Cách xác định Kháng cự chính xác
Cách tìm và xác định vùng Kháng cự chi tiết và chính xác trên biểu đồ giá
Việc xác định các vùng Kháng cự được thực hiện theo cách tương tự như các vùng Hỗ trợ mà chúng ta thực hiện ở phần trước ở trên.
Trước tiên, chúng ta đánh dấu các điểm đảo chiều giảm và vẽ các vùng đi qua các điểm này như một cách để xác định xem có bao nhiêu vùng Kháng cự thực sự tồn tại trên thị trường.
Sự khác biệt chính giữa việc xác định các vùng Kháng cự là các vùng Kháng cự đi qua các vùng đảo chiều giảm ở trên mức giá thị trường hiện tại.
1. Cách xác định Kháng cự (vùng đảo chiều giảm) tổng quát
Tìm ra vị trí các vùng Kháng cự trên thị trường rất đơn giản:
- Chúng ta đánh dấu các điểm của tất cả các lần đảo chiều gần đây trên giá thị trường hiện tại.
- Đánh dấu những điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các vùng kháng tiềm năng nằm ở đâu?
- Nhìn vào các điểm đảo chiều đã hình thành, chúng ta có thể thấy rằng một số điểm được hình thành từ một mức giá gần với mức giá mà sự đảo chiều trước đó đã diễn ra trong quá khứ.
- Các mức giá tương tự nhau trên giá thị trường hiện tại đồng nghĩa với sự tồn tại của các vùng Kháng cự.
- Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là vẽ các vùng thông qua các điểm đảo chiều tại các mức giá tương tự nhau.
- Trên biểu đồ chúng ta cũng thấy được, vùng Hỗ trợ cũ có thể là vùng Kháng cự mới.
Ngoài ra các yếu tố kết hợp như Đường xu hướng, Kênh xu hướng, các công cụ chỉ báo khác như Fibonacci, Ichimoku, Đường trung bình động MA …cũng có thể dùng để xác định vùng Kháng cự.
Tìm ra vị trí các vùng Kháng cự trên thị trường rất đơn giản, tất cả những gì bạn cần làm là đánh dấu các điểm của tất cả các lần đảo chiều gần đây trên giá thị trường hiện tại. Đánh dấu những điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra các vùng Kháng cự tiềm năng nằm ở đâu, bởi vì bạn sẽ có thể thấy nơi các sự đảo chiều đã diễn ra với các mức giá tương tự nhau.
Ví dụ 1: Hình dưới là 6 lần đảo chiều diễn ra trên biểu đồ D1, GBP / USD.
Hình ảnh bên dưới vẽ ra vùng Kháng cự và đã đánh dấu tất cả các lần đảo chiều gần đây ở trên giá thị trường hiện tại trên biểu đồ D1, GBP / USD.
Nhìn vào các điểm đảo chiều đã hình thành, bạn có thể thấy rằng một số điểm được hình thành từ một mức giá gần với mức giá mà sự đảo chiều trước đó đã diễn ra trong quá khứ. Chúng ta biết rằng nhiều sự đảo chiều giảm bắt đầu từ các mức giá tương tự nhau trên giá thị trường hiện tại đồng nghĩa với sự tồn tại của các vùng Kháng cự.
Do đó, nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là vẽ các vùng thông qua các điểm đảo chiều tại các mức giá tương tự nhau để trả lời được câu hỏi có bao nhiêu vùng Kháng cự có thể vẽ ra được từ các tín hiệu đảo chiều này.
2. Hướng dẫn cách vẽ Kháng cự theo mức giá tròn
Vẽ các vùng Kháng cự về cơ bản giống như vẽ các vùng Hỗ trợ, điểm khác biệt duy nhất giữa hai loại này là thay vì vẽ các vùng Hỗ trợ tại số tròn gần các điểm đảo chiều ở dưới giá thị trường hiện tại, thì chúng ta vẽ các vùng Kháng cự tại số tròn được tìm thấy gần nhất với điểm đảo chiều ở trên giá thị trường hiện tại.
