Phương pháp giao dịch Hỗ trợ Kháng cự dễ dàng nhất
Phương pháp giao dịch tại vùng Hỗ trợ và Kháng cự dễ dàng và phổ biến nhất là kết hợp với các mô hình Price action
Hiện nay, các nhà giao dịch (trader) có thể tìm thấy rất nhiều các phương pháp giao dịch theo Hỗ trợ và Kháng cự khác nhau, nhưng phương pháp giao dịch dễ dàng và phổ biến nhất là kết hợp với các mô hình Price Action như mô hình nến đuôi dài (pin bar) hoặc nến nhấn chìm (engulfing candle).
Khi một mô hình Price Action hình thành, đó là một dấu hiệu tốt để các nhà giao dịch ngân hàng quyết định đặt giao dịch hoặc chốt lời ngay tại các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự. Lúc này, thị trường có khả năng cao đảo chiều và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.
Tất nhiên sự xuất hiện của một mô hình Price action ở mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự không phải lúc nào cũng đảm bảo thị trường sẽ đảo chiều. Thường thì bạn sẽ thấy mô hình xuất hiện nhưng thị trường vẫn tiếp tục di chuyển qua các mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự mà không có bất kỳ sự đảo chiều nào diễn ra.
Phương pháp giao dịch Hỗ trợ Kháng cự dễ dàng nhất
Rất khó để đoán biết trước khi nào một mô hình gây ra đảo chiều thành công hay thất bại. Khi bạn trở nên có kinh nghiệm hơn trong việc nhận biết các mô hình giá xuất hiện xung quanh các mức Hỗ trợ và Kháng cự, bạn sẽ có thể cảm nhận được khi nào một mô hình sẽ thất bại và thành công trong việc đảo chiều.
Ví dụ 1: Nến Pinbar tăng được hình thành ở vùng Hỗ trợ.
Bạn có thể thấy nến Pinbar được hình thành như thế nào sau khi thị trường chạm vào mức Hỗ trợ 34000. Mức Hỗ trợ này đã gây ra hai lần đảo chiều trong quá khứ gần diễn ra vào thời điểm thị trường giảm xuống và tạo ra nến Pinbar tăng. Khi thị trường tăng lên qua mức giá được đánh dấu màu xám, một số lượng lớn các nhà giao dịch ngoại hối và nhà đầu tư chứng khoán sẽ tham gia giao dịch mua nên thị trường hoàn toàn có thể tiếp tục tăng cao hơn.
Cuối cùng, sự đi lên đã kết thúc và thị trường lại giảm xuống mức giá tròn 31000 đã được đánh dấu như một mức Hỗ trợ. Số lượng lệnh dừng lỗ được đặt ở mức giá này cao hơn nhiều so với các điểm dừng lỗ được đặt ở mức 31100, đó là lý do tại sao các nhà giao dịch ngân hàng quyết định đặt một số giao dịch mua ở 31000 thay vì ở mức 31100.
Khi họ đặt giao dịch của mình, điều đó khiến giá tăng và tạo ra nến pin bar mà chúng ta thấy ở mức Hỗ trợ. Đây chính là thời điểm chúng ta tham gia giao dịch, bởi vì sự hình thành của nến Pinbar ở mức Hỗ trợ là một dấu hiệu mạnh mẽ khiến thị trường đảo chiều.
Ví dụ 2: Nến Pinbar giảm hình thành ở mức Kháng cự.
Hình ảnh dưới là một ví dụ về nến Pinbar giảm được hình thành sau khi thị trường chạm phải vùng Kháng cự trên biểu đồ D1 GBP / USD.
Mức Kháng cự ở mốc 1.62 đã diễn ra từ mức giá này trong quá khứ. Khi thị trường tiến đến mức Kháng cự, bạn có thể thấy một sự sụt giảm nhỏ diễn ra. Sự sụt giảm này sẽ làm cho một tỷ lệ khá lớn các nhà giao dịch tham gia giao dịch bán, bởi vì trong thời gian nó diễn ra, có vẻ như giá có khả năng giảm. Khi các nhà giao dịch tham gia vào các giao dịch bán, họ đặt với mức dừng lỗ xung quanh số tròn gần nhất mà họ đặt trước đó, trong ví dụ này là mức kháng cự 1.62.
Khi thị trường tăng vọt qua mức 1.62, các ngân hàng khớp các giao dịch bán còn lại của họ và giá giảm, tạo ra nến Pinbar mà chúng ta có thể sử dụng như một tín hiệu để tham gia giao dịch bán của chính mình ở mức Kháng cự này.
Ví dụ 3: Nến nhấn chìm hình thành ở mức Kháng cự theo biểu đồ D1 GBP / USD.
Hình ảnh trên cho thấy một nến nhấn chìm giảm khiến thị trường đảo chiều sau khi chạm vào mức hỗ trợ biểu đồ D1 GBP / USD.
Giống như trong ví dụ trước, các nhà giao dịch ngân hàng quyết định đẩy giá thị trường lên để chạm vào điểm dừng lỗ và khớp các giao dịch bán của họ. Điều này khiến thị trường đảo chiều nhanh chóng. Khi tất cả các điểm dừng lỗ đã bị xâm phạm, các ngân hàng tham gia giao dịch bán của họ và khiến thị trường giảm xuống, tạo ra nến nhấn chìm giảm ở mức kháng cự. Nến nhấn chìm giảm đã xác nhận một sự đảo chiều từ mức kháng cự, vì vậy bạn hãy tham gia vào thị trường sau khi thấy được tín hiệu nến nhấn chìm giảm hình thành.
Kết luận
Bài viết đã hướng dẫn khá chi tiết về cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự kết hợp với tín hiệu price action như nến nhấn chìm và nến đuôi dài. Khi thị trường di chuyển và chạm vào các mức hỗ trợ và kháng cự, bạn hãy quan sát và chờ đợi một trong các tín hiệu price action xuất hiện để tìm được cơ hội giao dịch tiềm năng tại các mức giá này.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.