Mô hình nến PinBar Price Action
Cái đuôi của Pinbar cho thấy một sự từ chối giá rất mạnh
Chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về các mẫu hình Price Action quan trọng mà bất kỳ nhà giao dịch (Trader) theo phương pháp Price Action nào cũng cần phải biết. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn nắm rõ về cách sử dụng nến Pinbar.
» Bài 11: Mô hình nến Inside Bar và Outside Bar Price Action
Quan trọng là các bạn phải hiểu được diễn biến trong mỗi mẫu hình nến, chứ không phải thuộc lòng một cách máy móc.
Mô hình nến Pinbar – Pinocchio Bar
Pinbar là cây nến được rất nhiều nhà giao dịch (Trader) theo phương pháp Price Action nổi tiếng trên thế giới tin dùng.
Pinbar mô phỏng lại cái mũi dài của cậu bé người gỗ Pinocchio. Nó có 1 cái đuôi dài, càng dài thì càng gọi là Pinbar tốt. Đuôi còn lại của Pinbar phải gần với phần thân nến, càng gần càng tốt.
- Đối với Pinbar tăng giá (Bullish Pinbar), đuôi dưới chiếm phần lớn chiều dài nến.
- Đối với Pinbar giảm giá (Bearish Pinbar), đuôi trên chiếm phần lớn chiều dài nến.
Cái đuôi của Pinbar cho thấy một sự từ chối giá rất mạnh. Khi hình thành cái đuôi này, giá đã tạm thời phá được một vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, nhưng lực mua lên hoặc bán xuống đã mạnh hơn và đủ sức đẩy cây nến đóng cửa về phía còn lại.
Chiến lược giao dịch mô hình nến Pinbar
- Buy khi phần đầu của Bullish Pinbar bị phá vỡ lên
- Sell khi phần đầu của Bearish Pinbar bị phá vỡ xuống
Xét ví dụ biểu đồ GBPUSD, D1 bên dưới. Tại vùng hỗ trợ, cây nến Pinbar rút chân và đóng cửa với mức giá trên vùng hỗ trợ cho thấy giá đã phản ứng tại vùng này và có thể đảo chiều. Vì vậy, chúng ta đặt lệnh Mua khi giá phá qua phần đầu cây nến Pinbar.
Tương tự đối với vùng kháng cự, xuất hiện nến Pinbar (trong trường hợp này là Bearish Pinbar). Khi giá phá qua phần đầu của nến Pinbar, chúng ta đặt lệnh Bán. Kết quả là chúng ta có thể đạt được lợi nhuận mong muốn. Giá đảo chiều thành xu hướng giảm.
Trên đây chỉ là kiến thức cơ bản về cách nhận biết và giao dịch khi gặp Pinbar, tuy nhiên trên thực tế ta cần nhiều điều kiện hơn mới có thể không bị thua lỗ. Rất nhiều trường hợp giá hình thành Pinbar nhưng lại không hề đảo chiều như trường hợp sau đây. Tại vùng hỗ trợ, xuất hiện cây nến Pinbar.
Tuy nhiên giá không hướng lên trên như chúng ta nghĩ mà giá đã phá vỡ vùng hỗ trợ. Xu hướng tiếp tục giảm.
Vì thế khi giao dịch với nến Pinbar, để chắc chắn, chúng ta có thể chờ đợi giá đóng cửa của cây nến tiếp theo thực sự phá vỡ phần đầu của cây nến Pinbar (phía trên đối với cây nến Bullish Pinbar và phía dưới với cây nến Bearish Pinbar) thì chúng ta mới vào lệnh để hạn chế rủi ro.
Mời bạn đón xem những bài học tiếp theo của chúng tôi.
» Bài 13: Mô hình Nến Đuối Sức (Exhaustion Bar) Price Action
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.