Mô hình giá Cờ (Flag)
Một mô hình giá Cờ (Flag) có cột cờ và lá cờ. Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng
Mô hình giá tiếp theo chúng ta tìm hiểu đó là mô hình giá Cờ (Flag). Đây là một trong những mô hình giá cũng thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch tài chính như Forex, Chứng khoán, Bitcoin.
» Bài 6: Mô hình giá Tam giác – Triangle
Mô hình giá Cờ Là Gì?
Một mô hình giá Cờ (Flag) có cột cờ và lá cờ. Cột cờ là một lực đẩy mạnh theo hướng của xu hướng. Xác định cột cờ là rất quan trọng đối với mô hình Cờ. Tìm kiếm lực đẩy giá mạnh và rõ ràng với các thanh, khoảng trống liên tiếp và khối lượng mạnh theo cùng một hướng.
- Đối với mô hình Cờ tăng, chúng ta cần một lực đẩy lên làm cột cờ. Các cờ được tạo thành từ hai đường thẳng song song dốc xuống.
- Mô hình cờ giảm có lực đẩy xuống làm cột cờ. Hai đường tạo thành cờ cũng song song, nhưng dốc lên.
Đặc điểm chính của mô hình Cờ là cột cờ là bước chuyển giá mạnh mẽ. Mô hình Flag thể hiện một khoảng nghỉ ngắn trước khi thị trường tiếp tục di chuyển theo cùng một hướng. Do đó, nó là một mô hình giá tiếp tục lý tưởng.
Tín hiệu giao dịch mô hình giá Cờ – Flag
- Mua khi thoát ra khỏi mô hình Cờ tăng giá.
- Bán khi thoát ra khỏi mẫu Cờ giảm giá.
Khối lượng giao dịch (Volume) sẽ giảm khi mẫu Cờ hình thành và tăng khi thoát ra.
Mục tiêu lợi nhuận: Hình chiếu đích cho mẫu Cờ khác với các mẫu biểu đồ khác. Đo chiều cao của cột cờ. Sau đó, mở rộng nó từ điểm thấp nhất của cờ tăng hoặc điểm cao nhất của cờ giảm giá.
Dưới đây là ví dụ thực tế trên biểu đồ mô hình giá Cờ tăng giá (USDJPY, D1). Chúng ta đặt lệnh Mua sau khi giá phá qua đường kháng cự trên (lá cờ). Mục tiêu lợi nhuận bằng độ cao hình chiếu của cột cờ có thể đạt được.
Ngược lại, đối với biểu đồ giao dịch với mô hình Cờ giảm giá. Chúng ta sẽ đặt lệnh Bán khi giá phá qua đường hỗ trợ dưới (lá cờ).
Kết luận
Mô hình giá Cờ là một mô hình giá phổ biến và đã được chứng minh là hiệu quả. Đây là một mô hình điều chỉnh. Nó thể hiện chiều diễn biến của xu hướng và thời điểm kết thúc của nó. Mô hình này bao gồm một lá cờ với một cột cờ (xu hướng trước đó).
- Đây là một mô hình điều chỉnh, đó là lý do vì sao nó có xu hướng dốc nghiêng ngược với xu hướng trước đó.
- Các cạnh của mô hình cờ song song hoặc hơi đồng quy với các đường hỗ trợ hoặc kháng cự.
- Đây là một mô hình ngắn hạn.
- Mô hình này thường ngắn hơn nhiều so với xu hướng trước đó.
- Một ngưỡng hỗ trợ/kháng cự mạnh sẽ khuyến khích sự điều chỉnh giá.
- Bạn cần có hai điểm dao động cao nhất và hai điểm dao động thấp nhất để tạo thành một lá cờ
- Để bắt đầu giao dịch tại thời điểm của sự phá vỡ cùng chiều với diễn biến của xu hướng trước đó, hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn mở một trạng thái mua) hoặc cao hơn ngưỡng chặn này (nếu bạn mở một trạng thái bán).
- Mục tiêu giá thông thường là chiều rộng của lá cờ tính từ điểm phá vỡ hoặc hình chiếu chiều cao của cột cờ.
- Khối lượng giao dịch sụt giảm là tín hiệu cho sự tạo thành của một mô hình giá và sau đó, khối lượng lại tăng lên tại và ngay sau thời điểm của sự phá vỡ.
Mời bạn đón xem những bài học tiếp theo trong chuyên mục Mô hình giá của Tôi nhé!
» Bài 8: Mô hình giá Cốc Tay Cầm – Cup Handle
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.