Bài viết mớiHỖ TRỢ KHÁNG CỰ

Kiến thức Hỗ trợ Kháng cự toàn tập (A đến Z)

Một trong những điều đầu tiên bạn phải học khi là một nhà giao dịch Price Action là khái niệm về mức hỗ trợ và kháng cự. Chỉ với công cụ này bạn cũng có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường tài chính.

Khái niệm Hỗ trợ Kháng cự (Support and Resistance Levels)

Một trong những điều đầu tiên bạn phải học khi là một nhà giao dịch Price Action là khái niệm về mức Hỗ trợ và Kháng cự. Các mức Hỗ trợ và Kháng cự là các điểm trên thị trường nơi giá có xác suất đảo chiều cao. Biết được nơi các mức giá này hình thành và lý do tại sao chúng hình thành sẽ giúp bạn dự đoán khi nào giá có thể đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại.

1. Hỗ trợ Kháng cự là gì?

Ở những tài liệu khác thường người ta nói đề cập đến mức Hỗ trợ Kháng cự hoặc đường Hỗ trợ Kháng cự. Nhưng bản thân tôi nghĩ, chúng ta nên dùng khái niệm vùng Hỗ trợ Kháng cự là chính xác nhất. Vì vậy, tất cả những gì tôi muốn chia sẻ cho các bạn sau đây đều dùng thuật ngữ này.

Một trong những điều đầu tiên bạn phải học là khái niệm về vùng Hỗ trợ và Kháng cự. Các vùng Hỗ trợ và Kháng cự là các vị trí trên thị trường nơi giá có xác suất đảo chiều cao. Biết được nơi các mức giá này hình thành và lý do tại sao chúng hình thành sẽ giúp bạn dự đoán khi nào giá có thể đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại.

Chúng được vẽ trên biểu đồ bằng các vùng nằm ngang và được tìm thấy tại các thời điểm khi nhiều sự đảo chiều xảy ra ở cùng một mức giá tương đồng. Mỗi mức giá này đều đã gây ra sự đảo chiều diễn ra trong quá khứ, điều này khẳng định rằng chúng hoàn toàn có thể là các mức Hỗ trợ và Kháng cự có khả năng gây ra thêm những sự đảo chiều trong tương lai.

e 1

Các mức Hỗ trợ được cho là Hỗ trợ thị trường và ngăn không cho nó di chuyển xuống thấp hơn, trong khi các mức Kháng cự được cho là ngăn thị trường di chuyển lên cao hơn, do đó khiến nó chống lại giá cao hơn. Bởi vì các mức Hỗ trợ và Kháng cự khiến thị trường làm những việc khác nhau, điều đó có nghĩa là chúng luôn hình thành ở trên hoặc dưới giá thị trường hiện tại.

Hình ảnh bên dưới là một số mức Hỗ trợ và Kháng cự được hình thành trên một mô hình sóng.

Các mức hỗ trợ kháng cự cơ bản
Các mức hỗ trợ kháng cự cơ bản

Tổng cộng chúng có thể thấy có bốn vùng giá trên biểu đồ này gồm một vùng Hỗ trợ và ba vùng Kháng cự. Mỗi vùng giá này đều đã gây ra sự đảo chiều diễn ra trong quá khứ, điều này khẳng định rằng chúng hoàn toàn có thể là các vùng Hỗ trợ và Kháng cự có khả năng gây ra thêm những sự đảo chiều trong tương lai.

  • Các vùng Hỗ trợ được cho là Hỗ trợ thị trường và ngăn không cho nó di chuyển xuống thấp hơn.
  • Các vùng Kháng cự được cho là ngăn thị trường di chuyển lên cao hơn, do đó khiến nó chống lại giá cao hơn.

r

Điều đó có nghĩa là các vùng Hỗ trợ và Kháng cự luôn hình thành ở trên hoặc dưới giá thị trường hiện tại.

  • Các vùng Hỗ trợ luôn hình thành ở dưới giá thị trường hiện tại và là cơ hội để đảo chiều xu hướng giảm.
  • Các vùng Kháng cự luôn hình thành ở trên giá thị trường hiện tại và là cơ hội tốt tạo ra sự đảo chiều xu hướng tăng.

2. Nguyên nhân Hỗ trợ Kháng cự hình thành?

Hầu hết các Trader tin rằng lý do vùng Hỗ trợ và Kháng cự hình thành là do các nhà giao dịch liên tục đặt các giao dịch để ngăn chặn thị trường vượt qua một vùng giá nào đó mà họ quan tâm. Lý do tại sao họ không muốn thị trường vượt qua vùng giá này không bao giờ được biết.

Một số giải thích được nhiều nhà giao dịch tin tưởng là đúng đó là:

  • Các nhà giao dịch tham gia vào thị trường để ngăn chặn giá bị phá vỡ?
  • Các nhà giao dịch tham gia bắt đáy hoặc bắt đỉnh đảo chiều xu hướng?
  • Các nhà giao dịch có hoạt động dừng lỗ hoặc chốt lời ở các vùng giá này?
  • Các nhà giao dịch có xu hướng tham gia dừng lỗ hoặc chốt lời (vì cả nhà giao dịch ngân hàng và nhà giao dịch cá nhân đều yêu cầu có lệnh trên thị trường)?
  • Giá tăng lên hoặc giảm xuống có thể bắt nguồn từ một vùng giá khác?

Tuy nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng sẽ chạm vào chính xác vùng giá mà nhà giao dịch quan tâm rồi đảo chiều.

Nếu nó đã đảo chiều nhiều lần trước đó, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch thường phải sử dụng các vùng giá này để làm nơi đặt điểm dừng lỗ hoặc chốt lời. Nếu thị trường tiến gần đến các vùng giá này trong tương lai, rất có thể các nhà giao sẽ đặt lệnh của họ một lần nữa, điều đó có nghĩa là các ngân hàng sẽ khiến thị trường biến động để họ có thể đặt giao dịch của riêng mình hoặc chốt lời bất kỳ giao dịch hiện có mà họ đã mở. Khi họ hoàn thành một trong những hành động này, thị trường sẽ đảo chiều và bắt đầu di chuyển ra khỏi vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự.