Hình ảnh dưới gồm 3 vùng Kháng cự trên biểu đồ D1 BTC / USDT.
Trong hình trên, các mức giá tròn được tìm thấy gần nhất với 3 Vường kháng cự ở trên giá thị trường hiện tại biểu đồ. Thực tế chúng đã hình thành ở trên mức giá thị trường hiện tại có nghĩa là các vùng Kháng cự phải được tìm thấy ở đây.
Hình trên cho thấy các vùng Kháng cự cũng thường được hình ở mức giá tròn như các vùng Hỗ trợ.
3. Cách xác định Kháng cự mạnh
Quan sát trên biểu đồ giao dịch, chúng ta thấy có rất nhiều các vùng Kháng cự khác nhau. Vì vậy, việc nhận biết đâu là vùng Kháng cự mạnh giúp các nhà giao dịch đưa ra những quyết định tham gia thị trường tốt hơn.
Dưới đây là một số quan điểm cá nhân của tôi về cách xác định độ mạnh của các vùng Kháng cự. Chúng ta cùng tham khảo cách xác định khi đầu thị trường đang đầu xu hướng:
- Vùng Kháng cự mạnh: Là vùng có đỉnh rõ ràng, dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ, và thường cách xa mức giá thị trường hiện tại nhất.
- Vùng Kháng cự trung bình: Là vùng Kháng cự nằm ở khu vực giữa biểu đồ mà chúng ta quan sát được, đó là những vùng Kháng cự không quá rõ ràng, nhưng cũng không quá khó để nhận biết ra.
- Vùng Kháng cự yếu: Là những vùng gần với đường giá thị trường hiện tại nhất, do khi đó thị trường dường như mới đầu sóng nên khả năng phá vỡ vùng Kháng cự là rất cao.
Việc xác định độ mạnh yếu của vùng Kháng cự cũng phụ thuộc khá nhiều vào sóng hiện tại, chúng ta cần biết cách nhìn nhận xem sóng đó mới bắt đầu, hay sóng đó đã đi một khoảng thời gian rồi chưa có điều chỉnh.
Tất cả những yếu tố đó giúp chúng ta đưa ra quyết định là vùng Kháng cự đó mạnh, trung bình hay yếu.
Cùng theo dõi một số ví dụ dưới đây:
Trong một bối cảnh thị trường khác, độ mạnh yếu của vùng Kháng cự sẽ được xác định thế nào?
Thật ra việc xác định độ mạnh yếu của vùng Kháng cự còn phụ thuộc vào việc chúng ta sử dụng thêm các công cụ nào nữa hay không? Việc hợp lưu của nhiều yếu tố Kháng cự ở cùng một vùng giá cũng là tiêu chí đánh giá độ mạnh hay yếu của vùng Kháng cự đó.
Ví dụ: Hợp lưu với đường xu hướng và vùng Kháng cự mạnh, D1, GBPUSD
Chúng ta hoàn toàn kết hợp thêm những công cụ khác như đường trung bình động MA, Fibonacci, Mây Ichimoku…để chúng ta tìm ra vùng Kháng cự mạnh.
Kết luận
Một số nhà giao dịch theo Price Action có kinh nghiệm khi đọc bài viết này sẽ cho rằng phương pháp vẽ đường hỗ trợ và kháng cự này khá dài.
Tuy nhiên, phương pháp này sẽ trở thành một quy trình nhanh hơn nhiều khi bạn đã quen với việc thực hiện nó một vài lần. Sau một thời gian, bạn sẽ có thể thấy vị trí của các điểm đảo chiều và mức giá tròn gần nhất mà không cần phải đánh dấu chúng trên biểu đồ của mình.
Điều này sẽ cho phép bạn xác định vị trí của các đường hỗ trợ và kháng cự nhanh hơn nhiều so với việc bạn phải tuân thủ theo tất cả các bước trong bài viết này.
Xem trọn bộ về kiến thức HỖ TRỢ KHÁNG CỰ tại đây.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về việc vẽ hoặc xác định các đường hỗ trợ và kháng cự bằng phương pháp trong bài viết này, vui lòng để lại chúng trong phần bình luận bên dưới.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.