Tổng hợp những phương pháp vẽ Trendline mới nhất
Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả những phương pháp vẽ Trendline cũng như cách thức giao dịch với Trendline hiệu quả nhất?

Trong quá trình giao dịch thực tế đã tổng hợp được một số phương pháp vẽ đường xu hướng (trendline) đơn giản nhưng rất hiệu quả và chính xác. Tôi đã dành thời gian đọc rất nhiều sách và tài liệu phân tích kỹ thuật trên thị trường tài chính Forex, Vàng, Chứng khoán và Tiền điện tử.
Công cụ vẽ Trendline thật sự rất quan trọng với bất cứ nhà giao dịch (trader) nào, nó có thể được xem là cốt lõi trong việc xác định Xu hướng của thị trường. Bằng phương pháp vẽ Trendline có thể giúp chúng ta xác định được xu hướng trong tương lai, xu hướng còn tiếp diễn, xu hướng đang đi ngang (sideway) hay xu hướng đã phá vỡ (breakout) đảo chiều. Từ đó giúp chúng ta đưa ra những quyết định có nên tham gia thị trường một cách chính xác hơn.
Các phương pháp vẽ đường xu hướng Trendline
Phương pháp dựa trên ý tưởng về sự chuyển động của giá xoay quanh vị trí đỉnh đáy được tạo thành trước đó. Chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ nến Nhật để thực hiện các phương pháp vẽ Trendline như sau:
- Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng lên
- Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng lên
- Đáy với Đỉnh hướng lên
- Đỉnh với Đáy hướng lên
- Đỉnh với Đáy hướng xuống
- Đáy với Đỉnh hướng xuống
- Đi qua nhiều Đỉnh và Đáy
- Là đường trung tuyến (Median Line)
- Và các phương pháp khác: Kênh xu hướng, sóng Elliott, sóng Swing, …
1. Biểu đồ nến Nhật và Đỉnh Đáy
Quan sát trên biểu đồ nến Nhật chúng ta dễ dàng quan sát được các vị trí giá đảo chiều xu hướng. Từ những vị trí này, chúng ta xác định các Đỉnh và Đáy trên biểu đồ.

Từ việc xác định được các Đỉnh và Đáy chúng ta dùng những phương pháp vẽ đường xu hướng (trendline) dưới đây để có thể xác định được xu hướng thị trường. Ngoài nến Nhật chúng ta cũng có thể vẽ Trendline trên các dạng biểu đồ khác như: biểu đồ thanh, biểu đồ đường, biểu đồ nến Heiken Ashi.

Trong giới hạn của các bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn vẽ chủ yếu trên biểu đồ nến Nhật thông thường. Do tính chất không khác biệt nhiều nên bạn có thể áp dụng các phương pháp vẽ Trendline tương tự như trên các dạng biểu đồ khác.
2. Phương pháp vẽ Trenline Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng lên
Để vẽ được đường xu hướng chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là:
• Đỉnh sau cao hơn Đỉnh trước

• Đáy sau cao hơn Đáy trước


Trong biểu đồ Vàng (Khung D1), khi đó chúng ta tiến hành kẻ các đường đi qua các Đáy với nhau và đi qua các Đỉnh với nhau.
- Đường xu hướng được kẻ từ Đỉnh (A) đến Đỉnh (B)
- Đường xu hướng được kẻ từ Đáy (C) đến Đáy (D)
Đây là phương pháp vẽ đường xu hướng tăng trên các biểu đồ giao dịch mà các nhà giao dịch thường xuyên sử dụng.
»Tổng hợp những phương pháp vẽ Trendline chính xác nhất (Phần 1)
Tương tự ở một ví dụ khác đối với cặp Bitcoin/ Tetherus (BTCUSDT, D1), ta có thể vẽ đường xu hướng như sau:

3. Phương pháp vẽ Trendline Đỉnh với Đỉnh, Đáy với Đáy hướng xuống
Để vẽ được đường xu hướng chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là:
- Đỉnh sau thấp hơn Đỉnh trước

- Đáy sau thấp hơn Đáy trước


Khi đó chúng ta tiến hành kẻ các đường đi qua các Đáy với nhau và đi qua các Đỉnh với nhau.
- Đường xu hướng được kẻ từ Đỉnh (E) đến Đỉnh (F)
- Đường xu hướng được kẻ từ Đáy (G) đến Đáy (H)

4. Phương pháp vẽ Trendline Đáy với Đỉnh hướng lên

Để vẽ được đường xu hướng Đáy với Đỉnh hướng lên chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức thấp hơn Đỉnh.

Khi đó ta tiến hành kẻ đường xu hướng (hướng lên) từ Đáy (I) đến Đỉnh (K). Đây là phương pháp vẽ đường xu hướng trên các biểu đồ giao dịch khá phổ biến.
»Tổng hợp những phương pháp vẽ Trendline chính xác nhất (Phần 3)

5. Phương pháp vẽ Trendline Đỉnh với Đáy hướng lên

Để vẽ được đường xu hướng Đỉnh với Đáy hướng lên chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức cao hơn Đỉnh.

Khi đó ta tiến hành kẻ đường xu hường từ Đỉnh (L) đến Đáy (M).
Tương tự chúng ta cũng dễ dàng xác định và vẽ đường xu hướng Trenline trong trường hợp GBPUSD dưới đây:

Khi giá phá xuống đường xu hướng này thì dấu hiệu đảo chiều xu hướng có thể xảy ra. Ví dụ trong trường hợp dưới đây, giá đã phá qua đường Trendline. Xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

6. Phương pháp vẽ Trendline Đỉnh với Đáy hướng xuống

Để vẽ được đường xu hướng Đỉnh với Đáy hướng xuống chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức thấp hơn Đỉnh.

Khi đó ta tiến hành kẻ đường xu hướng từ Đỉnh (U) đến Đáy (V). Đây là một trong những phương pháp vẽ đường xu hướng (hướng xuống) trên các biểu đồ giao dịch hiện nay.
»Tổng hợp những phương pháp vẽ Trendline chính xác nhất (Phần 4)

7. Phương pháp vẽ Trendline Đáy với Đỉnh hướng xuống

Để vẽ được đường xu hướng Đáy với Đỉnh hướng xuống chúng ta cần xác định được các Đáy và các Đỉnh trên biểu đồ. Đặc điểm của các Đáy và các Đỉnh này là: Đáy phải ở mức cao hơn Đỉnh.

Khi đó ta tiến hành kẻ đường xu hướng từ Đáy (W) đến Đỉnh (J). Đây là một trong những phương pháp vẽ đường xu hướng (hướng xuống) trên các biểu đồ giao dịch hiện nay.

Chú ý: Ngoài vẽ đường xu hướng hướng lên hoặc hướng xuống chúng ta cũng có thể vẽ đường đi ngang, đồng thời cũng có thể kéo dài đường xu hướng…

Các bạn quan sát hình bên dưới, trên biểu đồ giao dịch, ở mỗi giai đoạn chúng ta đều có thể vẽ các đường xu hướng khác nhau.

8. Phương pháp vẽ Trendline đi qua nhiều Đỉnh và Đáy khác nhau
Dạng đường xu hướng Trendline này được kẻ qua ít nhất là 2 vị trí Đỉnh hoặc Đáy. Khi vẽ không nhất thiết phải kẻ chính xác qua điểm cao hoặc thấp nhất của mỗi Đỉnh hoặc Đáy mà chỉ cần được kẻ gần sát, làm sao cho tiếp xúc được các Đỉnh, Đáy nhiều nhất có thể.

Đường xu hướng được kẻ qua càng nhiều vị trí Đỉnh, Đáy thì việc xác định các vùng kháng cự hỗ trợ càng tin cậy bấy nhiêu.

Trong hình trên, đường xu hướng được kẻ qua 5 vị trí Đỉnh, Đáy khác nhau. Vì vậy, có độ tin cậy cao hơn so với các đường xu hướng được kẻ qua 2 vị trí Đỉnh, Đáy.

Tương tự, hình trên đường xu hướng được kẻ cũng qua 6 vị trí Đỉnh, Đáy khác nhau. Đương nhiên độ tin cậy cao hơn so với các đường xu hướng được kẻ qua 2 vị trí Đỉnh, Đáy.

9. Phương pháp vẽ Trendline là đường Trung Tuyến (Median Line)
Phương pháp vẽ trendline thông qua đường trung tuyến là một trong những phương pháp mà tôi tâm đắc nhất. Được tôi sử dụng nhiều nhất khi phân tích thị trường. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.
Thuyết đường trung tuyến
Đường trung tuyến được dựa trên các định luật của vật lý. Các nguyên lý của vật lý học có thể áp dụng vào thị trường tài chính. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy nguyên tắc vật lý mà đường trung tuyến được áp dụng dựa trên nó như thế nào.

Các nguyên tắc trên đều dựa trên chu kỳ tự nhiên quay trở về trung tâm của chúng và trong mỗi hành động luôn tồn tại sự phản ứng ngược lại hành động đó.
Tại hình đầu tiên (bên trái) chúng ta thấy đỉnh và đáy của biều đồ của mô hình sóng sine chưa được hoàn chỉnh. Trong mô hình này, A là điểm bắt đầu của đường trung tuyến được kẻ qua trung điểm của đoạn BC. Tại hình bên phải, sóng sine đã di chuyển tiệm cận đến đường trung tuyến tại điểm X. Tại điểm X thì sóng sine đã hoàn thành chu kỳ của nó, giá luôn có xu hướng quay trở lại đường trung tuyến 80% thời gian.
Đường xu hướng hữu dụng nhất được biết đến đó là đường trung tuyến (median line). Đường trung tuyến là những điều thực sự quan trọng đối với các trader.
Cách vẽ đường trung tuyến trong biểu đồ giao dịch thực tế

Trong biểu trên thể hiện đường trung tuyến xu hướng giảm. Cần 3 vị trí khác nhau để có thể kẻ đường trung tuyến, 2 trong số các điểm phải là Đỉnh và Đáy của một vùng giá sóng.
Trung điểm của khoảng giá sóng này phải được tính toán đơn giản bằng phép toán cộng trừ nhân chia. Cộng 2 điểm cao nhất thấp nhất chia cho 2 ta sẽ có kết quả. Trên biểu đồ trên trung điểm của B và C được xác định để kẻ đường trung tuyến.

Tiếp theo, điểm thứ 3 được xác định trước khi xảy ra khoảng giá sóng (khoảng BC), được coi là điểm bắt đầu của đường trung tuyến. Trên biểu đồ trên điểm (A) được tính là điểm bắt đầu của đường trung tuyến được kẻ bằng cách nối từ điểm (A) qua trung điểm khoảng giá sóng BC.

Lưu ý: Đường kẻ nối Đỉnh (B) và Đáy (C) không dùng để yêu cầu vẽ đường trung tuyến mà dùng để giúp chúng ta có thể thấy được một cách dễ dàng để vẽ đường trung tuyến.

Biểu đồ trên chúng ta dễ dàng nhìn thấy, rất nhiều các đường trung tuyến đóng vai trò là các vùng hỗ trợ kháng cự rất tốt. Chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào việc vẽ các đường trung tuyến để có thể dự đoán được xu hướng thị trường trong tương lai.
10. Phương pháp vẽ Trendline theo mô hình giá Swing mở rộng
Mô hình giá Swing mở rộng là mô hình quan trọng mà các trader cũng cần quan tâm. Mô hình được mô tả như sau:

Mô hình này xảy ra khi một loạt các vùng giá swing tăng liên tục. Trong biểu đồ trên có thể nhận ra rằng vùng giá swing từ B đến C lơn hơn vùng giá swing từ A đến B, CD > BC, DF > CD và cuối cùng là GH > FG. Mô hình này hoàn chỉnh trên thị trường thì nó trở nên không ổn định và sớm bị đổ vỡ đảo chiều xuống.
»Tổng hợp những phương pháp vẽ Trendline chính xác nhất (Phần 6)

- Biểu đồ USDCAD, D1 ở trên là một ví dụ về mô hình Swing mở rộng. Đây là dạng mô hình đỉnh cao và thường xảy ra khi thị trương ngày càng biến động hơn bình thường. Loại mô hình này báo hiệu rằng thị trường đang không ổn định và xu hướng phá xuống đang được hình thành.
11. Phương pháp vẽ Trendline theo Kênh xu hướng
Đường xu hướng trượt hay còn gọi là kênh xu hướng là một phương pháp đặc biệt trong những phương pháp vẽ đường xu hướng bởi vì nó không phải được vẽ qua các vị trí Đỉnh và Đáy. Kênh xu hướng được bắt đầu bằng một đường xu hướng đa điểm hoặc đường trung tâm hay là một đường xu hướng đơn giản.

Sau đó nhân đôi đường này lên và cho nó song song với đường ban đầu, đường nhân đôi đó được gọi là đường xu hướng trượt, gộp với đường xu hướng trước ta có kênh xu hướng.

Trong biểu đồ trên ta thấy đường kẻ nét đậm là đường xu hướng đa điểm. Đường thứ 2 là đường nhân đôi lên từ đường xu hướng trước và tạo thành đường xu hướng trượt đồng thời hình thành kênh xu hướng xuống. Đường xu hướng trượt này được tạo thành ranh giới của đáy các điểm sóng. Khi nào giá còn chạy trong kênh xu hướng thì giá vẫn tiếp tục có xu hướng giảm.
»Phương pháp giao dịch với đường xu hướng Trendline (Phần 7)
Ngược lại trong ví dụ biểu đồ Bitcoin dưới đây. Khi nào giá còn chạy trong kênh xu hướng thì giá vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Nhưng khi giá phá qua đường xu hướng dưới thì xu hướng sẽ đảo chiều từ tăng sang giảm.

12. Phương pháp vẽ Trendline theo Mô hình sóng Elliott
Phương pháp giao dịch theo mô hình sóng Elliot hiện nay cực kỳ phổ biến. Sử dụng đường xu hướng để cố gắng đạt được những ưu điểm của sóng Elliot.
Trong bài viết này không dành nhiều thời gian để đề cập sâu hơn về Elliot. Bạn có thể tham khảo chuỗi bài viết chuyên sâu về sóng Elliott của tôi thông qua Kiến thức sóng Elliott tại đây!
Lý thuyết sóng Elliot chỉ ra rằng thị trường chuyển động theo 5 dạng sóng gọi là sóng 1, 2, 3, 4, 5.

Ta có thể nhìn thấy trong một xu hướng tăng về sóng Elliot ở biểu đồ trên. Sau sóng 5 giá phá vỡ đường xu hướng tăng đi xuống. Xu hướng tăng đã bị phá vỡ.

Phương pháp giao dịch với Trendline
1. Đường xu hướng tăng – Uptrend
Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại một số tính chất của đường xu hướng tăng:
- Một xu hướng tăng được thiết lập bởi các đỉnh cao hơn và đáy cao hơn.
- Một xu hướng tăng dễ nhận thấy trên biểu đồ nến qua một đường hỗ trợ.
- Đường xu hướng tăng được thể hiện trên biểu đồ bằng cách nối một đáy với đáy kế tiếp.

Vùng hỗ trợ ở đường xu hướng tăng có thể là vùng giá Mua hoặc Bán phụ thuộc vào mẫu hình nến tại đây.
Mô hình nến tại đây tăng, giá bật lên, xem xét Mua vào?


Xuất hiện mẫu hình nến giảm phá vỡ xu hướng, xem xét Bán xuống?

Trong biểu đồ USDJPY dưới đây, xuất hiện một cây nến Nhấn chìm giảm mạnh, phá vỡ đường Trendline tăng. Xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm. Chúng ta chỉ việc canh tìm điểm Bán phù hợp.

2. Đường xu hướng giảm – Downtrend
Tương tự, tính chất của đường xu hướng giảm:
- Đường xu hướng giảm được thiết lập bởi các đỉnh thấp hơn và các đáy thấp hơn.
- Một xu hướng giảm dễ nhận thấy trên biểu đồ qua một đường kháng cự.
- Đường xu hướng giảm được thể hiện trên biểu đồ bằng cách nối một đỉnh với đỉnh kế tiếp.

Vùng kháng cự ở đường xu hướng giảm có thể là vùng Mua hoặc Bán phụ thuộc vào những mẫu hình nến tại đây.
Mô hình nến tại đây giảm, giá bị đẩy xuống, xem xét Bán ra?

Trong biểu đồ Vàng dưới đây, sau khi vẽ được đường trendline giảm, khi mô hình nến đảo chiều giảm xuất hiện: nhấn chìm giảm, 3 con quạ, 3 nến đảo chiều giảm, … chúng ta có thể mạnh dạn đặt lệnh Bán.

Xuất hiện mẫu hình nến tăng phá vỡ đường xu hướng xu hướng, xem xét Mua lên?

Chúng ta cùng xem biểu đồ giao dịch Vàng dưới đây, đường Trendline xu hướng giảm đã bị phá vỡ bởi một cây nến Bao trùm tăng. Từ đó, xu hướng đã đảo chiều từ giảm sang tăng. Ở đây, chúng ta sẽ tìm kiếm điểm Mua phù hợp.

Tổng kết
Chúng ta đã biết được rất nhiều các phương pháp để vẽ các đường xu hướng. Việc vẽ chính xác các đường xu hướng giúp các nhà giao dịch có thể dự đoán được xu hướng của thị trường sớm nhất. Đồng thời cũng hỗ trợ cho chúng ta đưa ra những quyết định tham gia vào thị trường nhanh chóng và hiệu quả.
Đây là một trong những bài học rất quan trọng, dù bạn theo phương pháp gì? Học trường phái nào? Sử dụng công cụ chỉ báo nào? Thì việc vẽ các đường xu hướng và phương pháp giao dịch trong phân tích biểu đồ là việc bắt buộc bạn phải biết.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.
Chúc bạn thành công!
Loading ...