Hình ảnh dưới là một số mức Hỗ trợ và Kháng cự được đánh dấu trên biểu đồ D1 BTC/USDT.

Các mức hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ D1 BTC/USDT
Các mức hỗ trợ kháng cự trên biểu đồ D1 BTC/USDT

Khi thị trường trở lại một trong những mức giá tròn trên biểu đồ, bạn sẽ mong đợi nó đảo chiều, vì thực tế là nó đã đảo chiều nhiều lần tại các mức giá này trong quá khứ. Nếu nó đã đảo chiều nhiều lần trước đó, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch thường phải sử dụng các số tròn tại các mức giá này để làm nơi đặt điểm dừng lỗ hoặc chốt lời.

Nếu thị trường tiến gần đến các mức giá này trong tương lai, rất có thể các nhà giao sẽ đặt lệnh của họ ở số tròn một lần nữa, điều đó có nghĩa là các ngân hàng sẽ khiến thị trường biến động để họ có thể đặt giao dịch của riêng mình hoặc chốt lời bất kỳ giao dịch hiện có mà họ đã mở. Khi họ hoàn thành một trong những hành động này, thị trường sẽ đảo chiều và bắt đầu di chuyển ra khỏi mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự.

Hướng dẫn xác định vùng Hỗ trợ chính xác

Để có thể vẽ đúng vùng Hỗ trợ, điều đầu tiên là bạn cần là xác định chính xác vị trí của chúng trên biểu đồ giá. Xác định vị trí của các vùng Hỗ trợ là một việc làm khá đơn giản, tuy nhiên điều này có thể gây khó khăn đối với những bạn không có kiến ​​thức về cách các vùng Hỗ trợ hoạt động.

1. Cách xác định vùng Hỗ trợ (vùng đảo chiều tăng) tổng quát

Hãy bắt đầu với cách xác định các vùng Hỗ trợ (vùng đảo chiều tăng) trên biểu đồ của bạn, bởi vì để có thể vẽ đúng vùng Hỗ trợ, điều đầu tiên là bạn xác định chính xác vị trí của chúng trên biểu đồ giá.

t

Đối với những bạn không biết thì Hỗ trợ là những vùng mà thị trường có xác suất đảo chiều cao sau đó giá sẽ tăng lên từ vùng Hỗ trợ.

  • Lý do chúng có xác xuất cao khiến thị trường đảo chiều, là bởi vì tại chính các điểm này thị trường đã đảo chiều trong quá khứ và xuất hiện lực mua ở vùng này.
  • Ý tưởng là nếu thị trường đã đảo chiều nhiều lần tại cùng một điểm trong quá khứ, thì nó có khả năng cao để làm điều tương tự trong tương lai.
  • Điều này có nghĩa là tất cả những gì chúng ta cần làm để tìm thấy vị trí của các vùng Hỗ trợ trên thị trường là tìm kiếm các vùng mà thị trường đảo chiều tăng ở mức giá tương tự nhau.

Ví dụ : Hình dưới là 4 lần đảo chiều diễn ra trên biểu đồ D1, USD/CHF.

Biểu đồ D1 USD / CHF, thể hiện 4 lần đảo chiều diễn ra
Biểu đồ D1 USD / CHF, thể hiện 4 lần đảo chiều diễn ra

Bạn có thể thấy rằng mỗi điểm đảo chiều ở trên đều ở mức giá khá gần nhau và đều là các mức Hỗ trợ. Điều này cho chúng ta biết rằng sự tồn tại một vùng Hỗ trợ ở đâu đó gần với nơi đảo chiều, bởi vì để một vùng Hỗ trợ thực sự tồn tại trên thị trường thì các điểm đảo chiều phải ở các mức giá tương tự với nhau.

Chú ý: Nếu các vùng Hỗ trợ được vẽ ra chạm vào càng nhiều điểm đảo chiều tăng càng tốt.

Hình ảnh bên dưới vẽ ra vùng Hỗ trợ và đã đánh dấu tất cả các lần đảo chiều gần đây ở trên giá thị trường hiện tại trên biểu đồ D1, USD / CHF.

Vẽ vùng hỗ trợ thông qua các điểm đảo chiều tăng trên biểu đồ USDCHF khung D1
Vẽ vùng hỗ trợ thông qua các điểm đảo chiều tăng trên biểu đồ USDCHF khung D1

2. Cách xác định vùng Hỗ trợ theo mức giá tròn

Hình ảnh dưới gồm 2 vùng Hỗ trợ trên biểu đồ D1 BTC / USDT.

Biểu đồ D1 BTC / USDT có 2 vùng hỗ trợ
Biểu đồ D1 BTC / USDT có 2 vùng hỗ trợ

Bạn có thể thấy các mức giá tròn được tìm thấy gần nhất với các đường kẻ trên biểu đồ. Các vùng Hỗ trợ thường được tạo ra tại các mức giá tròn này. Thực tế là chúng ta đã thấy nhiều lần đảo chiều bắt nguồn từ chính các mức số tròn này, điều này cho chúng ta biết rằng các nhà giao dịch thường phải sử dụng chúng làm nơi để đặt mức dừng lỗ của họ, vì vậy điều chúng ta cần làm là di chuyển các đường kẻ trùng với các mức giá tròn gần nhất trên biểu đồ giá.

Vùng hỗ trợ thường đi qua vùng số tròn trên biểu đồ BTCUSDT
Vùng hỗ trợ thường đi qua vùng số tròn trên biểu đồ BTCUSDT

Hình ảnh trên là kết quả của việc đường giá thường di chuyển và dừng lại ở các số tròn mà chúng ta vừa đánh dấu trên biểu đồ giá. Các vùng này chính xác là các vùng Hỗ trợ mà bạn sẽ sử dụng để tìm kiếm các điểm vào lệnh mua nếu thị trường quay trở lại các vùng Hỗ trợ này trong tương lai.

3. Cách xác định vùng Hỗ trợ mạnh

Quan sát trên biểu đồ giao dịch, chúng ta thấy có rất nhiều các vùng Hỗ trợ khác nhau. Vì vậy, việc nhận biết đâu là vùng Hỗ trợ mạnh, đâu là những Hỗ trợ yếu cũng giúp các nhà giao dịch đưa ra những quyết định tham gia thị trường tốt hơn.

Dưới đây là một số quan điểm cá nhân của tôi về cách xác định độ mạnh của các vùng Hỗ trợ. Mọi người có thể tham khảo:

  • Vùng Hỗ trợ mạnh: Là vùng có đáy rõ ràng, dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ, và thường cách xa mức giá thị trường hiện tại nhất.
  • Vùng Hỗ trợ trung bình: Là vùng Hỗ trợ nằm ở khu vực giữa biểu đồ mà chúng ta quan sát được, đó là những vùng Hỗ trợ không quá rõ ràng, những cũng không quá khó để nhận biết ra.
  • Vùng Hỗ trợ yếu: Là những vùng gần với đường giá thị trường hiện tại nhất, do khi đó thị trường dường như mới đầu sóng nên khả năng phá vỡ Hỗ trợ là rất cao.

Việc xác định độ mạnh yếu của vùng Hỗ trợ cũng phụ thuộc khá nhiều vào sóng hiện tại, chúng ta cần biết cách nhìn nhận xem sóng đó mới bắt đầu, hay sóng đó đã đi một khoảng thời gian rồi chưa có điều chỉnh. Tất cả những yếu tố đó giúp chúng ta đưa ra quyết định là vùng Hỗ trợ đó mạnh, trung bình hay yếu.

Cùng theo dõi một số ví dụ dưới đây:

Cách xác định độ mạnh yếu của vùng Hỗ trợ, D1, XAUUSD
Cách xác định độ mạnh yếu của vùng Hỗ trợ, D1, XAUUSD

Trong một bối cảnh thị trường khác, độ mạnh yếu của vùng Hỗ trợ sẽ được xác định thế nào?

Xác định đâu là vùng Hỗ trợ mạnh, D1, BTCUSD
Xác định đâu là vùng Hỗ trợ mạnh, D1, BTCUSD

Thật ra việc xác định độ mạnh yếu của Hỗ trợ còn phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng thêm các công cụ nào nữa hay không? Việc hợp lưu của nhiều yếu tố Hỗ trợ ở cùng một vùng giá cũng là tiêu chí đánh giá độ mạnh hay yếu của vùng Hỗ trợ đó.

Hợp lưu của nhiều yếu tố là vùng Hỗ trợ mạnh, D1, XAUUSD
Hợp lưu của nhiều yếu tố là vùng Hỗ trợ mạnh, D1, XAUUSD

Chúng ta hoàn toàn kết hợp thêm những công cụ khác như đường trung bình động MA, Fibonacci, Mây Ichimoku…để chúng ta tìm ra vùng Hỗ trợ mạnh.

Hướng dẫn xác định vùng Kháng cự chính xác

Việc xác định các vùng Kháng cự được thực hiện theo cách tương tự như các vùng Hỗ trợ mà chúng ta thực hiện ở phần trước ở trên. Trước tiên, chúng ta đánh dấu các điểm đảo chiều giảm và vẽ các vùng đi qua các điểm này như một cách để xác định xem có bao nhiêu vùng Kháng cự thực sự tồn tại trên thị trường. Sự khác biệt chính giữa việc xác định các vùng Kháng cự là các vùng Kháng cự đi qua các vùng đảo chiều giảm ở trên mức giá thị trường hiện tại.

1. Cách xác định Kháng cự (vùng đảo chiều giảm) tổng quát

Tìm ra vị trí các vùng Kháng cự trên thị trường rất đơn giản:

  • Chúng ta đánh dấu các điểm của tất cả các lần đảo chiều gần đây trên giá thị trường hiện tại.
  • Đánh dấu những điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các vùng kháng tiềm năng nằm ở đâu?
  • Nhìn vào các điểm đảo chiều đã hình thành, chúng ta có thể thấy rằng một số điểm được hình thành từ một mức giá gần với mức giá mà sự đảo chiều trước đó đã diễn ra trong quá khứ.
  • Các mức giá tương tự nhau trên giá thị trường hiện tại đồng nghĩa với sự tồn tại của các vùng Kháng cự.
  • Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là vẽ các vùng thông qua các điểm đảo chiều tại các mức giá tương tự nhau.
  • Trên biểu đồ chúng ta cũng thấy được, vùng Hỗ trợ cũ có thể là vùng Kháng cự mới.

Ngoài ra các yếu tố kết hợp như Đường xu hướng, Kênh xu hướng, các công cụ chỉ báo khác như Fibonacci, Ichimoku, Đường trung bình động MA …cũng có thể dùng để xác định vùng Kháng cự.

yTìm ra vị trí các vùng Kháng cự trên thị trường rất đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là đánh dấu các điểm của tất cả các lần đảo chiều gần đây trên giá thị trường hiện tại. Đánh dấu những điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các vùng Kháng cự tiềm năng nằm ở đâu, bởi vì bạn sẽ có thể thấy nơi các sự đảo chiều đã diễn ra với các mức giá tương tự nhau.

Ví dụ 1: Hình dưới là 6 lần đảo chiều diễn ra trên biểu đồ D1, GBP / USD.

Biểu đồ D1 GBP / USD, thể hiện 6 lần đảo chiều diễn ra

Hình ảnh bên dưới vẽ ra vùng Kháng cự và đã đánh dấu tất cả các lần đảo chiều gần đây ở trên giá thị trường hiện tại trên biểu đồ D1, GBP / USD.

Vẽ vùng kháng cự thông qua các điểm kháng cự
Vẽ vùng kháng cự thông qua các điểm kháng cự

Nhìn vào các điểm đảo chiều đã hình thành, bạn có thể thấy rằng một số điểm được hình thành từ một mức giá gần với mức giá mà sự đảo chiều trước đó đã diễn ra trong quá khứ. Chúng ta biết rằng nhiều sự đảo chiều giảm bắt đầu từ các mức giá tương tự nhau trên giá thị trường hiện tại đồng nghĩa với sự tồn tại của các vùng Kháng cự. Do đó, nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là vẽ các vùng thông qua các điểm đảo chiều tại các mức giá tương tự nhau để trả lời được câu hỏi có bao nhiêu vùng Kháng cự có thể vẽ ra được từ các tín hiệu đảo chiều này.

2. Hướng dẫn vẽ vùng Kháng cự theo mức giá tròn

Vẽ các vùng Kháng cự về cơ bản giống như vẽ các vùng Hỗ trợ, điểm khác biệt duy nhất giữa hai loại này là thay vì vẽ các vùng Hỗ trợ tại số tròn gần các điểm đảo chiều ở dưới giá thị trường hiện tại, thì chúng ta vẽ các vùng Kháng cự tại số tròn được tìm thấy gần nhất với điểm đảo chiều ở trên giá thị trường hiện tại.

Hình ảnh dưới gồm 3 vùng Kháng cự trên biểu đồ D1 BTC / USDT.

Biểu đồ D1 BTC / USDT có 3 vùng kháng cự
Biểu đồ D1 BTC / USDT có 3 vùng kháng cự

Trong hình trên, các mức giá tròn được tìm thấy gần nhất với 3 Vường kháng cự ở trên giá thị trường hiện tại biểu đồ. Thực tế chúng đã hình thành ở trên mức giá thị trường hiện tại có nghĩa là các vùng Kháng cự phải được tìm thấy ở đây.

Biểu đồ cho thấy vùng kháng cự thường đi qua vùng số tròn
Biểu đồ cho thấy vùng kháng cự thường đi qua vùng số tròn

Hình trên cho thấy các vùng Kháng cự cũng thường được hình ở mức giá tròn như các vùng Hỗ trợ.

3. Cách xác định vùng Kháng cự mạnh

Quan sát trên biểu đồ giao dịch, chúng ta thấy có rất nhiều các vùng Kháng cự khác nhau. Vì vậy, việc nhận biết đâu là vùng Kháng cự mạnh giúp các nhà giao dịch đưa ra những quyết định tham gia thị trường tốt hơn.

Dưới đây là một số quan điểm cá nhân của tôi về cách xác định độ mạnh của các vùng Kháng cự. Chúng ta cùng tham khảo cách xác định khi đầu thị trường đang đầu xu hướng:

  • Vùng Kháng cự mạnh: Là vùng có đỉnh rõ ràng, dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ, và thường cách xa mức giá thị trường hiện tại nhất.
  • Vùng Kháng cự trung bình: Là vùng Kháng cự nằm ở khu vực giữa biểu đồ mà chúng ta quan sát được, đó là những vùng Kháng cự không quá rõ ràng, nhưng cũng không quá khó để nhận biết ra.
  • Vùng Kháng cự yếu: Là những vùng gần với đường giá thị trường hiện tại nhất, do khi đó thị trường dường như mới đầu sóng nên khả năng phá vỡ vùng Kháng cự là rất cao.

Việc xác định độ mạnh yếu của vùng Kháng cự cũng phụ thuộc khá nhiều vào sóng hiện tại, chúng ta cần biết cách nhìn nhận xem sóng đó mới bắt đầu, hay sóng đó đã đi một khoảng thời gian rồi chưa có điều chỉnh. Tất cả những yếu tố đó giúp chúng ta đưa ra quyết định là vùng Kháng cự đó mạnh, trung bình hay yếu.

Cùng theo dõi một số ví dụ dưới đây:

Cách xác định độ mạnh yếu của vùng Kháng cự, D1, XAUUSD
Cách xác định độ mạnh yếu của vùng Kháng cự, D1, XAUUSD

Trong một bối cảnh thị trường khác, độ mạnh yếu của vùng Kháng cự sẽ được xác định thế nào?

Xác định đâu là vùng Kháng cự mạnh, D1, GBPUSD
Xác định đâu là vùng Kháng cự mạnh, D1, GBPUSD

Thật ra việc xác định độ mạnh yếu của vùng Kháng cự còn phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng thêm các công cụ nào nữa hay không? Việc hợp lưu của nhiều yếu tố Kháng cự ở cùng một vùng giá cũng là tiêu chí đánh giá độ mạnh hay yếu của vùng Kháng cự đó.

Ví dụ: Hợp lưu với đường xu hướng và vùng Kháng cự mạnh, D1, GBPUSD

Hợp lưu với đường xu hướng và vùng Kháng cự mạnh, D1, GBPUSD
Hợp lưu với đường xu hướng và vùng Kháng cự mạnh, D1, GBPUSD

Chúng ta hoàn toàn kết hợp thêm những công cụ khác như đường trung bình động MA, Fibonacci, Mây Ichimoku…để chúng ta tìm ra vùng Kháng cự mạnh.

Hướng dẫn giao dịch với Hỗ trợ kháng cự dễ dàng

Hiện nay, các nhà giao dịch (trader) có thể tìm thấy rất nhiều các phương pháp giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự khác nhau, nhưng phương pháp giao dịch dễ dàng và phổ biến nhất là kết hợp với các mô hình Price Action như mô hình nến đuôi dài (pin bar) hoặc nến nhấn chìm (engulfing candle). Khi một mô hình Price Action hình thành, đó là một dấu hiệu tốt để các nhà giao dịch ngân hàng quyết định đặt giao dịch hoặc chốt lời ngay tại các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự. Lúc này, thị trường có khả năng cao đảo chiều và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.

u

Tất nhiên sự xuất hiện của một mô hình Price action ở mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự không phải lúc nào cũng đảm bảo thị trường sẽ đảo chiều. Thường thì bạn sẽ thấy mô hình xuất hiện nhưng thị trường vẫn tiếp tục di chuyển qua các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự mà không có bất kỳ sự đảo chiều nào diễn ra. Rất khó để đoán biết trước khi nào một mô hình gây ra đảo chiều thành công hay thất bại. Khi bạn trở nên có kinh nghiệm hơn trong việc nhận biết các mô hình giá xuất hiện xung quanh các mức Hỗ trợ và Kháng cự, bạn sẽ có thể cảm nhận được khi nào một mô hình sẽ thất bại và thành công trong việc đảo chiều.

Ví dụ 1: Nến Pinbar tăng được hình thành ở vùng Hỗ trợ.

Biểu đồ cho thấy mẫu hình nến Pinbar tăng xuất hiện tại vùng Hỗ trợ
Biểu đồ cho thấy mẫu hình nến Pinbar tăng xuất hiện tại vùng Hỗ trợ

Bạn có thể thấy nến Pinbar được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào mức Hỗ trợ 34000. Mức Hỗ trợ này đã gây ra hai lần đảo chiều trong quá khứ gần diễn ra vào thời điểm thị trường giảm xuống và tạo ra nến Pinbar tăng. Khi thị trường tăng lên qua mức giá được đánh dấu màu xám, một số lượng lớn các nhà giao dịch ngoại hối và nhà đầu tư chứng khoán sẽ tham gia giao dịch mua nên thị trường hoàn toàn có thể tiếp tục tăng cao hơn.

Cuối cùng, sự đi lên đã kết thúc và thị trường lại giảm xuống mức giá tròn 31000 đã được đánh dấu như một mức Hỗ trợ. Số lượng lệnh dừng lỗ được đặt ở mức giá này cao hơn nhiều so với các điểm dừng lỗ được đặt ở mức 31100, đó là lý do tại sao các nhà giao dịch ngân hàng quyết định đặt một số giao dịch mua ở 31000 thay vì ở mức 31100.

Khi họ đặt giao dịch của mình, điều đó khiến giá tăng và tạo ra nến pin bar mà chúng ta thấy ở mức Hỗ trợ. Đây chính là thời điểm chúng ta tham gia giao dịch, bởi vì sự hình thành của nến Pinbar ở mức Hỗ trợ là một dấu hiệu mạnh mẽ khiến thị trường đảo chiều.

Ví dụ 2: Nến Pinbar giảm hình thành ở mức Kháng cự.

i

Hình ảnh dưới là một ví dụ về nến Pinbar giảm được hình thành sau khi thị trường chạm phải vùng Kháng cự trên biểu đồ D1 GBP / USD.

Sell tại điểm nến nhấn chìm xuất hiện tại vùng kháng cự
Sell tại điểm nến nhấn chìm xuất hiện tại vùng kháng cự

Mức Kháng cự ở mốc 1.62 đã diễn ra từ mức giá này trong quá khứ. Khi thị trường tiến đến mức Kháng cự, bạn có thể thấy một sự sụt giảm nhỏ diễn ra. Sự sụt giảm này sẽ làm cho một tỷ lệ khá lớn các nhà giao dịch tham gia giao dịch bán, bởi vì trong thời gian nó diễn ra, có vẻ như giá có khả năng giảm. Khi các nhà giao dịch tham gia vào các giao dịch bán, họ đặt với mức dừng lỗ xung quanh số tròn gần nhất mà họ đặt trước đó, trong ví dụ này là mức kháng cự 1.62.

Khi thị trường tăng vọt qua mức 1.62, các ngân hàng khớp các giao dịch bán còn lại của họ và giá giảm, tạo ra nến Pinbar mà chúng ta có thể sử dụng như một tín hiệu để tham gia giao dịch bán của chính mình ở mức Kháng cự này.

Ví dụ 3: Nến nhấn chìm hình thành ở mức Kháng cự theo biểu đồ D1 GBP / USD.

Biểu đồ cho thấy mẫu hình nến Pinbar giảm xuất hiện tại vùng kháng cự
Biểu đồ cho thấy mẫu hình nến Pinbar giảm xuất hiện tại vùng kháng cự

Hình ảnh trên cho thấy một nến nhấn chìm giảm khiến thị trường đảo chiều sau khi chạm vào mức hỗ trợ biểu đồ D1 GBP / USD.

Giống như trong ví dụ trước, các nhà giao dịch ngân hàng quyết định đẩy giá thị trường lên để chạm vào điểm dừng lỗ và khớp các giao dịch bán của họ. Điều này khiến thị trường đảo chiều nhanh chóng. Khi tất cả các điểm dừng lỗ đã bị xâm phạm, các ngân hàng tham gia giao dịch bán của họ và khiến thị trường giảm xuống, tạo ra nến nhấn chìm giảm ở mức kháng cự. Nến nhấn chìm giảm đã xác nhận một sự đảo chiều từ mức kháng cự, vì vậy bạn hãy tham gia vào thị trường sau khi thấy được tín hiệu nến nhấn chìm giảm hình thành.

Chiến lược mà phần này đề cập đó là làm thế nào để giao dịch với các nến Pinbar ở mức Hỗ trợ và Kháng cự. Như một số bạn đã biết, Pinbar là một mô hình nến đảo chiều Price Action hình thành thường xuyên trên thị trường Forex. Nó là kết quả của việc các nhà giao dịch ngân hàng chốt lời từ các giao dịch mà họ đã đặt hoặc từ việc giao dịch mới được đặt khiến thị trường đảo chiều. Pinbar xuất hiện ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự là một dấu hiệu cho biết các nhà giao dịch ngân hàng đã quyết định thực hiện một trong những điều được đề cập ở trên.

1. Giao dịch với nến Pin bar tại vùng Hỗ trợ Kháng cự cơ bản

Bước 1: Xác định và vẽ các mức Hỗ trợ và Kháng cự trên biểu đồ của bạn

Trong bước đầu tiên, bạn phải xác định và vẽ ra tất cả các mức Hỗ trợ và Kháng cự mà bạn dự định sử dụng để theo dõi và tìm điểm vào lệnh trên biểu đồ của bạn. Nếu bạn không biết cách vẽ mức Hỗ trợ và Kháng cự, hãy đọc các bài viết được dưới đây trước khi tiếp tục.

»Hướng dẫn xác định đường hỗ trợ và kháng cự (Support and Resistance Levels) (Bài 2)

Bước 2: Chờ đợi nến đuôi dài (Pinbar) hình thành ở một trong các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự đã xác định

Khi thị trường trở lại một trong những mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự mà bạn đã đánh dấu trước, bạn sẽ chờ đợi một trong các tín hiệu Price Action xuất hiện như Pinbar để tìm kiếm một cơ hội giao dịch tiềm năng.

»Hướng dẫn vẽ đường hỗ trợ và kháng cự chi tiết (Support and Resistance Levels) (Bài 3)

Tuy nhiên, bạn cần xem xét nến Pinbar hình thành có xác xuất gây ra đảo chiều cao hay không bởi vì một số Pinbar hình thành và không gây ra bất kỳ sự đảo chiều nào hoặc chỉ tạo ra một sự đảo chiều nhỏ. Để tránh giao dịch với các trường hợp có xác xuất đảo chiều thấp như vậy, bạn chỉ nên giao dịch các Pinbar với đuôi nến đã vượt qua các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự mà bạn đã xác định từ trước.

Biểu đồ xuất hiện nến Pinbar
Biểu đồ xuất hiện nến Pinbar

Hãy nhìn vào Pinbar tăng trong hình trên. Bạn có thể thấy rõ thị trường đã phá qua vùng hỗ trợ ở phía trên và đi xuống tiếp trước khi nến Pinbar hình thành rút chân kéo giá đi lên trở lại. Đây là loại Pinbar mà bạn tìm kiếm để giao dịch ở mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự.

Có thể đặt lệnh Buy khi xuất hiện Pinbar ở vùng hỗ trợ
Có thể đặt lệnh Buy khi xuất hiện Pinbar ở vùng hỗ trợ

Hình ảnh trên gồm một Pinbar tăng hình thành ở mức Hỗ trợ. Bạn có thể thấy rằng Pinbar hình thành mà đuôi nến không chạm vào mức hỗ trợ 31000 đã xác định. Chúng ta có thể vào lệnh Buy sau khi xuất hiện cây nến Pinbar đã đóng cửa và đặt Stoploss dưới chân cây nến Pinbar trên ở vùng 31000. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm vài ví dụ bên dưới để hiểu hơn về trường hợp này.

Bước 3: Tham gia giao dịch với mức dừng lỗ ở trên hoặc dưới đuôi của pin bar

Hãy tham gia giao dịch sau khi nến Pinbar hình thành ở mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Tuy nhiên, bạn phải chờ đợi cho đến khi cây nến đó đóng cửa trước khi tham gia giao dịch. Bạn sẽ không tham gia vào thị trường trước khi Pinbar đóng cửa bởi vì vẫn có khả năng giá thay đổi khiến Pinbar biến thành một cây nến hoàn toàn khác và khiến thị trường không đảo chiều như dự tính ban đầu của bạn.

Để tham gia giao dịch, bạn cần sử dụng lệnh thị trường (market order). Lệnh thị trường là loại lệnh đặt giao dịch của bạn ngay lập tức mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào. Bạn cũng có thể sử dụng lệnh chờ (pending order) để có được các điểm vào lệnh tốt hơn nhưng đây không thực sự là một cách hay và thường dẫn đến việc bạn bỏ lỡ cơ hội giao dịch nhiều hơn.

Khi bạn tham gia giao dịch, bạn cũng phải đặt mức dừng lỗ (stoploss) để đảm bảo rằng bạn sẽ chỉ mất một khoản tiền nhỏ trong trường hợp thị trường không hoạt động chính xác như những gì bạn dự đoán. Đối với Pinbar giảm, điểm dừng lỗ nằm ở phía trên của Pinbar và đối với Pinbar tăng, nó nằm ở phía dưới.

Biểu đồ D1 EUR / USD, Pinbar giảm hình thành tại vùng kháng cự
Biểu đồ D1 EUR / USD, Pinbar giảm hình thành tại vùng kháng cự

Hình ảnh trên cho thấy một Pinbar tăng được hình thành ở mức kháng cự trên biểu đồ D1 EUR / USD. Nếu bạn định giao dịch với Pinbar này, bạn cần đợi cho đến khi nến đóng cửa trước khi tham gia giao dịch mua bằng lệnh thị trường. Trong lúc đặt lệnh, bạn cần đặt điểm dừng lỗ ở ngay dưới đuôi Pinbar tăng (vị trí Stop Loss như trong hình).

Biểu đồ D1 USD / CHF, Pinbar tăng hình thành tại vùng hỗ trợ
Biểu đồ D1 USD / CHF, Pinbar tăng hình thành tại vùng hỗ trợ

Đây là một ví dụ khác. Lần này, chúng ta xem xét một Pinbar tăng được hình thành ở mức Hỗ trợ trên biểu đồ D1 USD / CHF.

Để tham gia giao dịch với Pinbar giảm này, về cơ bản bạn phải tuân theo quy trình tương tự như ở ví dụ trên. Bạn cần đợi cho đến khi Pinbar hình thành và ngay sau khi nó đóng cửa, bạn sử dụng lệnh thị trường để tham gia giao dịch mua với mức dừng lỗ nằm dưới đuôi của Pinbar.

Bước 4: Chốt lời và đóng giao dịch

Khi thị trường diễn biến đúng như tín hiệu nến Pinbar, nhiệm vụ tiếp theo là bạn phải chốt lời giao dịch để đảm bảo số tiền bạn kiếm được từ thị trường. Việc chốt lời được thực hiện bất cứ khi nào thị trường tạo đáy mới thấp hơn nếu bạn đang giao dịch bán dựa trên tín hiệu Pinbar giảm ở mức kháng cự hoặc sau khi thị trường tạo đỉnh cao mới nếu bạn đang giao dịch mua sau khi nhìn thấy một Pinbar tăng tại mức Hỗ trợ.

2. Giao dịch với nến Pinbar tại vùng Hỗ trợ Kháng cự nâng cao

2.1. Giao dịch nến Pinbar tại vùng Hỗ trợ mạnh

Để tìm kiếm một thiết lập giao dịch tốt, chúng ta cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Xác định đây là vùng Hỗ trợ mạnh
  • Tìm kiếm những mẫu hình nến Pinbar đặc biệt (Pinbar có đuôi dài)

Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:

Giao dịch nến Pinbar ở vùng Hỗ trợ mạnh, D1, XAUUSD
Giao dịch nến Pinbar ở vùng Hỗ trợ mạnh, D1, XAUUSD

Chúng ta có thể thấy nến Pinbar được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào vùng Hỗ trợ. Đây được đánh giá là vùng Hỗ trợ mạnh vì chúng ta quan sát thấy thị trường trước đó giảm rất mạnh, chưa hề có một nhịp điều chỉnh nào đáng kể.

Chúng ta sẽ tiến hành thiết lập một giao dịch tại đây theo nến Pinbar. Giao dịch theo nến Pinbar như thế nào thì chắc rất nhiều bạn cũng đã biết.

  • Giao dịch theo phá mũi nến Pinbar
  • Giao dịch 50% đuôi nến Pinbar
  • Ngoài ra, có thể chờ đợi thêm một nến xác nhận tăng mạnh.

Đây là một trong những thiết lập giao dịch đẹp ở vùng Hỗ trợ với nến Pin Bar. Mọi người tham khảo để đưa ra những quyết định giao dịch tốt trong thị trường.

2.2. Giao dịch nến Pinbar tại vùng Kháng cự mạnh

Để tìm kiếm một thiết lập giao dịch tốt, chúng ta cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Xác định đây là vùng Kháng cự mạnh
  • Tìm kiếm những mẫu hình nến Pinbar giảm đặc biệt (Pin Bar có đuôi dài)

Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:

Giao dịch nến Pin Bar ở vùng Kháng cự mạnh, D1, XAUUSD
Giao dịch nến Pin Bar ở vùng Kháng cự mạnh, D1, XAUUSD

Dễ dàng nhìn thấy nến PinBar được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào vùng Kháng cự. Đây được đánh giá là vùng Kháng cự mạnh vì nó là hợp lưu của đường xu hướng và vùng kháng cự.

Chúng ta sẽ tiến hành thiết lập một giao dịch tại đây theo nến PinBar. Giao dịch theo nến PinBar như thế nào thì chắc rất nhiều bạn cũng đã biết.

  • Giao dịch theo phá mũi nến PinBar
  • Giao dịch 50% đuôi nến PinBar
  • Ngoài ra, có thể chờ đợi thêm một nến xác nhận giảm mạnh với những PinBar nhỏ hơn.

Đây là một trong những thiết lập giao dịch đẹp ở vùng Kháng cự với nến PinBar. Mọi người tham khảo để đưa ra những quyết định giao dịch tốt trong thị trường.

3. Chiến lược giao dịch với nến Bao trùm tại vùng Hỗ trợ Kháng cự

Phương pháp giao dịch tiếp theo mà tôi muốn nói đến của bài viết này đó là giao dịch với nến bao trùm và nến nhấn chìm (engulfing candles) tại mức Hỗ trợ Kháng cự. Giao dịch với nến nhấn chìm tương tự như giao dịch với nến đuôi dài (pinbar) trong bài viết trước bởi vì chúng đều là các mô hình nến Price Action báo hiệu sự đảo chiều của thị trường. Thực tế chúng rất giống nhau có nghĩa là các bước bạn phải trải qua để giao dịch với chúng về cơ bản giống như các bước chúng ta vừa trải qua trong bài viết trước.

Một lần nữa, tương tự như giao dịch với Pinbar, bước đầu tiên để giao dịch với nến nhấn chìm là đánh dấu tất cả các mức Hỗ trợ và Kháng cự gần đây trên biểu đồ của bạn. Bạn không cần phải đánh dấu từng mức giá tồn tại trên thị trường, bạn chỉ cần đánh dấu những mức giá được tìm thấy gần nhất với mức giá hiện tại.

Giao dịch nến Bao trùm tăng tại vùng Hỗ trợ?

Để tìm kiếm một thiết lập giao dịch tốt, chúng ta cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Xác định đây là vùng Hỗ trợ mạnh
  • Tìm kiếm mẫu hình nến Bao trùm tăng tốt (thỏa mãn thân nến tăng dài, đuôi nến và tai nến ngắn).

Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:

Giao dịch nến Bao trùm tăng ở vùng Hỗ trợ mạnh, D1, USDCHF
Giao dịch nến Bao trùm tăng ở vùng Hỗ trợ mạnh, D1, USDCHF

Chúng ta nhìn thấy nến Bao trùm tăng được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào vùng Hỗ trợ. Đây được đánh giá là vùng Hỗ trợ mạnh vì giá trước đó đã giảm sâu, dường như đây là Hỗ trợ cuối cùng. Thêm vào, trước đó nên Pin Bar đã kiểm tra và rút chân mạnh.

Chúng ta sẽ tiến hành thiết lập một giao dịch tại đây theo nến Bao trùm tăng này. Giao dịch theo nến Bao trùm tăng như thế nào thì chắc rất nhiều bạn cũng đã biết.

  • Giao dịch theo phá mũi trên của nến bao trùm tăng
  • Có thể chờ điều chỉnh về 30 – 50% cây nến Bao trùm tăng để tham gia vào thị trường.

Đây là một trong những thiết lập giao dịch cũng rất đẹp ở vùng Hỗ trợ. Được rất nhiều các nhà giao dịch quan tâm đến. Mọi người tham khảo để đưa ra những quyết định giao dịch tốt khi tham gia thị trường.

Hình ảnh dưới là ví dụ về một nến Bao trùm tăng mạnh hình thành ở mức Hỗ trợ trên biểu đồ H1 USD / JPY.

Biểu đồ D1 của USD / CHF hình thành nến nhấn chìm tăng tại vùng Hỗ trợ
Biểu đồ D1 của USD / CHF hình thành nến nhấn chìm tăng tại vùng Hỗ trợ

Để giao dịch với nến nhấn chìm này, hãy sử dụng lệnh thị trường để vào lệnh mua ngay sau khi nến Bao trùm này đóng cửa. Điểm dừng lỗ của giao dịch sẽ được đặt ở bên dưới cách chân nến Bao trùm là đủ trong hầu hết các trường hợp. Có thể đặt mục tiêu lợi nhuận và dừng lỗ theo tỉ lệ R:R – 1:2.

Bạn nên chốt lời giao dịch hoặc chỉ một phần giao dịch một khi bạn thấy thị trường tạo ra đỉnh mới cao nếu bạn có giao dịch mua dựa trên tín hiệu nến Bao trùm. Tuy nhiên, việc đóng giao dịch khi nào lại phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Nếu bạn muốn đóng các giao dịch của mình một khi đã đạt được tỷ lệ R:R (Rủi ro : Lợi nhận) đã đặt ra ban đầu thì hãy làm điều đó. Nếu bạn muốn giữ giao dịch mở càng lâu càng tốt thì điều đó cũng rất tốt.

Giao dịch nến Nhấn chìm giảm tại vùng Kháng cự?

Để tìm kiếm một thiết lập giao dịch tốt, chúng ta cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:

  • Xác định đây là vùng Kháng cự mạnh
  • Tìm kiếm mẫu hình nến Nhấn chìm giảm tốt (thỏa mãn thân nến giảm dài, đuôi nến và tai nến ngắn).

Chúng ta cùng quan sát biểu đồ dưới đây:

Giao dịch nến Nhấn chỉm giảm ở vùng Kháng cự mạnh, D1, AUDJPY
Giao dịch nến Nhấn chỉm giảm ở vùng Kháng cự mạnh, D1, AUDJPY

Chúng ta nhìn thấy nến Nhấn chìm giảm được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào vùng Kháng cự. Đây được đánh giá là vùng Kháng cự mạnh vì giá trước đó đã tăng mạnh, dường như đây là Kháng cự cuối cùng. Thêm vào, hợp lưu với đường xu hướng tăng.

Chúng ta sẽ tiến hành thiết lập một giao dịch tại đây theo nến Nhấn chìm giảm này. Giao dịch theo nến Nhấn chìm giảm như thế nào thì chắc rất nhiều bạn cũng đã biết.

  • Giao dịch theo phá mũi dưới của nến Nhấn chìm giảm
  • Có thể chờ điều chỉnh về 30 -50% cây nến Nhấn chìm giảm để tham gia vào thị trường.

Đây là một trong những thiết lập giao dịch cũng rất đẹp ở vùng Kháng cự. Được rất nhiều các nhà giao dịch quan tâm đến. Mọi người tham khảo để đưa ra những quyết định giao dịch tốt khi tham gia thị trường.

Theo dõi và chờ đợi nến nhấn chìm hình thành ở một trong các mức giá vừa xác định

Hình ảnh dưới là ví dụ về một cây Nến nhấn chìm giảm hình thành ở mức Kháng cự trên biểu đồ D1 USD / CAD.

Biểu đồ D1 USD / CAD, nến nhấn chìm hình thành tại kháng cự
Biểu đồ D1 USD / CAD, nến nhấn chìm hình thành tại kháng cự

Bạn có thể thấy cây Nến nhấn chìm này đã làm thị trường đảo chiều. Thị trường thường sẽ quay đầu giảm khi xuất hiện nến nhấn chìm giảm tại vùng Kháng cự. Đây là một trong các trường hợp phổ biến của các nến nhấn chìm hình thành trên thị trường.

Hình ảnh dưới cho thấy một cây nến nhấn chìm giảm lớn nhấn chìm một cây nến tăng lớn trước nó trên biểu đồ D1 USD / CAD.

Nến nhấn chim thân dài cho tín hiệu giảm mạnh theo biểu đồ D1 USD/CAD
Nến nhấn chim thân dài cho tín hiệu giảm mạnh theo biểu đồ D1 USD/CAD

Những loại nến nhấn chìm này có xu hướng hoạt động đặc biệt tốt khi giao dịch ở vùng Kháng cự. Nến nhấn chìm lớn hoàn toàn có thể gây ra sự đảo chiều lớn ngay sau khi nó hình thành.

Một khi bạn đã nhìn thấy nến nhấn chìm xuất hiện ở vùng Kháng cự, điều tiếp theo bạn cần làm là tham gia giao dịch. Tham gia giao dịch với Nến nhấn chìm tương tự như với nến đuôi dài (pinbar). Bạn không nên tham gia giao dịch cho đến khi cây nến nhấn chìm hình thành đóng cửa (tức là bạn phải đợi cho đến khi cây nến tiếp theo mở cửa trước khi đặt lệnh) và bạn tham gia giao dịch bằng cách sử dụng lệnh thị trường.

Hình ảnh dưới là ví dụ về một cây Nến nhấn chìm giảm hình thành trên biểu đồ D1 GBP / USD.

Vào lệnh khi nến nhấm chìm xuất hiện ở vùng kháng cự
Vào lệnh khi nến nhấm chìm xuất hiện ở vùng kháng cự

Như bạn có thể thấy từ hình ảnh, cây nến nhấn chìm này có kích thước khá lớn, điều này cho chúng ta biết rằng nó có xác suất cao khiến thị trường đảo chiều khỏi mức Kháng cự. Khi bạn thấy rằng cây nến nhấn chìm này đã đóng cửa, hãy sử dụng lệnh thị trường để tham gia giao dịch bán với mức dừng lỗ ở dưới chân cây nến nhấn chìm.

Để giao dịch với nến nhấn chìm này, hãy sử dụng lệnh thị trường để vào lệnh mua ngay sau khi nến Nhấn chim này đóng cửa. Điểm dừng lỗ của giao dịch sẽ được đặt ở bên trên cách chân nến Nhấn chìm là đủ trong hầu hết các trường hợp. Có thể đặt mục tiêu lợi nhuận và dừng lỗ theo tỉ lệ R:R – 1:2.

Phần này chúng ta đã đi tìm hiểu về các chiến lược giao dịch tại các vùng Hỗ trợ Kháng cự mạnh. Trên đây chỉ là những phương pháp giao dịch phổ biến, được nhiều nhà giao dịch quan tâm. Còn rất nhiều phương pháp giao dịch nữa ở những vùng Hỗ trợ quan trọng này. Mọi người có thể kết hợp với hệ thống giao dịch của mình để thiết lập cho mình một giao dịch tốt ở các vùng Hỗ trợ và Kháng cự này.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết Kiến thức hỗ trợ Kháng cự toàn tập (Từ A đến Z) sẽ giúp bạn kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về chiến lược trong bài viết này, hoặc muốn được hỗ trợ để tìm hiểu thêm về các phương pháp, xin vui lòng để lại phần bình luận của bạn bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.

Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay