Tìm điểm Vào Lệnh tại vùng Cung Cầu (Supply Demand) tối ưu?
Bỏ lỡ các giao dịch kết hợp Cung Cầu với điểm vào lệnh tối ưu là điều mà tất cả chúng ta đều nuối tiếc
Một vấn đề phổ biến mà rất nhiều các nhà giao dịch thường xuyên gặp phải khi giao dịch tại vùng Cung và Cầu là bỏ lỡ điểm vào lệnh tối ưu.
Thông thường, các nhà giao dịch sẽ xác định sẵn một vùng giá Cung Cầu và theo dõi thị trường để chờ đợi vào lệnh bằng cách sử dụng một lệnh chờ hoặc mong đợi một tín hiệu Price Action xuất hiện. Nếu thị trường đi vào vùng Cung Cầu mà bạn không nhìn thấy tín hiệu cần thiết hoặc giá không khớp lệnh chờ, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội giao dịch mặc dù thị trường đi đúng theo hướng mà bạn dự đoán ban đầu. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy rất bực bội vì bỏ lỡ một cơ hội giao dịch tốt.
» Bài 7: Dấu hiệu nhận biết vùng Cung Cầu bị phá vỡ
Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng quá, vẫn có cơ hội khác khi giá còn quanh quẩn ở vùng Cung cầu. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách tìm điểm vào lệnh tối ưu sau khi đã bỏ lỡ cơ hội giao dịch lần đầu khi giá quay trở lại vùng Cung Cầu.
1. Loại vùng Cung hoặc Cầu nào tạo ra khi thị trường quay trở lại với chúng?
Trước khi tìm hiểu hai phương pháp có thể sử dụng để có cơ hội thứ hai tham gia vào giao dịch tại vùng Cung hoặc Cầu khi đã bị bỏ lỡ lần đầu. Bạn cần phải hiểu loại vùng Cung hoặc Cầu nào tạo ra khi thị trường quay trở lại với chúng? Khi thị trường quay trở lại vùng Cung Cầu, nó sẽ thực hiện một trong hai điều có thể xảy ra sau:
Thứ nhất: Thị trường thoát khỏi vùng Cung Cầu nhanh chóng chỉ với một cây nến lớn.
Thứ hai: Thị trường vẫn thoát khỏi vùng Cung Cầu nhưng sau đó lại quay lại và đi ngang (Sideway) một thời gian trước khi thoát hẳn khỏi vùng Cung Cầu.
Nếu rơi vào trường hợp thứ nhất, thị trường chạm vào vùng Cung hoặc Cầu và nhanh chóng thoát ra khỏi đó thì thật không may, bạn hoàn toàn không có cơ hội thứ hai để vào giao dịch. Tuy nhiên, nếu rơi vào trường hợp thứ hai thì bạn hoàn toàn có thể có được cơ hội khác.
2. Tận dụng bẫy của cá mập khi đã bỏ lỡ điểm vào lệnh tối ưu
Phương pháp đầu tiên dựa trên việc khai thác một cái bẫy mà các nhà giao dịch của các tổ chức lớn sử dụng để thêm các lệnh Mua hoặc Bán bổ sung khi thị trường chạm vào vùng Cung và Cầu.
Bạn có thể nhận thấy trên một số vùng Cung và Cầu khi thị trường lần đầu tiên chạm vào vùng đó, nó sẽ không thực hiện được một bước đi lớn ra khỏi vùng giá này. Bạn sẽ thấy đã có một phản ứng nhỏ khi giá chạm vào vùng Cung Cầu, thường ở dạng nến có đuôi hoặc di chuyển nhỏ ra khỏi vùng Cung Cầu. Chúng ta sẽ tận dụng điều này để tìm điểm vào giao dịch thứ hai sau khi đã bỏ lỡ lần đầu.
3. Cơ hội vào lệnh thứ hai tại vùng Cung (Supply Zone)
Biều đồ 1: Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian ngày (D1) về một vùng Cung (Supply Zone).
Nhìn vào cách thị trường phản ứng khi lần đầu tiên chạm vào vùng Cung (Supply Zone), chú ý các đuôi nhỏ trên đỉnh của nến. Những cái đuôi này chứa chìa khóa để xem liệu có cơ hội nào khác để tham gia giao dịch trước khi thị trường giảm xuống không?
Bây giờ bạn cần chuyển sang khung thời gian thấp hơn để xem chi tiết hơn về cấu trúc giá.
Biểu đồ 2: Biểu đồ USDCAD trên khung thời gian giờ (H4) tại vùng Cung (Supply Zone) trên khung ngày (D1).
Khi bạn đã chuyển sang khung thời gian thấp hơn (H4), bạn sẽ cần phải xem liệu có vùng Cung nào khác được tạo ra bởi phản ứng của giá đối với vùng Cung mà bạn đã bỏ lỡ ban đầu hay không?
Trong ví dụ trên, một vùng Cung mới đã được tạo, vùng này được hình thành trên cây nến thứ tư sau khi thị trường chạm vào vùng Cung ban đầu. Trên biểu đồ khung ngày (D1), tất cả những gì bạn có thể thấy là đuôi nến nhưng ở khung thời gian thấp (H4) hơn bạn có thể thấy vùng Cung mới. Vùng Cung này chính là cơ hội thứ hai của bạn để tham gia vào thị trường. Bạn hoàn toàn tương tự tìm những vùng Cung mới tiếp theo để tham gia vào thị trường khi đã bỏ lỡ cơ hội trước đó.
4. Cơ hội vào lệnh thứ hai tại vùng Cầu (Demand Zone)
Chúng ta đã thấy được làm thế nào để tìm được điểm vào giao dịch thứ hai tại vùng Cung sau khi bỏ lỡ cơ hội lần đầu, vậy đối với vùng Cầu thì sẽ như thế nào?
Biểu đồ 1: Biểu đồ AUDCAD trên khung thời gian ngày (D1) về một vùng Cầu (Demand Zone).
Chúng ta có thể thấy khi thị trường lần đầu tiên chạm vùng Cầu (Demand Zone), nó sẽ tăng lên một chút. Hãy tận dụng điều này để có được cơ hội vào lệnh thứ hai.
Biểu đồ 2: Biểu đồ AUDCAD trên khung thời gian giờ (H4) về các vùng Cầu (Demand Zone).
Bạn sẽ có thể thấy cầu rõ ràng hơn nếu sử dụng các khung thời gian thấp hơn (H4). Tương tự xuất hiện những vùng Cầu mới (Demand Zone B), vùng Cầu mới này chính là cơ hội thứ hai để bạn có thể tham gia vào thị trường sau khi đã bỏ lỡ lần đầu.
Chú ý: Cách giao dịch tại vùng Cung hoặc Cầu mới cũng giống như cách bạn giao dịch với bất kỳ vùng Cung hoặc Cầu nào khác. Cơ hội vào lệnh thứ hai cũng được thực hiện bằng cách sử dụng các lệnh chờ hoặc chờ đợi các tín hiệu Price Action xuất hiện và điểm dừng lỗ đặt ở dưới vùng giá này.
5. Chờ đợi nến bao trùm tăng xuất hiện tại vùng Cầu (Supply Zone)
Phương pháp tiếp theo dựa trên một điều gì đó xảy ra khá thường xuyên khi thị trường thoát ra khỏi vùng Cung hoặc Cầu.
Thông thường khi giá chạm tới các vùng cung và cầu, thị trường sẽ di chuyển ra khỏi nó dưới dạng một cây nến nhấn chìm lớn, những ngọn nến nhấn chìm này có thể được sử dụng để có cơ hội thứ hai để tham gia vào thị trường khi chúng có xu hướng tạo ra vùng Cung hoặc Cầu của riêng mình.
Biểu đồ 1: Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1) về vùng Cầu (Demand Zone).
Bạn đã bỏ lỡ điểm vào lệnh tối ưu tại vùng Cầu vì thị trường đã thoát khỏi vùng giá này rất nhanh sau khi giá chạm vào vùng Cầu. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá nuối tiếc cơ hội này. Hãy quan sát tiếp thị trường và chú ý đến cây nến bao trùm tăng tiếp theo hình thành sau khi thị trường thoát khỏi vùng Cầu và chính cây nến bao trùm tăng này cũng đã tạo ra một vùng Cầu mới.
Biểu đồ 2: Biểu đồ AUDUSD trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cầu mới.
Hình ảnh trên đã đánh dấu vùng Cầu mới (Demand Zone) được tạo ra bởi cây nến bao trùm tăng khi thị trường rời khỏi vùng Cầu cũ ở vị trí thấp hơn. Đây chính là tín hiệu để bạn tham gia vào thị trường sau khi đã bỏ lỡ cơ hội ban đầu.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tìm các vùng Cầu mới tạo ra tiếp theo để có thêm các cơ hội khác để tham gia vào thị trường sau khi đã bỏ lỡ những cơ hội trước đó.
Tuy nhiên, cơ hội vào lệnh lúc nào cũng sẽ có, nhưng bạn cần phải tìm cách để vào lệnh theo thị trường sớm nhất, càng vào sau xác suất thua lỗ của bạn càng cao.
6. Nến nhấn chìm giảm xuất hiện tại vùng Cung (Supply Zone)
Biểu đồ 1: Biểu đồ USDJPY trên khung thời gian ngày (D1) có vùng Cung (Supply Zone)
Hãy cùng quan sát vùng Cung (Supply Zone) được tạo ra bởi một cây nến nhấn chìm giảm trong hình ảnh bên trên. Nếu bạn không thể có được điểm vào lệnh tại vùng Cung này thì nến nhấn chìm giảm tiếp theo chính là cơ hội thứ hai bạn có để tham gia vào thị trường với giao dịch Bán.
Bạn đã thấy được nến nhấn chìm giảm mới tạo ra vùng Cung (Supply Zone) của riêng nó. Cây nến tăng tiếp theo quay trở lại vùng cung chính là cơ hội thứ hai của bạn. Hãy đặt lệnh chờ bán ở vùng giá này và chờ khớp lệnh, sau đó bạn sẽ có một giao dịch tốt trong tay.
7. Các quy tắc cần tuân thủ khi sử dụng phương pháp này
Quy tắc thứ nhất: Không sử dụng các khung thời gian thấp hơn để tìm vùng Cung hoặc cầu được tạo ra bởi nến nhấn chìm giảm hoặc nến bao trùm tăng. Nếu bạn làm như vậy thì khả năng bạn có được giao dịch vào thị trường là rất thấp vì hầu hết thời gian thị trường sẽ chỉ cố gắng để tiếp cận với rìa ngoài của vùng Cung hoặc Cầu trước khi di chuyển ra khỏi nó.
Quy tắc thứ hai: Sử dụng các lệnh chờ được đặt ở rìa của vùng Cung hoặc Cầu để bạn tham gia giao dịch.
Bạn có thể thử sử dụng tín hiệu Price Action để tham gia vào giao dịch nhưng khả năng thành công với nó là không cao vì thị trường không dành một khoảng thời gian đủ dài trong vùng Cung hoặc Cầu để hình thành một nến đuôi dài (Pin Bar) hoặc nến nhấn chìm (Engulfing Candle) nên các lệnh chờ sẽ được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này.
Nhìn chung, phương pháp thứ hai được sử dụng thường xuyên hơn phương pháp thứ nhất. Tất cả những gì bạn cần làm nếu đã bỏ lỡ điểm vào tối ưu tại vùng Cung hoặc Cầu là chờ xem thị trường có rời khỏi vùng đó bằng nến nhấn chìm giảm hoặc nến bao trùm tăng hay không, nếu có thì bạn chỉ cần đánh dấu vùng Cung hoặc Cầu mới đã tạo ra và đặt lệnh chờ Mua hoặc Bán ở rìa của vùng giá này.
Bỏ lỡ các giao dịch với điểm vào lệnh tối ưu là điều mà tất cả chúng ta đều nuối tiếc, hy vọng với hai phương pháp được thảo luận trong bài viết này, bạn sẽ có thể tăng số lượng giao dịch thành công của mình lên và kiếm được nhiều tiền hơn.
Bài tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về phương pháp giao dịch tại các mức hỗ trợ kháng cự xuất hiện ở vùng Cung cầu (Supply Demand). Mời bạn đón xem những bài học Supply Demand tiếp theo của Tôi.
- » Bài 9: Phương pháp giao dịch Cung Cầu kết hợp Hỗ trợ Kháng cự
Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.
Trong bài viết trên (Hướng dẫn tìm điểm vào lệnh tối ưu tại vùng cung cầu (Supply Demand) – Phần 1 (Bài 9)), có đoạn viết: “Trong ví dụ trên, một vùng cung mới đã được tạo, vùng này được hình thành trên cây nến thứ hai sau khi thị trường chạm vào vùng cung ban đầu”. Cây nến thứ hai là cây nào nhờ bạn đánh dấu lên biểu đồ để dễ nhận biết và dễ hiểu hơn. Giống như bài viết Phần 2 – Bài 10 có đánh dấu nên rất dễ hiểu.
Thanks.