Khái niệm Hỗ trợ Kháng cự (Support Resistance) là gì?
Một trong những điều đầu tiên bạn phải học khi là một nhà giao dịch Price Action là khái niệm về mức Hỗ trợ và Kháng cự
Một trong những điều đầu tiên bạn phải học khi là một nhà giao dịch Price Action là khái niệm về mức Hỗ trợ và Kháng cự.
Các mức Hỗ trợ và Kháng cự là các điểm trên thị trường nơi giá có xác suất đảo chiều cao. Biết được nơi các mức giá này hình thành và lý do tại sao chúng hình thành sẽ giúp bạn dự đoán khi nào giá có thể đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại.
Hỗ trợ và Kháng cự là gì?
Ở những tài liệu khác thường người ta nói đề cập đến mức Hỗ trợ Kháng cự hoặc đường Hỗ trợ Kháng cự.
Nhưng bản thân tôi nghĩ, chúng ta nên dùng khái niệm vùng Hỗ trợ Kháng cự là chính xác nhất. Vì vậy, tất cả những gì tôi muốn chia sẻ cho các bạn sau đây đều dùng thuật ngữ này.
Một trong những điều đầu tiên bạn phải học là khái niệm về vùng Hỗ trợ và Kháng cự. Các vùng Hỗ trợ và Kháng cự là các vị trí trên thị trường nơi giá có xác suất đảo chiều cao.
Biết được nơi các mức giá này hình thành và lý do tại sao chúng hình thành sẽ giúp bạn dự đoán khi nào giá có thể đảo chiều và di chuyển theo hướng ngược lại.
Chúng được vẽ trên biểu đồ bằng các vùng nằm ngang và được tìm thấy tại các thời điểm khi nhiều sự đảo chiều xảy ra ở cùng một mức giá tương đồng.
Mỗi mức giá này đều đã gây ra sự đảo chiều diễn ra trong quá khứ, điều này khẳng định rằng chúng hoàn toàn có thể là các mức Hỗ trợ và Kháng cự có khả năng gây ra thêm những sự đảo chiều trong tương lai.
Các mức Hỗ trợ được cho là Hỗ trợ thị trường và ngăn không cho nó di chuyển xuống thấp hơn, trong khi các mức Kháng cự được cho là ngăn thị trường di chuyển lên cao hơn, do đó khiến nó chống lại giá cao hơn.
Bởi vì các mức Hỗ trợ và Kháng cự khiến thị trường làm những việc khác nhau, điều đó có nghĩa là chúng luôn hình thành ở trên hoặc dưới giá thị trường hiện tại.
Hình ảnh bên dưới là một số mức Hỗ trợ và Kháng cự được hình thành trên một mô hình sóng.
Tổng cộng chúng có thể thấy có bốn vùng giá trên biểu đồ này gồm một vùng Hỗ trợ và ba vùng Kháng cự.
Mỗi vùng giá này đều đã gây ra sự đảo chiều diễn ra trong quá khứ, điều này khẳng định rằng chúng hoàn toàn có thể là các vùng Hỗ trợ và Kháng cự có khả năng gây ra thêm những sự đảo chiều trong tương lai.
- Các vùng Hỗ trợ được cho là Hỗ trợ thị trường và ngăn không cho nó di chuyển xuống thấp hơn.
- Các vùng Kháng cự được cho là ngăn thị trường di chuyển lên cao hơn, do đó khiến nó chống lại giá cao hơn.
Điều đó có nghĩa là các vùng Hỗ trợ và Kháng cự luôn hình thành ở trên hoặc dưới giá thị trường hiện tại.
- Các vùng Hỗ trợ luôn hình thành ở dưới giá thị trường hiện tại và là cơ hội để đảo chiều xu hướng giảm.
- Các vùng Kháng cự luôn hình thành ở trên giá thị trường hiện tại và là cơ hội tốt tạo ra sự đảo chiều xu hướng tăng.
Nguyên nhân Hỗ trợ Kháng cự hình thành?
Hầu hết các Trader tin rằng lý do vùng Hỗ trợ và Kháng cự hình thành là do các nhà giao dịch liên tục đặt các giao dịch để ngăn chặn thị trường vượt qua một vùng giá nào đó mà họ quan tâm. Lý do tại sao họ không muốn thị trường vượt qua vùng giá này không bao giờ được biết.
Một số giải thích được nhiều nhà giao dịch tin tưởng là đúng đó là:
- Các nhà giao dịch tham gia vào thị trường để ngăn chặn giá bị phá vỡ?
- Các nhà giao dịch tham gia bắt đáy hoặc bắt đỉnh đảo chiều xu hướng?
- Các nhà giao dịch có hoạt động dừng lỗ hoặc chốt lời ở các vùng giá này?
- Các nhà giao dịch có xu hướng tham gia dừng lỗ hoặc chốt lời (vì cả nhà giao dịch ngân hàng và nhà giao dịch cá nhân đều yêu cầu có lệnh trên thị trường)?
- Giá tăng lên hoặc giảm xuống có thể bắt nguồn từ một vùng giá khác?
Chú ý: Tuy nhiên, thị trường không phải lúc nào cũng sẽ chạm vào chính xác vùng giá mà nhà giao dịch quan tâm rồi đảo chiều.
Nếu nó đã đảo chiều nhiều lần trước đó, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch thường phải sử dụng các vùng giá này để làm nơi đặt điểm dừng lỗ hoặc chốt lời.
Nếu thị trường tiến gần đến các vùng giá này trong tương lai, rất có thể các nhà giao sẽ đặt lệnh của họ một lần nữa, điều đó có nghĩa là các ngân hàng sẽ khiến thị trường biến động để họ có thể đặt giao dịch của riêng mình hoặc chốt lời bất kỳ giao dịch hiện có mà họ đã mở.
Khi họ hoàn thành một trong những hành động này, thị trường sẽ đảo chiều và bắt đầu di chuyển ra khỏi vùng Hỗ trợ hoặc Kháng cự.
Hình ảnh dưới là một số mức Hỗ trợ và Kháng cự được đánh dấu trên biểu đồ D1 BTC/USDT.
Khi thị trường trở lại một trong những mức giá tròn trên biểu đồ, bạn sẽ mong đợi nó đảo chiều, vì thực tế là nó đã đảo chiều nhiều lần tại các mức giá này trong quá khứ.
Nếu nó đã đảo chiều nhiều lần trước đó, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch thường phải sử dụng các số tròn tại các mức giá này để làm nơi đặt điểm dừng lỗ hoặc chốt lời.
Nếu thị trường tiến gần đến các mức giá này trong tương lai, rất có thể các nhà giao sẽ đặt lệnh của họ ở số tròn một lần nữa, điều đó có nghĩa là các ngân hàng sẽ khiến thị trường biến động để họ có thể đặt giao dịch của riêng mình hoặc chốt lời bất kỳ giao dịch hiện có mà họ đã mở.
Khi họ hoàn thành một trong những hành động này, thị trường sẽ đảo chiều và bắt đầu di chuyển ra khỏi mức Hỗ trợ hoặc Kháng cự.
Kết luận
Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ các khái niệm về các mức hỗ trợ và kháng cự. Mặc dù vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về chúng nhưng những gì đã thảo luận trong bài viết hôm nay đã cung cấp cho bạn đủ thông tin để khiến bạn quan tâm đến việc sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật trên biểu đồ giá.
Trên đây là một vài nội dung khái quát về khái niệm hỗ trợ và kháng cự. Mời các bạn xem tiếp bài 2 để có thể hiểu các để kẻ vùng hỗ trợ và kháng cự một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.