Bài viết mớiFOREXKIẾN THỨCKIẾN THỨC CUNG CẦU

Phương pháp giao dịch Cung Cầu kết hợp Hỗ trợ Kháng cự

Các mức hỗ trợ kháng cự và vùng cung cầu là hai khái niệm giao dịch có liên quan rất chặt chẽ với nhau

Các mức Hỗ trợ Kháng cự (Support and Resistance Levels) và vùng Cung Cầu (Supply and Demand Zones) là hai khái niệm giao dịch có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Cả hai đều được sử dụng để xác định các điểm vào lệnh trên thị trường nơi giá có thể đảo chiều.

Ngoài ra, chúng đều được tìm thấy trên tất cả các biểu đồ giá. Sự khác biệt chính giữa hai loại này đó là vùng Cung Cầu có một vùng giá xác định mà bạn có thể sử dụng để tìm kiếm điểm vào lệnh trong giao dịch.

Trong bài này chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm là mức hỗ trợ và kháng cự chứ không phải là vùng kháng cự và hỗ trợ. Các mức giá đòi hỏi bạn phải quan sát chi tiết hơn khi giao dịch. Vì vậy sự khác biệt giữa Cung cầu và Hỗ trợ kháng cự đó là: Một cái là cả một vùng giá, cái còn lại là mức giá. 

» Kiến thức hỗ trợ kháng cự từ cơ bản đến nâng cao

Sự khác biệt này rất nhỏ nhưng nó thực sự khá quan trọng, bởi vì việc sử dụng một vùng giá xác định trước để tìm điểm vào lệnh sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng một mức giá chính xác. Trên thực tế, các vùng Cung Cầu hình thành ít thường xuyên hơn so với các mức hỗ trợ và kháng cự.

Nhìn chung, vùng Cung Cầu dễ dàng giao dịch đảo chiều hơn so với các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ trở thành phương pháp giao dịch cung cầu kết hợp mức hỗ trợ kháng cự.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp sự chính xác và chi tiết của các mức hỗ trợ kháng cự với khía cạnh bao quát của các vùng cung cầu? Bạn sẽ sớm có câu trả lời với câu hỏi này trong bài viết dưới đây.

1. Vấn đề với mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch?

Vấn đề chính với các mức hỗ trợ và kháng cự giao dịch là thực tế chúng ta không thể biết được thị trường sẽ đảo chiều ở chính xác mức giá nào. Thị trường hoàn toàn có thể mất nhiều thời gian hơn để di chuyển vượt quá mức hỗ trợ kháng cự và chạm vào mức dừng lỗ của bạn trước khi đảo chiều hoặc mất ít thời gian hơn đảo chiều ngay trước khi thực sự chạm vào mức hỗ trợ kháng cự.

Điều này có thể làm cho việc giao dịch với các mức hỗ trợ và kháng cự trở thành một trải nghiệm khó chịu.

Bạn sẽ không bao giờ gặp vấn đề này khi giao dịch vùng Cung Cầu. Lý do là vì chính các vùng giá này đã cung cấp cho bạn một khu vực mà thị trường sẽ đảo chiều. Bạn không thực sự phải lo lắng về tín hiệu đảo chiều hình thành tại một điểm chính xác nào đó, giống như khi bạn giao dịch ở mức hỗ trợ và kháng cự.

Bởi vì bạn đã có cả một khu vực mà bạn có thể sử dụng để theo dõi các điểm vào lệnh giao dịch. Bạn biết rằng bất kể tín hiệu đảo chiều xuất hiện ở đâu, miễn là nó tìm thấy bên trong vùng Cung hoặc Cầu, thì đó là hoàn toàn có thể là cơ hội giao dịch tiềm năng cho bạn.

Bây giờ nếu bạn kết hợp các mức hỗ trợ kháng cự với các vùng Cung Cầu, bạn có thể có được điều tốt nhất của cả hai. Bạn có thể loại bỏ vấn đề không biết liệu thị trường có chạm mức giá này không hay vượt qua nó rồi mới đảo chiều, trong khi đó bạn cũng có ý tưởng tốt hơn về việc đảo chiều ra khỏi vùng Cung Cầu.

Tham gia giao dịch khi thị trường đạt đến mức hỗ trợ hoặc kháng cự được tìm thấy bên trong vùng Cung hoặc Cầu rất giống với việc chỉ giao dịch các vùng giá đó. Cách bạn thường giao dịch tại một vùng Cung hoặc Cầu là đặt lệnh chờ ở rìa của khu vực và chờ đợi thị trường quay trở lại, hoặc tìm kiếm các tín hiệu Price Action để vào lệnh như nến nhấn chìm giảm hoặc bao trùm tăng hình thành trong các khung thời thấp hơn.

Thực tế là bạn không biết chính xác mức hỗ trợ hoặc kháng cự nào trong vùng Cung Cầu sẽ khiến thị trường đảo chiều. Điều này có nghĩa là bạn không thể sử dụng lệnh chờ để tham gia giao dịch, vì vậy lựa chọn khác là theo dõi tín hiệu Price Action hình thành khi thị trường chạm vào một trong các mức hỗ trợ hoặc kháng cự.

2. Xác định vị trí các mức hỗ trợ kháng cự bên trong vùng Cung Cầu

Ví dụ 1: Hình ảnh bên dưới là một vùng Cầu đã gây ra một sự đảo chiều trên biểu đồ khung thời gian D1, AUD / USD.

Xác định vùng Cầu (Vùng Supply) trên khung thời gian lớn D1
Xác định vùng Cầu (Vùng Supply) trên khung thời gian lớn D1

Bước đầu tiên là tìm ra vị trí của tất cả các mức hỗ trợ kháng cự bên trong vùng Cung Cầu. Điều này được thực hiện dễ dàng bằng cách đánh dấu các vùng Cung Cầu trên biểu đồ khung thời gian lớn (D1) và chuyển sang khung thời giản nhỏ hơn (H1) sau đó chúng ta tìm kiếm các mức hỗ trợ kháng cự nằm trong vùng Cung Cầu đó.

Xác định vùng Hỗ trợ trên khung thời gian nhỏ H1 nằm trong vùng Cầu
Xác định vùng Hỗ trợ trên khung thời gian nhỏ H1 nằm trong vùng Cầu

Khi hoàn thành, nhiệm vụ tiếp theo là bạn phải vẽ lại các vùng Cầu sao cho rìa của chúng chạm vào các mức hỗ trợ kháng cự gần nhất. Hãy đảm bảo rằng khi bạn vẽ chúng, hãy vẽ đến số tròn gần nhất.

Vẽ lại vùng Cầu (Supply) cho rìa của nó chạm vào các mức Hỗ trợ.
Vẽ lại vùng Cầu (Supply) cho rìa của nó chạm vào các mức Hỗ trợ.

3. Thiết lập giao dịch khi giá chạm vào hỗ trợ kháng cự

Khi bạn đã có các mức hỗ trợ kháng cự tại các vùng Cung Cầu được đánh dấu chính xác, bạn cần quan sát xem mức giá nào sẽ cho điểm vào lệnh tiềm năng. Cách tốt nhất để làm điều này là chuyển sang khung thời gian thấp hơn và tìm kiếm tín hiệu Price Action hình thành khi thị trường chạm vào từng mức giá trong vùng Cung Cầu.

Biểu đồ USDCHF khung D1
Biểu đồ USDCHF khung D1

Từ biểu đồ USDCHF trên bạn có thể thấy rằng:

  • Khi thị trường chạm đến mức hỗ trợ lần 1, một cây nến bao trùm tăng đã hình thành khiến thị trường bị đẩy lên.
  • Tuy nhiên, động thái này đã thất bại và khiến thị trường rơi xuống lần thứ 2. Ở lần thứ 2 này đã có một mẫu nến Pin Bar được hình thành và đẩy giá đi lên trở lại nhưng tiếp tục thất bại giá quay trở lại vùng Cầu.
  • Đến lần thứ 3 và thứ 4 sau nhiều lần xuất tín hiệu đảo chiều như nến Pin Bar thì ở lần thứ 4 giá thực sự mới đi lên mạnh.

Như bạn có thể thấy chúng ta cần đừng ngoài chờ đợi, xem tình hình thế nào, vì cũng rất có thể vùng Cầu này bị phá vỡ. Chúng ta quan sát và chờ đợi thêm những tín hiệu diễn biến tiếp theo, sau đó tại vùng Cầu này hình thành nhiều nến tăng đảo chiều, và bật tăng trở lại. Tín hiệu nến Pin Bar cuối cùng là tín hiệu rất tốt đến chúng ta tham gia vào thị trường lúc này sau nhiều lần giá tăng không thành công.

Biểu đồ USDCHF khung (H4) cho chúng ta 4 lần tín hiệu Price Action tại vùng Cầu
Biểu đồ USDCHF khung (H4) cho chúng ta 4 lần tín hiệu Price Action tại vùng Cầu

Chúng ta có thể chuyển qua quan sát khung thời gian nhỏ hơn như khung (H1) hoặc (H4) để có thể thực hiện lệnh giao dịch chốt lời và cắt lỗ chuẩn xác hơn so với khung thời gian (D1).

Thiết lập mức dừng lỗ (Sl) theo mức hỗ trợ

Sau khi nhìn thấy các tín hiệu nến bao trùm tăng và Pin Bar bên trên, bạn có thể tham gia giao dịch lệnh Mua với mức dừng lỗ ở hỗ trợ gần nhất và là vùng giá thấp nhất trước đó, tùy thuộc mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.

Hoặc bạn có thể đã tham gia một giao dịch với một điểm dừng lỗ được đặt ở rìa của vùng Cầu. Thông thường, điểm dừng lỗ được đặt ở rìa của vùng Cầu là lựa chọn tốt hơn, bởi vì nó sẽ cứu bạn khỏi bất kỳ sự đột biến nào của thị trường có thể xảy ra sau khi bạn đã tham gia vào giao dịch.

Chú ý: Một mẹo nhỏ giúp bạn giao dịch với các mức hỗ trợ kháng cự trong vùng Cung Cầu là theo dõi những biến động hình thành xung quanh mức hỗ trợ kháng cự trước khi tham gia giao dịch. Hầu như tất cả sự đảo chiều trên thị trường, bất kể bạn nhìn thấy chúng ở khung thời gian nào, sẽ có ít nhất hai dao động ở các mức hỗ trợ kháng cự trước khi sự đảo chiều diễn ra.

Ví dụ, nếu bạn thấy thị trường rơi vào một vùng Cầu và tạo ra một cây nến bao trùm tăng, hãy khoan đặt giao dịch Mua cho đến khi bạn thấy một sự dao động giá khác diễn ra ở cùng mức hỗ trợ đó hoặc các mức hỗ trợ thấp hơn.

Thiết lập vị trí chốt lời

Khi bạn đã tham gia vào giao dịch và bắt đầu có lợi nhuận khi thị trường đảo chiều ra khỏi vùng Cung hoặc Cầu, điều cuối cùng cần làm là tìm điểm chốt lời cho giao dịch để đảm bảo rằng bạn sẽ thoát khỏi lệnh giao dịch này vì điều gì đó khiến thị trường quay đầu và đi ngược lại vị thế của bạn.

Thời điểm tốt nhất để chốt lời là vị trí Cung hoặc Cầu tiếp theo mà chúng ta xác định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào kỳ vọng lợi nhuận của mỗi người nữa. Bạn cũng có thể sử dụng tỉ lệ R:R cố định như 1:1 hoặc 1:2 mà bạn mong muốn, sao cho hợp lý với vị trí dừng lỗ bạn đang đặt.

4. Một số Ví dụ giao dịch Cung Cầu kết hợp Hỗ trợ Kháng cự

Biểu đồ 1: Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cung (Supply Zone) gây ra sự đảo chiều.

Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cung (Supply Zone) gây ra sự đảo chiều
Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cung (Supply Zone) gây ra sự đảo chiều

Điều đầu tiên là bạn phải xác định được vùng Cung (Supply Zone) để mình cần chờ đợi thời điểm tham gia vào thị trường. Tiếp theo bạn sẽ chuyển xuống khung thời gian nhỏ hơn (H4) để quan sát và thiết lập điểm vào lệnh ở vùng Cung này theo các mức hỗ trợ kháng cự.

Biểu đồ 2: Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian giờ (H4) có các mức Kháng cự nằm trong vùng Cung (Supply Zone).

Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian giờ (H4) có các mức Kháng cự nằm trong vùng Cung (Supply Zone).
Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian giờ (H4) có các mức Kháng cự nằm trong vùng Cung (Supply Zone).

Các đường thẳng bạn thấy là các mức Kháng cự đã hình thành bên trong vùng Cung. Nếu bạn đã đánh dấu các mức này trên biểu đồ của mình trước khi thị trường đi vào vùng Cung, bạn đã có thể sử dụng chúng để xác định vị trí mà sự đảo chiều ra khỏi vùng Cung. Điều này cho phép bạn thiết lập một giao dịch đảo chiều sớm với một điểm dừng lỗ ngắn.

Biểu đồ 3: Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cầu (Demand Zone).

Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cầu (Demand Zone)
Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cầu (Demand Zone)

Trước tiên chúng ta cần xác đinh Vùng Cầu để chờ đợi thiết lập giao dịch tham gia vào thị trường. Sau đó sẽ chuyển xuống khung thời gian thấp hơn (H4) để chúng ta tìm kiếm cơ hội vào lệnh tốt tại các mức hỗ trợ tốt.

Biểu đồ 4: Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian giờ (H4) có các mức hỗ trợ nằm trong vùng Cầu (Demand Zone).

Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian giờ (H4) có các mức hỗ trợ nằm trong vùng Cầu (Demand Zone) cho điểm vào lệnh khi Cung Cầu kết hợp Hỗ trợ Kháng cự
Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian giờ (H4) có các mức hỗ trợ nằm trong vùng Cầu (Demand Zone) cho điểm vào lệnh khi Cung Cầu kết hợp Hỗ trợ Kháng cự

Vùng Cầu này cũng có ba mức hỗ trợ có khả năng khiến thị trường đảo chiều một khi nó tiến vào vùng giá này. Bạn sẽ không biết được chính xác thị trường sẽ đảo chiều ở mức giá nào nhưng bạn biết chắc rằng nó sẽ đảo chiều ở một trong các mức đó.

Khi chúng ta chuyển sang khung thời gian thấp hơn (H4), bạn có thể thấy khi thị trường đạt đến mức hỗ trợ, một vài cây nến bao trùm tăng, hoặc Pin Bar đảo chiều tăng bắt đầu hình thành.

Bạn có thể đã sử dụng những mẫu nến này để vào giao dịch Mua và tận dụng sự đảo chiều thị trường, biết rằng bất kỳ sự đảo chiều nào ra khỏi vùng Cầu sẽ bắt đầu một khi thị trường chạm vào một trong các mức hỗ trợ ở vùng giá này.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng được các mức hỗ trợ và kháng cự kết hợp với các vùng cung và cầu để có được điểm vào lệnh tốt khi giao dịch đảo chiều. Mặc dù một số vấn đề chắc chắn sẽ phát sinh khi giao dịch theo hỗ trợ kháng cự.

Nhưng bạn không thể phủ nhận lợi thế chính xác và chi tiết của các mức hỗ trợ kháng cự trong vùng cung cầu lớn hơn so với việc bạn chỉ giao dịch với vùng cung cầu.

» Bài 10: Kiến thức Cung Cầu toàn tập (Từ A đến Z)

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay