Bài viết mớiFOREXKIẾN THỨC CUNG CẦU

Cách Phân loại vùng Cung Cầu (Supply Demand)

Drop-Base-Drop (giảm-vùng cơ sở-giảm) và Rally-Base-Rally (tăng-vùng cơ sở-tăng)

Bài trước chúng ta đã biết cách xác định và vẽ một vùng Cung cầu chính xác. Bài này Tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phân loại từng vùng Cung cầu. Việc này là rất quan trọng với tất cả các Trader khi muốn giao dịch tốt với trường phái Cung cầu.

» Bài 2: Cách vẽ vùng Cung Cầu (Supply Demand) chính xác?

Nắm bắt được cách phân loại Cung Cầu và hiểu rõ lý do tại sao các loại Cung hoặc Cầu hình thành chính là chìa khóa để thực hiện giao dịch hiệu quả hơn.

1. Phân loại vùng Cung Cầu?

Chúng ta sẽ tiến hành phân loại các vùng Cung Cầu (Supply Demand) và giải thích nguyên nhân tạo nên từng loại Cung Cầu trên thị trường. Phân loại Cung Cầu dựa trên nơi chúng hình thành trên thị trường:

  • Nếu một vùng Cung (Supply) hoặc vùng Cầu (Demand) hình thành trong quá trình di chuyển theo xu hướng của thị trường thì nó được gọi là drop-base-drop (giảm-vùng cơ sở-giảm) và rally-base-rally (tăng-vùng cơ sở-tăng).
  • Một vùng Cung Cầu được tạo ra khi đảo ngược xu hướng được gọi là rally-base-drop (tăng-vùng cơ sở-giảm) và drop-base-rally (giảm-vùng cơ sở-tăng).

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về các vùng Supply Demand được liệt kê ở trên trông như thế nào trên biểu đồ để có một cái nhìn rõ nét hơn về các vùng Cung Cầu này.

2. Cung Cầu (Supply Demand) được hình thành theo một xu hướng

Rally-Base-Rally (RBR):

Rally – Base – Rally là một loại vùng Cầu được hình thành trong suốt quá trình thị trường di chuyển theo xu hướng tăng. Cái tên RBR được đặt theo cấu trúc thị trường tạo ra vùng Cầu.

Trong ví dụ bên dưới, bạn có thể thấy ban đầu giá tăng lên, sau đó ngừng tăng chuyển sang giai đoạn đi ngang (sideway) gọi là vùng cơ sở (base) và tiếp tục tăng lên tạo ra vùng Cầu. RBR sẽ luôn tạo thành một vùng Cầu (Demand Zone) và không bao giờ tạo thành vùng Cung (Supply).

Mô hình Rally-Base-Rally hình thành vùng Cầu tại vùng Base sau khi giá tăng mạnh
Mô hình Rally-Base-Rally hình thành vùng Cầu tại vùng Base sau khi giá tăng mạnh

Drop-Base-Drop (DBD):

Drop-Base-Drop (DBD) trái ngược hoàn toàn với Rally-Base-Rally, điểm tương đồng duy nhất là cả hai đều được hình thành trong một xu hướng thị trường. Trong khi một cấu trúc RBR sẽ luôn tạo thành một vùng Cầu trên thị trường, thì DBD sẽ luôn tạo thành một vùng Cung (Supply Zone).

Cả DBD và RBR chỉ hình thành khi thị trường có xu hướng và chúng là những vùng giá mà nếu thị trường quay trở lại sẽ đẩy giá đi theo đúng xu hướng ban đầu.

Trong hình dưới, giá giảm thấp hơn đã tạo ra vùng Cung, vì vậy nếu thị trường quay trở lại vùng giá này, nó sẽ đẩy thị trường xuống thấp hơn.

Mô hình Drop-Base-Drop hình thành vùng Cung tại vùng Base sau khi giá giảm mạnh
Mô hình Drop-Base-Drop hình thành vùng Cung tại vùng Base sau khi giá giảm mạnh

Chúng ta đã biết DBD và RBR trông như thế nào trên biểu đồ, hãy tiếp tục xem xét các loại Cung Cầu (Supply Demand) khác trong phần kế tiếp.

» Kiến thức Price Action từ cơ bản đến nâng cao

3. Cung Cầu (Supply Demand) được hình thành khi xu hướng đảo chiều

Drop-Base-Rally (DBR):

Drop-Base-Rally (DBR) là một cấu trúc luôn tạo thành một vùng Cầu (Demand) trên thị trường. DBR khác với những vùng Cung Cầu chúng ta vừa xem xét ở trên chủ yếu là do vị trí của chúng trên thị trường, trong khi cả RBR và DBD chỉ hình thành suốt xu hướng thị trường thì DBR sẽ chỉ được tìm thấy khi thị trường thay đổi xu hướng từ di chuyển xuống sang di chuyển lên.

Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Drop-Base-Rally trên biểu đồ USDCHF cho thấy sự phân loại vùng Cung Cầu
Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Drop-Base-Rally trên biểu đồ USDCHF cho thấy sự phân loại vùng Cung Cầu

Nếu thị trường quay trở lại vùng Cầu (Demand Zone), nó sẽ đẩy thị trường theo hướng tăng ngược với hướng đã tạo ra vùng Cầu, đó là cấu trúc DBR.

Rally-Base-Drop (DBR):

Trái ngược với DBR, chúng ta có cấu trúc Rally-Base-Drop (RBD) được hình thành khi thị trường đảo chiều xu hướng từ di chuyển lên sang di chuyển xuống. Một khi cấu trúc này hình thành, vùng Cung sẽ được tạo ra trên thị trường và khi đó, nếu giá quay trở lại vùng này, nó sẽ tiếp tục bị đẩy xuống.

Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Rally-Base-Drop
Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Rally-Base-Drop

Vùng Cầu được hình thành bởi cấu trúc DBR ở hình bên dưới cũng được coi là một vùng theo cấu trúc DBR mặc dù không có giai đoạn đi ngang (sideway) hay tạm dừng nào diễn ra cả.

Khi bạn thấy cấu trúc DBR như thế này gồm vùng cơ sở không cái nhiều nến mà chỉ có hai cây nến thì nó vẫn có giá trị để giao dịch mặc dù cách hình thành của nó khác với các vùng Supply Demand đã được đề cập ở phía trên.

4. Lý do tạo nên vùng Rally-Base-Rally và Drop-Base-Drop

Cả hai loại DBD và RBR hình thành trên thị trường do các nhà giao dịch của ngân hàng chốt lợi nhuận từ các vị trí giao dịch hiện có.

Hình ảnh bên dưới là một cấu trúc Rally-Base-Rally hay RBR.

Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Rally-Base-Rally hay RBR vùng Cơ sở là nơi chốt lời hiệu quả
Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Rally-Base-Rally hay RBR vùng Cơ sở là nơi chốt lời hiệu quả

Trước đợt tăng giá đầu tiên, các giao dịch viên của ngân hàng đã đặt các giao dịch Mua dài hạn tại vùng giá đi ngang (sideway). Thị trường bắt đầu tăng cao và điều tiếp theo họ muốn làm là đảm bảo một phần lợi nhuận của họ. Khi đó họ quyết định làm điều này bằng cách tiêu thụ tất cả các lệnh Mua vào thị trường từ các nhà giao dịch nhỏ lẻ (tức là họ thực hiện lệnh Bán ra).

Việc tiêu thụ các lệnh thị trường có nghĩa là làm cho thị trường có một động thái nhỏ giảm xuống bằng cách chốt một phần lợi nhuận từ giao dịch Mua ban đầu và thêm vào các lệnh Bán, điều này khiến thị trường tạm dừng và tạo ra vùng cơ sở mà cuối cùng tạo nên vùng Cầu.

Việc di chuyển xuống thấp hơn khiến một số lượng lớn các nhà giao dịch nhỏ lẻ, những người đã mua đuổi khi thị trường tăng cao phải đóng giao dịch của họ ở mức thua lỗ. Thêm vào đó, sẽ có một số lượng nhỏ các nhà giao dịch nhỏ lẻ khác nghĩ rằng việc giảm giá là sự xuất hiện của xu hướng đảo chiều nên họ sẽ đặt các lệnh Bán với kỳ vọng rằng thị trường sẽ giảm xuống.

Các ngân hàng bắt đầu Mua lại khi biết rằng họ sẽ làm cho thị trường tăng cao hơn và khiến bất kỳ ai đã vào lệnh Bán khi giá di chuyển xuống phải đóng giao dịch tại mức dừng lỗ và cuối cùng lợi nhuận vẫn về tay các ngân hàng.

Chú ý: Quy mô của các giao dịch dài hạn mà các nhà giao dịch ngân hàng đặt ra phụ thuộc vào mức độ giảm giá gây ra bởi việc chốt lời của chính họ.

Trong ví dụ trên, thị trường chỉ có thể tạm dừng trong một khoảng thời gian nhỏ, điều đó có nghĩa là các ngân hàng chỉ có thể đặt một số lượng nhỏ giao dịch mua. Nếu việc chốt lời khiến giá giảm xuống mức thoái lui 50% của đợt tăng ban đầu, các ngân hàng sẽ có thể đặt giao dịch mua lớn hơn nhiều vì nhiều nhà giao dịch nhỏ lẻ sẽ Bán và nhiều khả năng đợt tăng thứ hai sẽ tiếp tục với thời gian dài hơn đáng kể.

Đối với loại Supply Demand khác như drop-base-drop hay DBD, quy trình cũng diễn ra tương tự như RBR. Các ngân hàng cũng chốt lãi từ các vị thế bán khiến thị trường không giảm, sau đó khi thị trường bắt đầu đi ngược lại xu hướng, các nhà giao dịch bán đuổi phải đóng giao dịch ở mức thua lỗ và các nhà giao dịch đảo chiều cũng bắt đầu vào lệnh mua vì họ tin rằng xu hướng đang thay đổi.

Cả hai nhà giao dịch này đang đưa lệnh vào thị trường mà các ngân hàng sử dụng để có thêm giao dịch bán, điều này cuối cùng khiến thị trường giảm và khiến các nhà giao dịch nhỏ lẻ bị mất tiền.

5. Lý do tạo nên vùng Rally-Base-Drop và Drop-Base-Rally

Trong khi các vùng Rally-Base-Rally và Drop-Base-Drop chỉ có thể hình thành do các nhà giao dịch ngân hàng chốt lời thì các vùng Rally-Base-Drop và Drop-Base-Rally lại có thể được hình thành bởi các nhà giao dịch ngân hàng đặt giao dịch để tạo ra xu hướng đảo chiều hoặc bằng cách chốt lời từ các vị thế hiện có.

Các vùng RBD hoặc DBR hình thành do các nhà giao dịch ngân hàng chốt lợi nhuận có xác suất giao dịch thành công thấp hơn so với các vùng giá được tạo ra do các giao dịch viên ngân hàng đặt giao dịch.

Để hiểu lý do tại sao, chúng ta phải xem xét ý định của các nhà giao dịch ngân hàng khi họ vào lệnh?

Nếu một ngân hàng đang muốn đặt giao dịch để làm cho các nhà giao dịch khác bị mất tiền, thì vùng giá họ đặt giao dịch rất quan trọng vì họ sẽ cố giữ giá thị trường để không phá vỡ khu vực này.

Trong giao dịch với Cung Cầu (Supply Demand), điều này có nghĩa là khi một vùng RBD hoặc DBR được tạo ra bởi các ngân hàng đặt giao dịch, các ngân hàng phải cố ngăn cản thị trường di chuyển qua điểm mà họ đã vào lệnh để bảo vệ vị thế của họ khỏi thua lỗ.

Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Drop-Base-Rally trên biểu đồ USDCAD
Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Drop-Base-Rally trên biểu đồ USDCAD

Biểu đồ giao dịch tạo nên vùng Drop-Base-Rally trên biểu đồ USDCAD

Trong hình ảnh trên, chúng ta có thể thấy một vùng DBR hình thành sau khi thị trường giảm, có khả năng có một tỷ lệ lớn các nhà giao dịch nhỏ lẻ tham gia vào thị trường với các giao dịch ngắn hạn tại thời điểm này. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều lợi nhuận được tạo ra bởi các ngân hàng nếu họ tham gia thị trường và gây ra sự đảo chiều.

Khi các ngân hàng tham gia vào thị trường với các giao dịch dài hạn, họ tiêu thụ tất cả các lệnh Bán vào thị trường và giá bắt đầu tăng lên, cuối cùng phá vỡ mức kháng cự gần nhất.

Sau khi phá vỡ mức kháng cự trên được một đoạn, chúng ta thấy có sự sụt giảm diễn ra, sự sụt giảm này là do rất nhiều nhà giao dịch nhỏ lẻ giao dịch Bán ngắn hạn do họ tin rằng việc tăng cao hơn chỉ đơn giản là đợt hồi ngắn của xu hướng giảm.

Tiếp theo thị trường giằng co tạo ra vùng cơ sở (Base) tiếp theo. Các nhân viên giao dịch ngân hàng sẽ mua tiếp để có thêm giao dịch được đặt theo hướng đảo chiều, thị trường tăng mạnh sau đó. Nếu các ngân hàng không Mua và thị trường giảm xuống dưới vùng Cầu (Demand Zone) thì các vị thế Mua ban đầu của họ sẽ thua lỗ. Tất nhiên, điều này rất khó xảy ra vì các ngân hàng luôn có kế hoạch giao dịch trước.

Vấn đề chính đối với các vùng RBD và DBR là phải xác định xem khu vực đó được tạo ra bởi các ngân hàng đặt giao dịch hay bằng cách chốt lợi nhuận từ các vị thế của họ?

Kết luận

Bài viết đã phân loại Supply Demand dựa trên cấu trúc chúng hình thành trên thị trường gồm hai nhóm chính.

  • Nhóm thứ nhất được hình thành dựa trên quá trình di chuyển theo xu hướng của thị trường gọi là drop-base-drop (giảm-vùng cơ sở-giảm) và rally-base-rally (tăng-vùng cơ sở-tăng).
  • Nhóm thứ hai được hình thành khi xuất hiện xu hướng đảo chiều trên thị trường gọi là rally-base-drop (tăng-vùng cơ sở-giảm) và drop-base-rally (giảm-vùng cơ sở-tăng).

DBD và RBR chỉ có thể hình thành do các nhà giao dịch ngân hàng chốt lời thì các vùng RBD và DBR lại có thể được hình thành bởi các nhà giao dịch ngân hàng đặt giao dịch để tạo ra xu hướng đảo chiều hoặc bằng cách chốt lời từ các vị thế hiện có.

Nắm bắt được cách phân loại Supply Demand và hiểu rõ lý do tại sao các loại Supply hoặc Demand hình thành chính là chìa khóa để thực hiện giao dịch hiệu quả hơn. Chúc các bạn giao dịch thành công!

Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về cách đánh giá một vùng Cung cầu (Supply Demand) hiệu quả. Mời bạn đón xem những bài học Supply Demand tiếp theo của Tôi.

» Bài 4: Cách đánh giá vùng Cung Cầu (Supply Demand) hiệu quả?

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.


Bạn đang gặp vấn đề gì trong giao dịch? Hãy 'Vote' bên dưới để tôi có thể giúp đỡ bạn!

View Results

Loading ... Loading ...

Danh sách sàn giao dịch uy tín

Mời bạn đánh giá!
Sàn Exnesss

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay