnh không phải không có. Chúng ta có thể Bán khi giá chạm vùng kháng cự và Mua khi giá chạm vào vùng hỗ trợ. Các bạn hãy xem ví dụ đối với cặp XAUUSD, D1 bên dưới.
Mời bạn đọc đón xem những bài học tiếp theo của chúng tôi.
» Bài 10: Mô hình Cánh bướm – Butterfly
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.