Mô hình giá Hình Chữ Nhật
Nếu hai đường ngang bao quanh một mức thoái lui thì đó là mô hình giá Hình chữ nhật
Tiếp nối các bài học về mô hình giá, bài học này chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu mô hình giá rất quan trọng trong các mô hình giá đó là mô hình giá Hình Chữ Nhật. Mời bạn cùng theo dõi!
» Bài 4: Mô hình giá Cái Nêm – Wedge
Mô hình giá Hình Chữ Nhật (Rectangle) là gì?
Mô hình giá Hình Chữ Nhật còn được gọi là phạm vi giao dịch (Trading range). Nó thể hiện một giai đoạn bình ổn của thị trường. Đây là một mô hình lưỡng tính. Bạn có thể phân biệt điều này nếu việc nó mang tính tiếp diễn hay đảo chiều phụ thuộc vào vị trí của nó trong một xu hướng và thời gian cần thiết để hình thành nó.
Nếu hai đường ngang bao quanh một mức thoái lui thì đó là mô hình giá Hình Chữ Nhật. Cả hai mô hình Hình Chữ Nhật tăng và giảm đều trông giống nhau. Tuy nhiên, chúng xuất hiện trong bối cảnh xu hướng khác nhau.
Một mô hình giá Hình Chữ Nhật (Rectangle) biểu thị hành động đi ngang. Khi thị trường bước vào giai đoạn tắc nghẽn (sideway), nó có khả năng bùng phát theo hướng của xu hướng trước đó.
Tín hiệu giao dịch mô hình giá Hình Chữ Nhật (Rectangle)
Hãy nhớ rằng chúng ta cần xác định trước xu hướng trước khi hình thành mô hình Hình Chữ Nhật là xu hướng tăng hay xu hướng giảm. Từ đó có thể xác định được đâu là mô hình giá Hình Chữ Nhật tăng, đâu là mô hình giá Hình Chữ Nhật giảm.
Đối với một mô hình giá Hình Chữ Nhật tăng, xu hướng trước đó là xu hướng tăng, Mua:
- Khi thoát ra khỏi đường kháng cự.
- Khi điều chỉnh (pullback) về đường kháng cự (hiện đóng vai trò hỗ trợ) sau khi thoát ra.
Trong biểu đồ EURUSD bên dưới, xu hướng đi lên được khôi phục sau khi mô hình giá Hình Chữ Nhật được tạo thành. Chúng ta sẽ chờ đợi giá phá qua đường Kháng cự và đặt lệnh Mua. Mục tiêu lợi nhuận chính bằng chiều cao của hình chữ nhật. Mô hình giá Hình Chữ Nhật có thể bị nhầm với một loại mô hình giá khác. Trong trường hợp này, mô hình chữ nhật là mô hình tiếp diễn xu hướng tăng trước đó.
Nếu đường giá phá xuống bên dưới thì khi đó nó lại là mô hình giá đảo chiều. Cho nên chúng ta cần phải cẩn thận quan sát và chờ đợi. Không phải lúc nào mô hình giá Hình Chữ Nhật xuất hiện thì giá sẽ tiếp diễn xu hướng trước đó. Dưới đây là một trường hợp khi giá phá vỡ xuống dưới đường hỗ trợ, xu hướng đã đảo chiều thành xu hướng giảm.
Đối với một mô hình giá Hình Chữ Nhật giảm, Bán:
- Khi thoát ra khỏi đường hỗ trợ.
- Khi pullback về đường hỗ trợ (hiện đóng vai trò kháng cự) sau khi thoát ra.
Ngược lại với mô hình giá tăng, mô hình giá Hình Chữ Nhật giảm sẽ phá vỡ đường hỗ trợ dưới, lúc này chúng ta đặt lệnh Bán. Đối với mục tiêu lợi nhuận, chúng ta đo chiều cao của Hình Chữ Nhật và đặt mục tiêu thoát lệnh chính bằng khoảng cách đó.
Đặc điểm của mô hình giá Hình Chữ Nhật
- Có hai đường chặn mạnh. Chính là đường kháng cự (resistance) bên trên và đường hỗ trợ (support) bên dưới.
- Hãy mở trạng thái giao dịch tại thời điểm phá vỡ. Mục tiêu giá là chiều cao của hình chữ nhật. Hãy đặt mức cắt lỗ của bạn thấp hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn đang mua vào) hoặc cao hơn ngưỡng chặn mạnh (nếu bạn đang bán ra).
- Khối lượng giao dịch (Volume) sẽ tăng khi giá vượt ra khỏi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
Đây là mô hình cũng rất thường xuyên xuất hiện trên các biểu đồ giao dịch. Bạn có thể nghiên cứu tham khảo để có thể giao dịch tốt hơn khi nó xuất hiện.
» Bài 6: Mô hình giá Tam giác – Triangle
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm kiến thức từ trang TRADERPTKT.COM. Đây là trang có đầy đủ các kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao.